. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như: Sum, Average, Max, Min.
1.2 Kĩ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức
1.3 Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn.
2. . NỘI DUNG HỌC TẬP:
Biết cách sử dụng một số hàm trong chương trình bảng tính.
5 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 19 - Tiết 10: Sử dụng các hàm để tính toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19
SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
Tuần dạy 10
Ngày dạy: 17/10/2012
1. MỤC TIÊU
Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như: Sum, Average, Max, Min.
Kĩ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức
Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn.
2. . NỘI DUNG HỌC TẬP:
Biết cách sử dụng một số hàm trong chương trình bảng tính.
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập
3.2 Học sinh: Nghiên cứu phần 1, 2 bài 4
Học bài 3, nghiên cứu sgk
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
GV: kiểm diện sĩ số học sinh
HS: lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu hỏi
1. Em hãy nhắc lại các bước nhập công thức trên trang tính Excel?
2. Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức?
3. Em hãy nhắc lại thứ tự ưu tiên của các phép tính trong công thức Excel?
Đáp án
1. B1: Chọn ô cần nhập công thức.
B2: Gõ dấu =
B3: Nhập công thức
B4: Nhấn ENTER hoặc nhấp chuột vào nút để kết thúc
2. Kết quả trong ô tự cập nhật lại mỗi khi nội dung trong các ô dữ liệu thay đổi.
(4đ)
2. Kết quả trong ô tự cập nhật lại mỗi khi nội dung trong các ô dữ liệu thay đổi.
(2đ)
3. ( ), luỹ thừa, nhân, chia, cộng, trừ (3đ)
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên giới thiệu bài mới (5 phút)
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu hàm trong chương trình bảng tính (15 phút)
(1) Mục tiêu:
-Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như: Sum, Average, Max, Min.
-Kỷ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Đặt và giải quyết vấn đề
(3)Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV: Giả sử các em cần tính tổng của 20 ô, trung bình cộng của 10 số,
Em làm cách nào tính nhanh nhất, chính xác mà không bị sai sót?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: nhận xét, đồng giới thiệu với HS về khả năng và tính ưu việt của hàm trên trang tính của Excel
GV: YCHS đọc hiểu ví dụ 1 và nhận xét ích lợi của hàm.
HS:nhận xét.
GV: nhận xét, rút ra kết luận
1. Hàm trong chương trình bảng tính
Hàm là công thức đã được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách sử dụng hàm (15 phút)
(1) Mục tiêu:
-Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như: Sum, Average, Max, Min.
-Kỷ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Vấn đáp, Đặt và giải quyết vấn đề
(3)Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* HĐ3: Tìm hiểu cách sử dụng hàm
GV: YCHS nhắc lại cách nhập công thức trên trang tính Excel
HS: trả lời
GV: nhận xét, rút ra kết luận cách sử dụng hàm cũng tương tự cách nhập công thức (dấu = là kí tự bắt buộc ban đầu)
2. Cách sử dụng hàm
- Chọn ô cần nhập hàm
- Gõ dấu =
- Gõ tên hàm và các biến
- Nhấn Enter
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.1. Tổng kết:
Câu hỏi: Yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng hàm trên trang tính excel như thế nào?
Đáp án:
-Chọn ô cần nhập hàm
- Gõ dấu =
- Gõ tên hàm và các biến
- Nhấn Enter
5.2. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài + trả lời câu hỏi SGK/T31
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Xem tiếp nội dung còn lại
+ Chuẩn bị nội dung:
+ Hàm tính tổng là hàm gì?
+ Hàm tính trung bình cộng?
+ Hàm xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất?
6. PHỤ LỤC:
Tiết 20
SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
Tuần dạy 10
Ngày dạy: 17/10/2012
1. MỤC TIÊU
Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như: Sum, Average, Max, Min.
Kĩ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức
Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Biết cách sử dụng một số hàm trong chương trình bảng tính.
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập
3.2 Học sinh: Nghiên cứu phần 1, 2 bài 4
Học bài 3, nghiên cứu sgk
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
GV: kiểm diện sĩ số học sinh
HS: lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu hỏi
1. Em hãy nhắc lại cách sử dụng hàm?
Đáp án
. - Chọn ô cần nhập hàm
- Gõ dấu =
- Gõ tên hàm và các biến
- Nhấn Enter
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu một số hàm trong chương trình bảng tính (30 phút)
(1) Mục tiêu:
-Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như: Sum, Average, Max, Min. -Kỷ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Vấn đáp, học tập chia nhĩm nhỏ
(3)Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV: YCHS thảo luận nhóm đọc hiểu hàm tính tổng rút ra tên, cách viết, giải thích các biến trong hàm
HS: đọc, thảo luận và cử đại diện trả lời
GV: YC nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS: nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét, rút ra kết luận và ghi bảng
GV: hướng dẫn tương tự như hàm tổng chúng ta còn 3 hàm.
GV: YCHS thảo luận nhóm rút ra cách viết các hàm AVERAGE, MAX, MIN
HS: thảo luận, cử đại diện trả lời
GV: nhận xét, rút ra kết luận
HS: tự ghi bài
GV: quan sát từng cá nhân HS ghi bài.
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính
a)Hàm tính tổng (SUM)
Hàm tính tổng được viết như sau:
=SUM(a,b,c,)
- Trong đó: a, b, c : là các biến
- Các biến này có thể là số cụ thể, địa chỉ ô, khối.
b) Hàm tính trung bình (AVERAGE)
Tương tự như hàm SUM
c) Hàm xác định giá trị lớn nhất (MAX)
Tương tự như hàm SUM
Nhưng giá trị tả về là số lớn nhất trong các biến
d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất (MIN)
Tương tự như hàm MAX và giá trị tả về là số nhỏnhất trong các biến
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.1. Tổng kết:
Câu hỏi 1:
Giả sử trong các ô A3, B3, C3 lần lượt chứa các số -7, 9, 88. Em hãy cho biết kết quả của các công thức tính sau:
a) =SUM(A3,B3,C3) b) =AVERAGE(A3,B3,C3)
c) =MIN(A3:C3) d) =MAX(A3:C3)
Câu hỏi 2:Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk/31
Đáp án:
Câu 1: a) 100 b) 33,(3) c) -7 d)88
Câu 2:
Câu 1: c
Câu 2: d
Câu 3: a) -1 b) 2 c) -6 d) 1 e) 1 g) 1
5.2. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài + trả lời câu hỏi SGK/T31
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Xem trước bài: thực hành 4 “Bảng điểm của lớp em”
+ Chuẩn bị nội dung:
+ Mục đích và yêu cầu
+ Nội dung:
* Lập trang tính và sử dụng công thức
6. PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- TIET17_18.doc