. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
* Hoạt động: - Học sinh biết vận dụng các kiến thức toán học, các công cụ của phần mềm để giải quyết các bài tập sách giáo khoa.
- Học sinh hiểu yêu cầu bài toán, hiểu các công cụ đã được học có trong phần mềm để sử dụng một cách linh hoạt vào giải quyết các bài tập. .
1.2 Kĩ năng:
• Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc vận dụng các kiến thức toán học,
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 25 - Tiết 48: Học vẽ hình với phần mềm geogebra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 - Tiết 48
Ngày dạy: 17/02/2014
HỌC VẼ HÌNH
VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
* Hoạt động: - Học sinh biết vận dụng các kiến thức toán học, các công cụ của phần mềm để giải quyết các bài tập sách giáo khoa.
- Học sinh hiểu yêu cầu bài toán, hiểu các công cụ đã được học có trong phần mềm để sử dụng một cách linh hoạt vào giải quyết các bài tập. .
Kĩ năng:
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc vận dụng các kiến thức toán học, các công cụ của phần mềm để giải quyết các bài tập sách giáo khoa.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc vận dụng các kiến thức toán học, các công cụ của phần mềm để giải quyết các bài tập sách giáo khoa.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học.
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các bài tập
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy. Phần mềm Geogebra hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (1 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng:
Lòng trong tiết thực hành
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bài tập 6: Vẽ hình thoi. (7 phút)
Gv: Các tính chất của hình thoi: Các góc đối nhau bằng nhau; hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường; hai đường chéo là các đường phân giác của các góc.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Thầy có trước cạnh AB và đường thẳng b đi qua A. Sử dụng các công cụ thích hợp để dựng các đỉnh C,D của hình thoi?
Hs: Suy nghĩ, trả lời.
Gv: Chính xác hóa các bước vẽ hình thoi.
Hs: Thực hành vẽ hình thoi trên máy tính.
Bài tập 7: Vẽ hình vuông.(10 phút)
Gv: Thầy có một cạnh AB cho trước. Thầy muốn vẽ hình vuông ABCD thì phải làm thế nào?
Hs: Suy nghĩ và Trả lời.
Gv: Chính xác hóa các bước vẽ hình thoi. Yêu cầu học sinh xác định các công cụ cần thiết để vẽ hình vuông.
Hs: Xác định các công cụ cần thiết.
Thực hành vẽ hình vuông trên máy tính.
Gv: Xem, hướng dẫn những bạn chưa thực hiện được.
Bài tập 8: Vẽ tam giác đều(10 phút).
Gv: Để vẽ hình tam giác đều khi biết trước 1 cạnh ta phải làm như thế nào?
Hs: Suy nghĩ và trả lời
Gv: Chính xác hóa các công cụ cần thiết và các thao tác thực hiện.
Hs: Thực hành vẽ tam giác đều trên máy tính.
Gv: Xem, hướng dẫn những bạn chưa thực hiện được.
Bài tập 9: Vẽ hình đối xứng qua trục (7 phút)
Gv: Cho một hình và một đường thẳng trên mặt phẳng. hãy dựng hình mới là đối xứng của hình đã cho qua trục là đường thẳng trên. Thì chúng ta sử dụng công cụ nào?
Hs: Trả lời và thực hành trên máy.
Gv: Chính xác hóa..
Hs: Cả lớp thực hành.
Gv: Xem, hướng dẫn những bạn chưa thực hiện được.
Bài tập 10: Vẽ hình đối xứng qua tâm:( 5 phút)
Gv: Cho trước một hình và một điểm O hãy dựng hình mới đối xứng qua tâm O của hình đã cho. Chúng ta sử dụng công cụ gì?
Hs: Trả lời và thực hành trên máy.
Gv: Chính xác hóa..
Hs: Cả lớp thực hành.
Gv: Xem, hướng dẫn những bạn chưa thực hiện được.
Bài tập 6: Vẽ hình thoi.
Để vẽ hình thoi ABCD. Ta sử dụng các công cụ: , , , .
Các bước để vẽ hình thoi.
Bước 1: Vẽ điểm B’ đối xứng qua đường thẳng b.
Bước 2: Vẽ đoạn thẳng BB’.
Bước 3: Vẽ điểm A’ đối xứng A qua BB’.
Bước 4: Nối các đoạn thẳng AB’, BA’, A’B.
Bước 5: Ẩn các đoạn thẳng trung gian và đổi tên đối tượng.
Bài tập 7: Vẽ hình vuông.
Để vẽ hình vuông ABCD. Ta sử dụng các công cụ:
, , , , , .
Các bước vẽ hình vuông.
Bước 1. Dựng đường thẳng b vuông gốc với AB và đi qua điểm A.
Bước 2. Dựng đường thẳng c vuông gốc với AB và đi qua điểm B.
Bước 3. Vẽ đường tròn tâm B bán kính AB.
Bước 4. Giao điểm của đường thẳng c và đường tròn tâm B là điểm C.
Bước 5. Vẽ đường thẳng e song song với đoạn thẳng AB đi qua điểm C.
Bước 6. Giao điểm của đường thẳng e và đường thẳng b là điểm D.
Bước 7. Ẩn các đối tượng trung gian và nối các đỉnh lại với nhau; ta được hình vuông ABCD.
Bài tập 8: Vẽ tam giác đều.
Để vẽ tam giác đều ABC. Ta sử dụng các công cụ:
, ,
Các bước vẽ tam giác đều:
Bước 1. Dựng đường tròn tâm A bán kính AB.
Bước 2. Dựng đường tròn tâm B bán kính AB.
Bước 3. C là giao điểm của 2 đường tròn.
Bước 4. Ẩn các đối tượng trung gian.
Bước 5. Vẽ đoạn thẳng AC,BC.
Bài tập 9: Vẽ hình đối xứng qua trục
Để vẽ hình đối xứng qua trục. Ta sử dụng các công cụ:
Các bước thực hiện.
Bước 1: Chọn công cụ để đối xứng các điểm qua đường thẳng.
Bươc 2: Nối các điểm đó thành hình.
Bài tập 10: Vẽ hình đối xứng qua tâm:
Để vẽ hình đối xứng qua điếm. Ta sử dụng các công cụ:
Các bước thực hiện.
Bước 1: Vẽ một hình bất kỳ.
Bươc 2: Vẽ điểm
Bước 3: Chọn công cụ để đối xứng các điểm qua điểm.
Bước 4: Nối các điểm đó thành hình.
Tổng kết. (2 phút)
- Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành
- Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành.
Hướng dẫn học tập. (3 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay.
- Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện).
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước và tìm hiểu bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước. Tìm hiểu hoạt động lặp với số lần chưa biết trước qua sơ đồ khối hình 39 Sgk.
5. PHỤ LỤC.
----------&----------
File đính kèm:
- Tiet 48.doc