Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (TT)

1. Kiến thức:

- Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.

- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khóa.

- Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được từ khóa và tên.

- Nêu lên được cấu trúc của một chương trình

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (TT), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 27/08/2010 Tiết: 4 BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (TT) Mục tiêu Kiến thức: Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định. Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khóa. Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân. Kĩ năng: Nhận biết được từ khóa và tên. Nêu lên được cấu trúc của một chương trình Thái độ: - Học sinh nghiêm túc trong giờ học. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài. Phương pháp: - Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Hãy cho biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình. Đáp án: Ngôn ngữ lập trình gồm có bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình và quy tắc viết các lệnh tạo thành 1 chương trình hoàn chỉnh, thực hiện được trên máy tính. Trong đó: + Bảng chữ cái gồm: các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác: +, -, *, /, dấu nháy đơn, dấu đóng mở ngoặc. + Các quy tắc: quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thế nào là từ khóa, thế nào là tên trong 1 chương trình? GV: Quan sát ví dụ 1, các em thấy có các từ được viết đầu dòng khác màu với các từ khác, những từ này được gọi là các từ khóa. Các từ khóa này được quy định tùy theo mỗi ngôn ngữ lập trình. Mỗi từ khóa có một chức năng riêng do ngôn ngữ lập trình quy định, chúng ta không sử dụng từ khóa vào bất kì mục đích nào ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình đặt ra. Ví dụ: từ khóa Program là từ khóa dùng để đặt tên chương trình, từ khóa uses khai báo thư viện, begin..end thông báo điểm bắt đầu và kết thúc phần thân chương trình. Nói dễ hiểu hơn từ khóa của chương trình cũng giống như các chức danh của ban cán sự trong lớp chúng ta như: lớp trưởng là từ dùng để chỉ 1 học sinh trong lớp làm nhiệm vụ thay mặt cô giáo chủ nhiệm quản lí tình hình lớp, không có bạn nào khác trong lớp được gọi là lớp trưởng trong cùng 1 thời điểm hoặc chức danh lớp phó học tập dùng để chỉ 1 học sinh làm nhiệm vụ theo dõi tình hình học tập của các bạn trong lớp chúng ta có thể gọi HS thay mặt cô chủ nhiệm quản lí lớp là lớp phó học tập hay ngược lại được không? HS: Không được. GV: Tương tự như vậy, từ khóa trong ngôn ngữ lập trình cũng được sử dụng theo đúng mục đích mà ngôn ngữ lập trình đã quy định ta không thể sử dụng từ này với mục đích khác ngoài mục đích đã được định sẵn. Ví dụ từ khóa Program dùng để khai báo tên chương trình, chúng ta không thể dùng từ khóa uses để khai báo tên chương trình thay cho từ khóa Program được. GV: Muốn giải phương trình bậc 2 chúng ta phải tính cái gì đầu tiên? HS: delta. GV: Phương trình bậc 2 có tối đa bao nhiêu nghiệm? HS: Tối đa 2 nghiệm. GV: Các nghiệm của phương trình bậc 2, delta được gọi là các đại lượng cần sử dụng trong chương trình. Chúng ta muốn thông báo cho chương trình biết các đại lượng chúng ta cần sử dụng thì ta phải đặt tên tương ứng với từng đại lượng. Cô sẽ lần lượt đặt tên cho 3 đại lượng của chúng ta là: delta, x1, x2. Các em hãy cho biết tên được dùng trong chương trình do ai đặt ra? HS: Người lập trình. GV: Để phân biệt được các đại lượng khác nhau ta phải đặt tên như thế nào cho các đại lượng đó? HS: Các đại lượng khác nhau thì phải dùng tên khác nhau. GV: Chúng ta có thể đặt tên cho một đại lượng nào đó là: begin, program được không? HS: không vì các tên đó đã trùng với từ khóa. GV: Nguyên tắc cuối cùng cần lưu ý khi đặt tên cho các đại lượng được sử dụng trong chương trình là: tên không bắt đầu bằng chữ số, không được chứa dấu cách. HS: lắng nghe, ghi bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc chung của một chương trình. GV: Muốn biết cấu trúc chung của một chương trình gồm có những thành phần nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua phần 4. Cho học sinh quan sát hình 7, chỉ rõ cho học sinh cấu trúc chung của chương trình. Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm: Phần khai báo gồm các câu lệnh: + Khai báo tên chương trình. + Khai báo các thư viện và một số khai báo khác. Phần thân của chương trình là phần bắt buộc gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Phần khai báo có thể có hoặc không. Nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thân của chương trình. Hoạt động 3: Lấy ví dụ về một ngôn ngữ lập trình cụ thể. GV: Ngày nay có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình, trong chương trình học chúng ta sẽ được học ngôn ngữ lập trình Pascal và môi trường lập trình chúng ta sẽ thường xuyên làm việc đó là Turbo Pascal. Muốn viết một chương trình máy tính trong môi trường lập trình Turbo Pascal chúng ta phải thực hiện các bước như thế nào chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi đó sau khi học xong phần 5. Cho học sinh quan sát hình 8, hình 9, hình 10 và cho học sinh biết cụ thể các bước để viết chương trình hoàn chỉnh trong môi trường lập trình Turbo Pascal là: Khi khởi động phần mềm Turbo Pascal, cửa sổ soạn thảo chương trình như hình 8. Ta có thể sử dụng bàn phím để soạn thảo chương trình tương tự như soạn thảo văn bản với Word. Sau khi đã soạn thảo xong, nhấn phím Alt+F9 để kiểm tra lỗi chính tả và cú pháp của lệnh (dịch). Nếu đã hết lỗi chính tả, màn hình có dạng như hình 9 dưới đây sẽ xuất hiện. Để chạy chương trình, ta nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9. Trên cửa sổ kết quả của chương trình sẽ hiện ra dòng chữ "Chao Cac Ban" như hình Từ khóa và tên: Từ khóa là các từ mà ngôn ngữ lập trình đã quy định dùng với ý nghĩa, chức năng cố định. Ví dụ: Program, uses, begin, end. Tên do người lập trình đặt ra phải thỏa mãn các quy tắc sau: + Tên khác nhau tương ứng với các đại lượng khác nhau. + Tên không được trùng với các từ khóa. + Tên không bắt đầu bằng chữ số, không được chứa dấu cách. Cấu trúc chung của chương trình. Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm: Phần khai báo gồm các câu lệnh: + Khai báo tên chương trình. + Khai báo các thư viện và một số khai báo khác. Phần thân của chương trình là phần bắt buộc gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Lưu ý: Phần khai báo có thể có hoặc không. Nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thân của chương trình. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình. Các bước viết và chạy một chương trình trong môi trường lập trình Turbo Pascal: Sử dụng bàn phím để soạn thảo chương trình. Nhấn Alt, F9 để dịch và phát hiện lỗi của chương trình. Nhấn Ctrl, F9 để chạy chương trình. Củng Cố: Chỉ ra điểm khác nhau giữa từ khóa và tên. Cho biết cách đặt tên trong chương trình. Các thành phần chính trong cáu trúc của chương trình. Hướng dẫn về nhà: Về nhà học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, xem trước bài thực hành số 1. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docBÀI 2.lam quen voi chuong trinh va ngon ngu lap trinh(t2).doc
Giáo án liên quan