Bài giảng Tiết 58 - Tuần 29 - Bài 13: Thông tin đa phương tiện

Mục tiêu:

1.1/ Kiến thức: Hiểu được đa phương tiện là gì? Biết được những ưu điểm của đa phương tiện; các thành phần cơ bản của đa phương tiện; những ứng dụng của đa phương tiện.

1.2/ Kĩ năng: Nhận dạng được một số thông tin đa phương tiện như phim, hình ảnh, âm thanh.

1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

2. Chuẩn bị:

2.1 Chuẩn bị của GV: Giáo án, BGĐT (nếu có điều kiện).

2.2 Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu trước bài 13.

 

doc2 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 58 - Tuần 29 - Bài 13: Thông tin đa phương tiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: ĐA PHƯƠNG TIỆN Bài 13: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN Ngày soạn: 08/03/2013 Tiết theo PPCT: 58 Tuần: 29 1. Mục tiêu: 1.1/ Kiến thức: Hiểu được đa phương tiện là gì? Biết được những ưu điểm của đa phương tiện; các thành phần cơ bản của đa phương tiện; những ứng dụng của đa phương tiện. 1.2/ Kĩ năng: Nhận dạng được một số thông tin đa phương tiện như phim, hình ảnh, âm thanh. 1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị: 2.1 Chuẩn bị của GV: Giáo án, BGĐT (nếu có điều kiện). 2.2 Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu trước bài 13. 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đa phương tiện là gì? a/ Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp. b/ Các bước của hoạt động : - Chúng ta thường tiếp nhận và xử lý thông tin ở dạng cơ bản nào? - Tiếp nhận từng dạng hay cùng lúc tiếp nhận nhiều dạng thông tin? - Em hãy cho ví dụ về tiếp nhận nhiều dạng thông tin khác nhau một cách đồng thời. - Em hãy cho ví dụ về tiếp nhận thông tin chỉ thuộc một dạng cơ bản. - Những trường hợp trên là một vài ví dụ điển hình về tiếp nhận thông tin đa phương tiện. Vậy theo em đa phương tiện là gì? - Ngày nay, muốn tạo ra sản phẩm thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh ta làm gì? - Những sản phẩm trên được gọi là sản phẩm đa phương tiện. Vây sản phẩm đa phương tiện là gì? - Văn bản, hình ảnh, âm thanh. - Có thể tiếp nhận từng dạng, cũng có thể cùng lúc tiệp nhận nhiều dạng thông tin. - Ví dụ: Đọc truyện (dạng văn bản), nghe nhạc( dạng âm thanh). - Ví dụ: + Khi xem phim tài liệu:vừa nghe lời bình, âm thanh nền, hình ảnh, đọc dòng chú thích. + Xem ca sỹ hát có vũ đạo phụ họa: Vừa xem biểu diễn, vừa cảm thụ âm nhạc. - HS trà lời. - Sử dụng máy tính và phần mềm máy tính. - HS trà lời. 1. Đa phương tiện là gì? - Đa phương tiện (Multimedia) thông tin kết hợp từ nhiều dạng và được thể hiện một cách đồng thời. - Sản phẩm đa phương tiện là sản phẩm được tạo ra bằng máy tính và phần mềm máy. Hoạt động 1: Một số ví dụ về đa phương tiện. a/ Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp. b/ Các bước của hoạt động : - Em hãy nêu một số ví dụ về đa phương tiện? - Nêu các sản phẩm đa phương tiện tạo bằng máy tính? - Hiện nay, nhiều sản phẩm đa phương tiện đã được đưa lên Internet để phục vụ cho người dùng. - Ví dụ: + Khi thầy cô giáo giảng bài: (nói- âm thanh, viết- văn bản, hình ảnh.) + Quyển sách: gồm có (chữ, hình ảnh). - Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính: + Trang Web: Tranh, phim, quảng cáo, biểu đồ, dữ liệu trên trang web. + Bài trình chiếu. + Từ điển bách khoa đa phương tiện. 2 Một số ví dụ về đa phương tiện: - Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính: + Trang Web. + Bài trình chiếu. + Từ điển bách khoa đa phương tiện. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1/ Củng cố: - Đa phương tiện là gì? Hãy cho biết sản phẩmđa phương tiện? (HS trả lời theo bài học) - Nêu một vài ví dụ về sản phẩm đa phương tiện. (HS nêu ví dụ tương tự bài học). 4.2/ Hướng dẫn về nhà: - HS học bài kết hợp SGK. - Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại. - Tiết sau tiếp tục học mục 3, 4.

File đính kèm:

  • docTiet 58.doc