Mục tiêu:
-Ôn tập chương III.
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về phần mềm trình chiếu.
- Thao tác được trên phần mềm Impress.
- Làm được bài kiểm tra Chương III
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Tài liệu, giáo án.
22 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tuần 1: Ôn tập (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bằng Beneton Movie GIF.
2. Kĩ năng:
- Biết khả năng tạo ảnh động của chương trỡnh Beneton Movie GIF và các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính thẩm mỹ, thái độ học tập nghiêm túc.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- phòng máy, máy chiếu.
- Một số trang chiếu để làm ví dụ cụ thể, các hình vẽ (SGK)
2. Học sinh:
- Vở ghi, tài liệu
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV y/c HS thực hành bài tập 5-6-7/145
GV y/c HS đọc bài 1/146 sgk
GV giới thiệu 2 hình có sẳn ( chỉ cho HS nơi lưu 2 hình này)
Ví dụ: E:\HinhBaiTH11
Sau đó cho HS thực hành bài 1/146.
GV theo dõi và giúp đỡ
Nếu còn thời gian. GV cho HS thực hành thêm với một số ảnh chức trong thư mục trên
Yêu cầu học sinh thao tác với một số chức năng của Beneton Movie GIF theo các tiêu chí sau :
1. Nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột hoặc nhấn giữ phím Shift và nháy chuột vào các khung hình.
2. Chọn tất cả khung hình và gõ một số (ví dụ: 100) vào ô Delay
3. Nháy nút để kiểm tra
4. Đánh dấu hoặc bỏ đánh dấu ô Loop ,
Bài 1. Khởi động và tìm hiểu Beneton Movie GIF
Tìm hiểu phần mềm Beneton Movie GIF và thực hành tạo ảnh động từ các hình có sẵn:
-Khởi động và tìm hiểu màn hình làm việc của phần mềm Beneton Movie GIF: các khu vực trong cửa sổ, các nút lệnh trên thanh công cụ và chức năng của chúng.
-Nháy nút Add frame(s) from a file để chèn hai hình ảnh có sẵn làm thành hai khung hình của ảnh động (có thể sử dụng hai ảnh có sẵn tuỳ ý hoặc các ảnh trong thư mục mẫu).
Hình 3
1. Tìm hiểu cách chọn các khung hình ở ngăn phía dới cửa sổ bằng cách nháy chuột, nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột hoặc nhấn giữ phím Shift và nháy chuột.
2. Chọn tất cả khung hình và gõ một số (ví dụ, 100) vào ô Delay (nghĩa là 1 giây). Kết quả nhận được tương tự như hình 120.
3. Nháy nút để kiểm tra kết quả nhận được trên ngăn phía trên, bên trái. Đánh dấu hoặc bỏ đánh dấu ô Loop , kiểm tra và nhận xét.
4. Chọn một hiệu ứng trong ngăn bên phải và áp dụng hiệu ứng đó cho mọi khung hình. Kiểm tra kết quả nhận được và nhận xét.
Nháy nút Save trên thanh công cụ để lưu kết quả. Cuối cùng, mở tập tin đó lưu để xem kết quả cuối cùng nhận được.
4. Củng cố:
- GV hệ thống lại bài học.
- Kiểm tra kết quả thực hành của HS và cho điểm thường xuyên.
- Yêu cầu HS tắt máy.
5. Dặn dò
- Ôn lại bài nếu có điều kiện.
- Xem trước nội dung tiếp theo của bài thực hành.
Tiết 62 : Ngày dạy
BÀI THỰC HÀNH 11: TẠO ẢNH ĐỘNG ĐƠN GIẢN (TT)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton Movie GIF và các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thực hành, biết tạo ảnh động trên máy tính.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính thẩm mỹ, thái độ học tập nghiêm túc.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- phòng máy, máy chiếu
2. Học sinh:
- Vở ghi, tài liệu
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF
Để khởi động phần mềm, nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền.
Beneton Movie GIF là một phần mềm nhỏ và miễn phí cho phép tạo các tệp ảnh động dạng GIF.
Thực hành theo gợi ý của giáo viên
Giáo viên quan sát học sinh thực hành, hướng dẫn cụ thể và chỉ bảo những sai sót mà học sinh hay mắc phải
Bài 2. Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF
Chúng ta đã biết thực chất của việc tạo ảnh động là tạo các ảnh tĩnh và ghép chúng lại thành một dãy các hình để thể hiện theo thứ tự và thời gian. Nếu những hình này gần giống nhau thì khi thể hiện trên màn hình sẽ tạo ra hiệu ứng "chuyển động".
Do đó việc quan trọng nhất là tạo ảnh tĩnh. Việc ghép các ảnh tĩnh thành ảnh động chỉ là thao tác đơn giản. Trong bài này chúng ta sẽ thực hành ghép các ảnh tĩnh có sẵn thành ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Hãy ghép 12 tệp ảnh Dong_ho_1.gif,..., Dong_ho_12.gif trong thư mục lưu ảnh thực hành trên máy tính thành ảnh động mô phỏng chiếc kim giây đồng hồ di chuyển theo chiều kim đồng hồ với từng khoảng thời gian 5 giây.
Lưu kết quả với tên Dong_ho.gif.
4. Củng cố:
- GV hệ thống lại bài học.
- Kiểm tra kết quả thưc hành của HS và cho điểm thường xuyên.
- Yêu cầu HS tắt máy.
5. Dặn dò
- Ôn lại bài nếu có điều kiện.
- Xem trước nội dung tiếp theo của bài thực hành.
Tiết 63,64 : Ngày dạy :
BÀI THỰC HÀNH 12. TẠO SẢN PHẨM ĐA PHƯƠNG TIỆN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Tạo được sản phẩm đa phương tiện đơn giản bằng phần mềm trình chiếu Impress.
2. Kĩ năng: - Thành thạo các thao tác trong quá trình tạo bài trình chiếu.
3. Thái độ:- Giáo dục tính thẩm mỹ, thái độ học tập nghiêm túc.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Tài liệu, giáo án, SGK. Phòng máy.
2. Học sinh: - Vở ghi, tài liệu, SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu
HS : Ổn định vị trí trên các máy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên
Cho học sinh tiến hành làm bài thực hành
Học sinh tiến hành làm bài thực hành theo mẫu hoặc gợi ý của giáo viên.
Nội dung
Việt Nam có nhiều địa danh được UNESCO công nhận là "Di sản Thiên nhiên Thế giới" (hoặc "Di sản Văn hoá Thế giới"): Vịnh Hạ Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Trong bài này chúng ta tạo bài trình chiếu (sản phẩm đa phương tiện) giới thiệu một trong những di sản thế giới này.
-Giới thiệu cách chèn phim hoặc âm thanh vào bài trình chiếu:
Thao tác chèn đoạn phim hoặc âm thanh tương tự như chèn hình ảnh: Thay vì chọn Insert®Picture®From File, em chọn Insert®Movies and Sound(chọn đoạn phim) hoặc (chọn âm thanh). à Open.
Kết quả chèn tệp phim, âm thanh và hình ảnh
Đoạn phim hoặc âm thanh được chèn vào trang chiếu để khi trình chiếu, đối tượng sẽ được "chạy" tự động với phần mềm tương ứng hoặc chỉ "chạy" khi nháy chuột trên biểu tượng tương ứng.
Sau khi được chèn, ta có thể thay đổi vị trí và kích thước khung hình của đoạn phim tương tự như với hình ảnh.
-Học sinh ghi lại nội dung và các bước của bài thực hành sau đó thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
-Thực hiện các chỉnh sửa, nếu cần.
Khởi động Impress áp dụng mẫu (hoặc tạo màu nền, màu chữ) thích hợp cho bài trình chiếu. Sau đó nhập nội dung Di sản thế giới tại Việt Nam vào trang tiêu đề. Em có thể chọn ảnh về một di sản để làm nền cho trang tiêu đề.
Thêm các trang chiếu mới và nhập các nội dung tương ứng như sau:
Trang 2: Di sản thế giới tại Việt Nam
Vịnh Hạ Long
Phong Nha – Kẻ Bàng
Trang 3: Vịnh Hạ Long
Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần vịnh Bắc Bộ
Gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ
Được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới
Trang 4: Hình ảnh Hạ Long
Trang 5: Hạ Long qua phim
Trang 6: Phong Nha – Kẻ Bàng
Hang nước dài nhất
Cửa hang cao và rộng nhất
Hồ ngầm đẹp nhất
Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam
Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất
Trang 7: Hình ảnh Phong Nha
Trang 8: Khám phá Phong Nha – Kẻ Bàng
Chèn các hình ảnh tương ứng về Vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào các trang chiếu 3, 4, 6 và 7. Em có thể áp dụng các mẫu bố trí thích hợp cho trang chiếu trước khi chèn hình ảnh.
Chèn các đoạn phim về Vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào các trang chiếu 5 và 8.
Tạo hiệu ứng động cho các trang chiếu và các đối tượng trên trang chiếu.
Nháy chọn trang chiếu đầu tiên và nháy nút ở góc trái, phía dưới màn hình để trình chiếu và kiểm tra kết quả. Thực hiện các chỉnh sửa, nếu cần.
Thêm các trang chiếu với thông tin, các hình ảnh và đoạn phim về các di sản khác.
Cuối cùng, lưu kết quả với tên Disan_Thegioi và thoát khỏi PowerPoint.
4. Củng cố:
Kết quả nhận được có thể tương tự như hình dưới đây
giáo viên trình chiếu mẫu bài đã làm cho học sinh thấy và hướng dẫn thêm.
5.Dặn dò
- Tạo được dàn ý hợp lí từ một nội dung đã có.
- Kĩ năng: Chèn hình ảnh, âm thanh.
- Đọc bài thực hành tiếp theo
Tiết 65,66 : Ngày dạy :
BÀI THỰC HÀNH 12. TẠO SẢN PHẨM ĐA PHƯƠNG TIỆN (TT)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Tạo được sản phẩm đa phương tiện đơn giản bằng phần mềm trình chiếu Impress.
2. Kĩ năng:
- Thành thạo các thao tác trong quá trình tạo bài trình chiếu.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính thẩm mỹ, thái độ học tập nghiêm túc.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Tài liệu, giáo án, SGK. Phòng máy. Máy chiếu.
2. Học sinh: - Vở ghi, tài liệu, SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu
HS : Ổn định vị trí trên các máy.
HS : Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho Gv.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên
Cho học sinh tiến hành làm bài thực hành
Học sinh tiến hành làm bài thực hành theo mẫu.
Nội dung
-Thực hành theo nội dung (đã chuẩn bị từ tiết trước)
1. Khởi động Impress. áp dụng mẫu (hoặc tạo màu nền, màu chữ) thích hợp cho bài trình chiếu. Sau đó nhập nội dung Di sản thế giới tại Việt Nam vào trang tiêu đề. Em có thể chọn ảnh về một di sản để làm nền cho trang tiêu đề.
2. Thêm các trang chiếu mới và nhập các nội dung tương ứng như sau:
- Có thể dùng phần mềm photoshop để chỉnh sửa màu sắc, độ sáng tối cho ảnh...
- Dùng phần mềm ghi âm và xử lý âm thanh Adacity để chèn âm thanh và file nhạc cho bài trình chiếu.
-Giáo viên kiểm tra việc thực hành của học sinh, nhắc nhở tới từng máy.
1. Khởi động Impress.
Trang 2: Di sản thế giới tại Việt Nam
Vịnh Hạ Long
2. Thêm các trang chiếu mới và nhập các nội dung tương ứng như sau: Phong Nha – Kẻ Bàng
4. Củng cố:
- Giáo viên lưu ý những điều học sinh thường mắc phải.
5.Dặn dò
- Ôn lại các thao tác đã học tiếp sau kiêm tra một tiết thực hành.
File đính kèm:
- tin 9(1).doc