Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Thông tin và tin học

. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm ban đầu về thông tin, và các hoạt động thông tin của con người.

- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

- Biết khái niệm về tin học.

1.2. Kỹ năng:

 - Hiểu được nhiệm vụ chính của ngành tin học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Thông tin và tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Tiết: 1, 2 Ngày soạn: 2/8/2013 CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC ˜ ˜ ™ ™ 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Biết được khái niệm ban đầu về thông tin, và các hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Biết khái niệm về tin học. 1.2. Kỹ năng: - Hiểu được nhiệm vụ chính của ngành tin học. 1.3. Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn, ham thích, tìm tòi, khám phá. 2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 2.1. Chuẩn bị của GV: - TBDH: Tranh ảnh, báo. - Học liệu: SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của HS: SGK. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định lớp: (2 phút) Kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra Tiến hành bài học: Giới thiệu vào bài: (4 phút) Chúng ta đã nghe rất nhiều về các từ như thông tin, ngành khoa học công nghệ thông tin nhưng thực chất là gì? Có thể các em chưa được biết hoặc những hiểu biết của các em về nó còn quá ít. Với sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đang nổi lên như là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng quan trọng. Chúng ta tìm hiểu xem vì sao ngành khoa học mới hình thành này lại có tốc độ phát triển mạnh mẽ và có vai trò quan trọng như hiện nay. TIẾT 1: * Hoạt động 1: Thông tin là gì? (15 phút) a. Phương pháp giảng dạy: Diễn giải, vấn đáp. b. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV liệt kê một vài vd: đọc cho hs một đoạn trong báo, bản tin thời sự trên ti vi, tấm biển chỉ đường, tiếng trống trường GV: Những vd trên giúp em biết được điều gì? Gọi hs cho vài vd: GV: những VD mà cô và các em vừa nêu đó chính là những vd về thông tin. GV: Vậy thông tin là gì? GV chốt lại khái niệm: Gọi 2 hs đọc lại khái niệm: GV giới thiệu: Tin học là 1 môn khoa học nghiên cứu quá trình thu thập, xử lí, và lưu trữ thông tin một cách tự động bằng máy tính điện tử. HS lắng nghe HS: Hiểu nội dung trong báo, biết tin tức trong và ngoài nước, tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đến một nơi nào đó, tiếng trống trường cho biết giờ ra chơi hay vào lớp. VD:Tiếng còi xe, tiếng chim kêu, ảnh Bác Hồ.. HS đưa khái niệm theo hiểu biết của mình. HS lắng nghe, ghi bài: HS đọc lại khái niệm: HS lắng nghe, ghi bài: 1/ Thông tin là gì? Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện ) và về chính con người. * Tin học là gì? Tin học là 1 môn khoa học nghiên cứu quá trình thu thập, xử lí, và lưu trữ thông tin một cách tự động bằng máy tính điện tử. Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người. (20 phút) a. Phương pháp giảng dạy: Diễn giải, vấn đáp. b. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG -Khi đi ngang qua ngã tư tại sao tất cả các xe phải dừng lại trước vạch sơn trắng? - Nghe tiếng trống trường em biết điều gì? GV: biết được các thông tin đó chính là các em đã tiếp nhận thông tin. GV: Các em nhắc lại được những thông tin mà em vừa tiếp nhận không? Như vậy sao khi tiếp nhận thông tin các em đã ghi nhớ (lưu trữ) và truyền (trao đổi) lại các thông tin. GV: Khi biết được trời sẽ có mưa em phải làm gì khi ra đường? GV: Khi chạy xe thấy tín hiệu đèn đỏ em phải làm gì? Như vậy là các em đã có những xử lí khác nhau với những thông tin mà các em tiếp nhận. GV: Hoạt động thông tin của con người bao gồm những việc nào? GV chốt lại. GV: Những hoạt động này diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Có thể nói, mỗi hành động, mỗi việc làm của con người đều gắn liền với một hoạt động thông tin cụ thể. Trong hoạt động thông tin xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó mang lại sự hiểu biết cho con người. GV treo bảng phụ: mô hình quá trình xử lí thông tin. Thông tin vào Xử lí Thông tin ra Thông tin trước khi xử lí gọi là thông tin vào, thông tin sau khi xử lí gọi làthông tin ra. Việc tiếp nhận thông tin chính là để tạo thông tin vào cho quá trình xử lí, việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích lũy và nhân rộng. GV cho HS vẽ mô hình vào tập Họ đã nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ đang bật. Biết giờ ra chơi hoặc vào học. HS khẳng định là nhắc lại được. HS: Mang theo áo mưa. HS: Phải dừng lại trước vạch sơn trắng. HS lắng nghe HS: Tiếp nhận, lưu trữ, trao đổi, xử lí. HS lắng nghe, ghi bài HS lắng nghe: HS quan sát: HS ghi bài. 2/ Hoạt động thông tin của con người Hoạt động thông tin của con người bao gồm những việc: Tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. Xử lí T. tin vào T. Tin ra Mô hình quá trình xử lí thông tin TIẾT 2: Hoạt động 1: Hoạt động thông tin và tin học. (30 phút) a. Phương pháp giảng dạy: Diễn giải, vấn đáp. b. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG * Kiểm tra bài cũ: (9 phút): HS 1: Thông tin là gì? Cho vd về thông tin. HS 2: Hoạt động thông tin của con người bao gồm những việc nào? Vẽ mô hình quá trình xử lí thông tin. Đáp án: HS 1: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện ) và về chính con người. Ví dụ: tiếng trống trường. HS 2: Hoạt động thông tin của con người bao gồm những việc: Tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. Mô hình : Xử lí T. tin vào T. Tin ra GV : Các em có bao giờ nghe nói đến giác quan thứ 6 chưa? Đó là gì nhỉ? Giác quan thứ 6 là một giác quan đặc biệt nó là linh cảm, dự đoán trước được sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Không phải ai cũng có giác quan thứ 6. Nhưng tất cả chúng ta ngồi đây đều có tối thiểu 5 giác quan phải không nhỉ. GV: Em hãy liệt kê 5 giác quan đó? VD: Tai để nghe, mắt để nhìn, mũi để phân biệt mùi, lưỡi để phân biệt vị, .. Chúng ta thường xuyên sử dụng các giác quan trên để tiếp nhận thông tin từ thế giới xung quanh. GV: Hãy cho biết giác quan nào đã sử dụng để tiếp nhận thông tin về tín hiệu đèn giao thông. GV: Giác quan nào đã sử dụng để tiếp nhận thông tin từ tiếng chim hót. GV: Còn việc xử lí thông tin do bộ phận nào đảm nhiệm? GV nhận xét Bộ não là nơi xử lí, biến đổi, đồng thời là nơi lưu trữ thông tin thu nhận được. GVDG: Tuy nhiên khả năng của các giác quan và bộ não của con người là có hạn. GV: Để quan sát các vì sao trên bầu trời các nhà thiên văn học không thể sử dụng mắt thường được, họ đã sử dụng công cụ gì? GV: Dụng cụ gì giúp em quan sát các tế bào trong khi học môn sinh học. GV: Khi em bị ốm bác sĩ đo nhiệt độ cơ thể bằng dụng cụ gì? GV: Các dụng cụ đó chính là công cụ tuyệt vời mà con người đã sáng tạo ra để hỗ trợ các giác quan, mở rộng khả năng tiếp nhận, xử lí thông tin. GV: Tương tự máy tính điện tử được chế tạo ra để hỗ trợ cho việc tính toán xử lí thông tin của con người. Ngành tin học cũng đã phát triển cùng với sự ra đời của máy tính để thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động. GV gợi ý cho HS sự say mê khám phá: Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần túy mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Chúng ta sẽ dần tìm hiểu tin học tìm hiểu máy tính để sử dụng chúng như là một công cụ phục vụ cuộc sống chúng ta. GV cho HS ghi bài. HS:Nó là khả năng đặc biệt của con người HS lắng nghe: HS: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. HS lắng nghe: Thị giác Thính giác Bộ não là nơi xử lí thông tin. HS: Các nhà thiên văn đã sử dụng kính thiên văn. HS: Kính hiển vi. HS: Nhiệt kế HS lắng nghe: HS lắng nghe: HS ghi bài. 3/ Hoạt động thông tin và tin học Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: (10 phút) 4.1. Tổng kết: 1. Thông tin là gì? 1.25/10 SBT: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là: A. Nghiên cứu giải các bài toán trên máy tính; B. Nghiên cứu chế tạo các tính với nhiều tính năng ngày càng ưu việt hơn; C. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. Chọn phương án đúng nhất. GV cho HS thảo luận nhóm và ghi kết quả. Đáp án: C 5/5 SGK Hãy tìm vd về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. VD: Mô tô, xe buýt, máy bay, tàu thủy, máy giặt, quạt máy, ti vi, điện thoại.. Hướng dẫn học tập: Về nhà học bài. Đọc bài đọc thêm 1: Sự phong phú của thông tin. Xem trước bài 2 SGK.

File đính kèm:

  • docTin 6Tuan 1.doc