MỤC TIÊU
1.1/ Kiến thức
- Học sinh biết: Mục đích của việc sử dụng biểu đồ
- Học sinh hiểu: Một số dạng biểu đồ thông dụng
1.2/Kỹ năng
- Thực hiện được: Các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu
- Thực hiện thành thạo: Cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo ra
1.3/ Thái độ
- Thói quen: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
- Tính cách: Chăm chỉ cần cù và sáng tạo trong học tập
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 28 - Tiết 54 - Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28 - Tiết: 54
Ngày dạy:
Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
1. MỤC TIÊU
1.1/ Kiến thức
- Học sinh biết: Mục đích của việc sử dụng biểu đồ
- Học sinh hiểu: Một số dạng biểu đồ thông dụng
1.2/Kỹ năng
- Thực hiện được: Các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu
- Thực hiện thành thạo: Cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo ra
1.3/ Thái độ
- Thói quen: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
- Tính cách: Chăm chỉ cần cù và sáng tạo trong học tập
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Chọn các chức năng khác của phần mềm Toolkit Math
-Thực hành
3. CHUẨN BỊ
3.1/ Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu
3.2/ Học sinh
- Xem trước bài mới
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện
7.1: ....................... 7.2:.................... 7.3:........................
4.2/ Kiểm tra miệng:
Câu 1:(Câu hỏi bài cũ) Em hãy nêu các câu lệnh để tính toán trong phần mềm Toolkit Math mà các em đã được học và chức năng của nó?(7đ)
Câu 2 :(Câu hỏi bài mới) Biểu đồ có 1 số dạng phổ biến nào?(3đ)
Đáp án:
Câu 1: Các câu lệnh để tính toán trong phần mềm Toolkit Math:
Simplify: tính giá trị biểu thức đại số
Plot: Lệnh vẽ đồ thị trực tiếp từ 1 biểu thức đại số
Expand: để thực hiện các phép toán trên đơn thức và đa thức
Solve: để tìm nghiệm của phương trình đại số
Lệnh định nghĩa các hàm số
Graph: lệnh vẽ đồ thị theo các hàm số đã được định nghĩa
Câu 2: Một số dạng biểu đồ:
-Biểu đồ cột
-Biểu đồ đường gấp khúc
-Biểu đồ hình tròn
3/ Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*Hoạt động 1: Minh họa số liệu bằng biểu đồ(8p’)
*Mục tiêu:
-Kiến thức: Mục đích của việc sử dụng biểu đồ
Gv: Đưa ra bảng dữ liệu học sinh giỏi của các lớp trong khối 7:
Hs: Quan sát bảng dữ liệu.
Gv: Em hãy so sánh số lượng học sinh Giỏi của các lớp trong khối 7
Hs: Quan sát trả lời.
Gv: Đặt vấn đề bảng dữ liệu có nhiều hàng và nhiều cột. Việc so sánh còn dễ dàng không?
Hs: Trả lời.
Gv: Cho học sinh quan sát biểu đồ.
Cùng một bảng dữ liệu nhưng được thể hiện dưới 2 dạng khác nhau em thấy dạng nào trực quan hơn và dễ đưa ra nhận xét hơn?
Hs: Suy nghĩ trả lời.
Gv: Vậy một em cho thầy biết việc minh họa số liệu bằng biểu đồ có ý nghĩa gì?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
Gv: Chính xác hóa.
Hs: Ghi bài.
*Hoạt động 2: Một số dạng biểu đồ(5p’)
*Mục tiêu:
-Kiến thức: Một số dạng biểu đồ thông dụng
Một số dạng biểu đồ thông dụng
Gv: Trong môn địa lý các em hay gặp những loại biểu đồ nào?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
Gv: Chính xác hóa lại 3 dạng biểu đồ thường hay gặp.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Hãy cho biết khi nào thì chúng ta sử dụng dạng biểu đồ hình cột?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
Gv: Vậy khi nào chúng ta sử dụng dạng biểu đồ đường gấp khúc? Biểu đồ hình tròn?
Hs: Suy nghĩ và lần lượt trả lời
Gv: Chính xác hóa và cho hs ghi bài.
*Hoạt động 3: Tạo biểu đồ(22p’)
*Mục tiêu:
-Kĩ năng: Thực hiện được các bước tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu
Gv: Các em nghiên cứu sách giáo khoa và cho cô biết để tạo một biểu đồ từ dữ liệu trên trang tính ta phải làm như thế nào?
Hs: Nghiên cứu sách và lên thực hiện tạo biểu đồ.
Gv: Bạn đã làm như thế nào để tạo biểu đồ?
Hs: Trả lời các bước thực hiện việc tạo biểu đồ.
Gv: Chính xác hóa các bước thực hiện, cho học sinh ghi bài.
Hs: Ghi bài.
Gv: Gọi em khác lên thực hiện lại cho cả lớp quan sát.
Hs: Cả lớp quan sát bạn thực hiện.
a. Chọn dạng biểu đồ:
Gv: Đó là những bước cơ bản để tạo biểu đồ. Giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể từng bước . Trước hết là chọn dạng biểu đồ.
Dựa vào sách giáo khoa, các em cho thầy biết các thao tác để chọn 1 dạng biểu đồ?
Hs: Nghiên cứu và trả lời các bước thực hiện.
Gv: Gọi học sinh khác lên thực hiện thao tác.
Hs: Lên thực hiện thao tác.
Gv: Chính xác hóa và cho học sinh ghi bài.
Hs: Ghi bài.
Gv: Gọi học sinh lên thực hiện tạo với dạng biểu đồ khác.
Hs: Lên thực hiện
Gv: Em hãy quan sát 2 biểu đồ các bạn vừa tạo ra. Cho nhận xét về kiểu biểu đồ phù hợp?
Hs: Quan sát và trả lời
Gv: Chính xác hóa.
1. Minh họa số liệu bằng biểu đồ:
à Minh hoạ dữ liệu bằng biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan, giúp em dễ so sánh số liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của các số liệu.
2. Một số dạng biểu đồ:
Một vài dạng biểu đồ phổ biến nhất hiện nay:
Biểu đồ cột : Rất thích hợp với so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
Biểu đồ đường gấp khúc
Dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
Biểu đồ hình tròn: : Thích hợp để
mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
3. Tạo biểu đồ
Để tạo biểu đồ từ dữ liệu trên trang tính, ta thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: Chọn một ô trong miền dữ liệu cần tạo biểu đồ.
Bước 2: Nháy nút Chart Wizard trên thanh công cụ -> xuất hiện hộp thoại Chart Wizart.
Bước 3: Nháy nút Next liên tiếp trên các hộp thoại và nháy nút Finish trên hộp thoại cuối cùng (khi nút Next bị mờ đi).
Quá trình chọn biểu đồ được thực hiện như sau:
1. Chọn nhóm biểu đồ trong ô Chart – Type:
+ Column: Biểu đồ cột.
+ Line: Biểu đồ đường gấp khúc.
+ Pie: Biểu đồ hình tròn.
2. Chọn biểu đồ trong nhóm (Chart Sub - Type).
3. Nhấn Next để chuyển sang bước tiếp theo.
4.4 Tổng kết
-GV nhấn mạnh lại những nôin dung cần chú ý cảu bài học
-Gv đưa ra 1 số dạng dữ liệu và gọi HS lên máy thực hiện
4.5 Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học ở tiết này:
+Học bài và làm BT 1,2,3,4 SGK
- Chuẩn bị bài mới: Xem phần còn lại của bài. Tìm hiểu muốn thay đổi vị trí của biểu đồ ta làm như thế nào?
5. PHỤ LỤC :
- Máy tính, máy chiếu
File đính kèm:
- Trinh bay du lieu bang bieu do(1).doc