Bài giảng Tuần 2 - Tiết 3, 4 - Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin

MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

 - Biết được các dạng thông tin cơ bản.

 - Biết được khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.

1.2. Kỹ năng:

 - Hiểu được 3 dạng thông tin cơ bản.

1.3. Thái độ:

- Có ý thức tự gjác học tập bộ môn và nghiên cứu, tìm tòi, khám phá.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 2 - Tiết 3, 4 - Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Tiết: 3, 4 Ngày soạn: 09/08/2013 BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Biết được các dạng thông tin cơ bản. - Biết được khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính. 1.2. Kỹ năng: - Hiểu được 3 dạng thông tin cơ bản. 1.3. Thái độ: Có ý thức tự gjác học tập bộ môn và nghiên cứu, tìm tòi, khám phá. 2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 2.1. Chuẩn bị của GV: - TBDH: Tranh ảnh. - Học liệu: SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của HS: SGK. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định lớp: (2 phút) Kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: HS1: Hãy nêu nhiệm vụ chính của tin học. Đáp án: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. Tiến hành bài học: TIẾT 1: * Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản (20’) a. Phương pháp giảng dạy: Diễn giải, vấn đáp. b. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV giới thiệu: Bài trước các em đã nắm khái niệm về thông tin. Thông tin xung quanh em rất đa dạng. Máy tính trong vai trò là công cụ giúp con người trong các hoạt động thông tin. Vậy các máy tính thông dụng hiện nay tiếp nhận và xử lí được những loại thông tin nào. Bài hôm nay sẽ giúp các em giải quyết những thắc mắt này. GV tổ chức trò chơi giống “tam sao thất bản”. Gồm 2 đội mỗi đội 3 HS GV phổ biến luật chơi: GV viết vào tờ giấy từ “ngôi nhà” đưa cho HS1 y/c em vẽ hình tương ứng với nội dung em nhìn thấy vào tờ giấy khác (giữ bí mật tờ giấy em nhìn thấy) đưa giấy em vẽ cho HS2. HS2 nói cho HS3 biết trong giấy vẽ gì. HS3 viết lại thành chữ điều mình nghe được. GV cho cả lớp so sánh từ trong giấy mà GV đưa ra với từ trên bảng. Công bố đội thắng cuộc GV:Từ ngôi nhà chính là thông tin mà 3 bạn cùng tiếp nhận: GV: Thông tin mà bạn thứ nhất tiếp nhận ở dạng nào? GV: Thông tin mà bạn thứ hai tiếp nhận ở dạng nào? GV: Thông tin mà bạn thứ ba tiếp nhận ở dạng nào? GV: Đó cũng chính là 3 dạng thông tin mà hiện nay các máy tính có thể tiếp nhận và xử lí được. Gọi HS nhắc lại 3 dạng thông tin cơ bản đó. GV kết lại ghi bảng và cho HS ghi vào vở: Em nào có thể cho vd thông tin dạng văn bản: GV nhận xét và đưa thêm 1 số vd: bảng nội qui HS, danh sách lớp, bảng hiệu của các cửa hàng.. GV: Thế nào thông tin dạng văn bản? GV kết lại, ghi bảng: GV còn thông tin dạng hình ảnh chính là những hình ảnh hay hình vẽ để minh họa. Gọi HS cho vd: GV nhận xét, ghi bảng: GV: Thế nào là thông tin dạng âm thanh? GV nhận xét, ghi bảng: Gọi HS cho vd: GV nhận xét các vd: GV: Ngoài 3 dạng thông tin đã trình bày thì ta còn có các dạng thông tin khác như thông tin khoa học, thông tin thẩm mĩ, thông tin đại chúng về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học thường thức. Nhưng máy tính chỉ tiếp nhận và xử lí được 3 dạng thông tin cơ bản nêu trên. HS tham gia trò chơi. HS lắng nghe. HS nhận xét: Công bố đội thắng cuộc. HS: Dạng chữ viết. HS: Dạng hình ảnh. HS: Dạng âm thanh. HS lắng nghe. HS: Dạng chữ viết, hình ảnh, âm thanh. HS ghi bài. HS: SGK, báo HS: Thông tin dạng văn bản là những gì được ghi lại bằng chữ. HS ghi bài. HS lắng nghe: HS cho vd: ảnh Bác, tranh vẽ làng quê HS ghi bài. HS: Là những gì ta nghe được. HS ghi bài. Tiếng còi xe, tiếng chó sủa, tiếng đàn, tiếng chim hót,.. HS lắng nghe: 1. Các dạng thông tin cơ bản: Các dạng thông tin cơ bản gồm 3 dạng: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh. a/Dạng văn bản Thông tin dạng văn bản là những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay kí hiệu trong sách vỡ, báo chí... b/ Dạng hình ảnh. Thông tin dạng hình ảnh chính là những hình ảnh hay hình vẽ để minh họa. c/ Dạng âm thanh Thông tin dạng âm thanh là thông tin mà ta nghe được.. Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin (15 phút) a. Phương pháp giảng dạy: Quan sát, hướng dẫn. b. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV: Ngoài các cách thể hiện thông tin như bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh, thông tin còn có thể biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau: Vd như: Người nguyên thủy dùng các viên sỏi để chỉ số lượng các con thú săn được, người khiếm thính dùng nét mặt kết hợp với cử chỉ của bàn tay để thể hiện những điều muốn nói. GV: Hãy cho vd về cách biểu diễn thông tin? GV: Thế nào là biểu diễn thông tin? GV nhận xét, ghi bảng: GV: Biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào? GV nhận xét: Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng vì biểu diễn thông tin giúp cho việc tiếp nhận, truyền và quan trọng nhất là xử lí thông tin được dễ dàng, chính xác. GV cho HS ghi bài HS lắng nghe. HS suy nghĩ cá nhân và cho vd: HS dựa vào SGK để trình bày: Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. HS ghi bài. HS: Rất quan trọng vì nó giúp cho việc tiếp nhận thông tin dễ dàng. HS ghi bài. 2/ Biểu diễn thông tin a. Biểu diễn thông tin: Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. b. Vai trò của biểu diễn thông tin: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người. TIẾT 2: Hoạt động 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính. (30 phút) a. Phương pháp giảng dạy: Quan sát, hướng dẫn. b. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG KTBC: (8 phút) HS1: Hãy kể tên các dạng thông tin cơ bản. Cho vd. Đáp án: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh. HS 2: Thế nào là biểu diễn thông tin. Đáp án: Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. GV vào bài mới. Hoạt động thông tin của máy phải diễn ra như thế nào để máy tính có thể xử lí thông tin giúp con người? GV để máy tính có thể xử lí thông tin thì thông tin lưu trữ trong máy tính phải được biểu diễn dưới dạng phù hợp. Chẳng hạn xét vd sau: Khi thi công sửa chữa đoạn đường hẹp để tránh ùng tắc cũng như hạn chế lượng xe đi lại tại cùng một thời điểm tại 2 đầu A và B của đoạn đường người ta dùng một đèn báo với qui ước: Đèn A Đèn B Yù nghĩa Bật Bật Được đi từ A B và B A Bật Tắt Chỉ được đi từ A B Tắt Bật Chỉ được đi từ B A Tắt Tắt Cấm đi lại Nếu qui ước trạng thái bật là 1 trạng thái tắt là 0 Dựa vào qui ước hãy ghi lại bảng ghi nhớ sau: Như vậy với 2 chữ số 1, 0 việc cho phép hay là cấm xe đi lại trên đoạn đường có thể biểu diễn dưới dạng các dãy số 11, 10, 01, 00. Đây cũng chính là cách thức mà các kĩ sư tin học qui ước để biểu diễn thông tin trong máy tính. Bởi vì máy tính cũng sử dụng nguồn điện giống như bóng đèn nên các mạch điện điều khiển máy tính cũng có 2 trạng thái đóng/ ngắt giống 2 trạng thái bật /tắt của bóng đèn. Vậy thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy các số 0 và 1 gọi là dãy bit. GV: Cho HS ghi bài. GV: Các em thấy rằng máy tính và con người hoạt động thông tin dưới các hình thức biểu diễn thông tin khác nhau (giống như 2 quốc gia nói 2 thứ tiếng khác nhau). GV: Vậy con người và máy tính muốn giao tiếp với nhau thì phải làm như thế nào? GV: Bộ phận làm nhiệm vụ phiên dịch đó chính là bộ phận biến đổi thông tin. Tức là thông tin dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh mà con người đưa vào máy sẽ được bộ phận này biến đổi thành dạng dãy bít rồi xử lí sau đó biến đổi ngược lại và cho ra màn hình để con người tiếp nhận. HS: Muốn xử lí thông tin máy tính cần phải tiếp nhận, rồi lưu trữ thông tin để xử lí. HS lắng nghe: HS quan sát: Đèn A Đèn B 1 1 1 0 0 1 0 0 HS ghi bài: HS: Con người và máy tính muốn giao tiếp với nhau thì phải có một bộ phận nào đó làm nhiệm vụ phiên dịch. HS lắng nghe. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính Để máy tính xử lí được thông tin thì thông tin cần phải được biểu diễn dưới dạng dãy bít chỉ gồm 2 kí hiệu 0 và 1. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: (10 phút) 4.1. Tổng kết: Câu hỏi 1: Nêu 3 dạng thông tin cơ bản. Câu hỏi 2: Tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit? Đáp án: Câu 1: Dạng văn bản, dạng âm thanh, dạng hình ảnh Câu 2: Vì máy tính chỉ xử lí và lưu trữ được thông tin ở dạng dãy bit. Hướng dẫn học tập: Học bài, xem trước bài mới. Tìm hiểu xem máy tính giúp ta những việc gì. Tiết học sau mang theo máy tính bỏ túi.

File đính kèm:

  • docBai 2 Thong tin va bieu dien thong tin.doc
Giáo án liên quan