Bài giảng Tuần 21 - Bài 14 - Tiết 39: Soạn thảo văn bản đơn giản

MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.

- HS biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo.

- HS hiểu được cách soạn thảo văn bản.

1.2. Kỹ năng:

- HS thành thạo các qui tắc soạn thảo văn bản bằng Word.

1.3. Thái độ:

- Ý thức tích cực trong học tập môn Tin học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 21 - Bài 14 - Tiết 39: Soạn thảo văn bản đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 21 Bài: 14 - Tiết: 39 Ngày dạy: 6/1/2014 SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết được các thành phần cơ bản của một văn bản. - HS biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo. - HS hiểu được cách soạn thảo văn bản. 1.2. Kỹ năng: - HS thành thạo các qui tắc soạn thảo văn bản bằng Word. 1.3. Thái độ: - Ý thức tích cực trong học tập môn Tin học. 2. TRỌNG TÂM: - Các thành phần của văn bản, con trỏ soạn thảo. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy 3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài soạn thảo văn bản đơn giản: - Các thành phần của văn bản, con trỏ soạn thảo. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: 6A2: 6A3: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Cách mở văn bản? (6đ) Các cách mở tệp văn bản đã có : - Cách1 : Nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ Standard. - Cách2 : Chọn lệnh File, rồi chọn lệnh Open hoặc (ấn Ctrl +O). Câu hỏi 2: Thực hành các thao tác trên. (4đ) 4.3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Nêu lại các kiến thức đã học và giới thiệu bài mới. GV: Giới thiệu bài học mới. HS: Chú ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần của văn bản. GV: Một văn bản bao gồm các phần nào? Hãy nêu các thành phần cơ bản đó. HS: Gồm: Kí tự, dòng, đoạn, trang. GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh. Hoạt động 3: Tìm hiểu con trỏ soạn thảo. GV: Hướng dẫn học sinh xác định vị trí con trỏ soạn thảo. HS: Quan sát và thực hành sử dụng máy tính với các thao tác trên. GV: Hướng dẫn học sinh cách di chuyển con trỏ soạn thảo. HS: Quan sát và thực hành sử dụng máy tính với các thao tác trên. GV: Hướng dẫn học sinh cách chèn kí tự vào văn bản. HS: Quan sát và thực hành sử dụng máy tính với các thao tác trên. Hoạt động 4: Thực hành. HS: Tất cả HS thực hành lại các thao tác đã học. GV: Quan sát và sửa sai cho HS. 1. Các thành phần của văn bản. - Văn bản và các thành phần cơ bản của văn bản bao gồm từ, câu và đoạn văn. Ngoài ra, khi soạn thảo văn bản trên máy tính em cần phân biệt: + Kí tự: Là các con chữ, số, kí hiệu, các kí tự được nhập từ bàn phím. + Dòng: Là tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải. Dòng có thể chứa các từ của nhiều câu. + Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau. Khi soạn thảo văn bản bằng Word, em nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản. + Trang: Phần văn bản trên một trang in được gọi là một trang văn bản. 2. Con trỏ soạn thảo. - Vị trí con trỏ soạn thảo: Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào văn bản. - Cách di chuyển con trỏ soạn thảo: + Trong khi gõ văn bản, con trỏ soạn thảo sẽ di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng mới nếu nó đến vị trí cuối dòng. + Có thể sử dụng phím Home (di chuyển con trỏ về đầu dòng, End (di chuyển con trỏ về cuối dòng). - Cách chèn kí tự vào văn bản: Ta di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn. Hoặc nháy chuột tại vị trí đó và chèn kí tự. * Lưu ý: Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu hỏi 1: Các thành phần cơ bản của một văn bản? Trả lời: Các thành phần cơ bản của một văn bản: kí tự, từ, câu, dòng, đoạn văn bản và trang văn bản. Câu hỏi 2: Vị trí con trỏ soạn thảo? Trả lời: Vị trí con trỏ soạn thảo: Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào văn bản. 4.5. Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Về nhà học lại bài. + Thực hành các thao tác đã học. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài soạn thảo văn bản(tt). 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Tuần dạy: 21 Bài: 14 - Tiết: 40 Ngày dạy: 7/1/2013 SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN(TT) 9TT 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết được các thành phần cơ bản của một văn bản. - HS biết qui tắc gõ văn bản và gõ văn bản chữ Việt. - HS hiểu được cách soạn thảo văn bản. 1.2. Kỹ năng: - HS thành thạo các qui tắc soạn thảo văn bản bằng Word. 1.3. Thái độ: - Ý thức tích cực trong học tập môn Tin học. 2. TRỌNG TÂM: - Quy tắc gõ văn bản trong Word, gõ văn bản chữ Việt. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy 3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài soạn tahỏ văn bản(tt). + Quy tắc gõ văn bản trong Word, gõ văn bản chữ việt, 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: 6A2: 6A3: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Các thành phần cơ bản của một văn bản?(5đ) Trả lời: Các thành phần cơ bản của một văn bản: kí tự, từ, câu, dòng, đoạn văn bản và trang văn bản. Câu hỏi 2: Vị trí con trỏ soạn thảo? (5đ) Trả lời: Vị trí con trỏ soạn thảo: Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào văn bản. 4.3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Nêu lại các kiến thức đã học ở tiết trước và giới thiệu phần còn lại của bài học. GV: Giới thiệu phần còn lại của bài học. HS: Chú ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy tắc gõ văn bản trong Word. GV: Hướng dẫn học sinh qui tắc gõ văn bản trong Word. HS: Chú ý, theo dõi. GV: Đưa 1 đoạn văn bản mẫu cho HS quan sát về các cách trình bày các dấu câu trong đoạn văn bản. HS: Quan sát và mẫu đoạn văn bản trên – đưa ra nhận xét. Hoạt động 3: Tìm hiểu về kiểu gõ văn bản chữ Việt. GV: Hướng dẫn học sinh qui tắc gõ chữ tiếng việt trong Word. HS: Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên trên máy tính. Hoạt động 4: Thực hành. HS: Tất cả HS thực hành lại các thao tác đã học. GV: Quan sát và sửa sai cho HS. 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word. - Các dấu ngắt câu (dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?)), phải được đặt sát vào từ đứng trước nó. - Các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy gồm (, {, [, <, ', " phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. - Các dấu đóng ngoặc và các dấu đóng nháy gồm các dấu ), }, ], >, ', " phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. - Giữa các từ dùng một kí tự trống để phân cách (dùng dấu Spacebar). - Kết thúc một đoạn văn bản nhấn phím Enter. 4. Gõ văn bản chữ Việt: - Bảng gõ kiểu VNI: SGK/73. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - HS thực hành gõ văn bản chữ Việt. 4.5. Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Về nhà học lại bài. + Thực hành các thao tác đã học. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài thực hành 5. 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docBai 14 Soan Thao Van Ban Don Gian.doc