. Kiến thức: Củng cố phép cộng. Thành lập bảng cộng 7, biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
2. Kỹ năng: Thuộc bảng cộng 7, tính toán nhanh.
3. Thái độ: Hăng say học tập, tự giác nghiên cứu bài.
II. Đồ dùng:
Giáo viên: Tranh vẽ minh họa bài 4.
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Toán:Tiết49. Phép cộng trong phạm vi 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 4:Thi chào cờ (7')
- hổ biến yêu cầu cuộc thi.
- Theo dõi
- Từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng
- Cùng HS cho điểm, đánh giá các tổ.
* Nghỉ giải lao: hát bài Quốc kì.
5.Hoạt động5:Vẽ và tô mầu lá Quốc kì (7')
- Nêu yêu cầu.
- Theo dõi
- Cho HS vẽ, tô mầu lá " Quốc kì"
- HS giới thiệu về lá " Quốc kì" của mình.
- Cùng HS nhận xét và khen ngợi bạn.
6. Hoạt động6: Củng cố - dặn dò (5').
- Đọc đồng thanh câu thơ cuối bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Đi học đều và đúng giờ.
Ngày soạn : 15 tháng 11 năm 2009.
Ngày giảng Thứ 5 ngày 19 tháng 11 năm 2009.
Toán :Tiết 52
Phép cộng trong phạm vi 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố phép cộng. Thành lập bảng cộng 8, biết làm tính cộng trong phạm vi 8.
2. Kỹ năng: Thuộc bảng cộng 8, tính toán nhanh.
3. Thái độ: Hăng say học tập, tự giác nghiên cứu bài.
II. Đồ dùng:
Giáo viên: Tranh vẽ minh họa bài 4.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Tính: 4 + 3 =…., 5 + 2 =…., 7 - 4 = …..
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Thành lập bảng cộng trong phạm vi 8 (6')
Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS lấy nhóm có số đồ vật ít hơn 8, sau đó thêm vào để được 6 đồ vật, nêu câu hỏi đố cả lớp?
- Tiến hành với các nhóm đồ vật khác nhau, nêu các phép tính trong phạm vi 8.
- Ghi bảng.
- Đọc lại
4. Hoạt động 4: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 8 (5')
- Hoạt động cá nhân.
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng cộng.
- Thi đua giữa các tổ, cá nhân
* Nghỉ giải lao.
5. Hoạt động 5: Luyện tập (10').
Bài 1: HS nêu cách làm, sau đó làm và chữa bài.
- HS yếu có thể xem lại bảng cộng.
Bài 2: Các bước tương tự bài 1.
- HS làm nhẩm và nêu kết quả, em khác nhận xét.
Bài 3: Ghi: 1 + 2 + 5 =…, em ghi số mấy
- Số 8, vì 1+2 = 3, 3+5=8.
vào, vì sao?
- HS làm phần còn lại và chữa bài.
Bài 4: Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh nêu bài toán? từ đó viết phép tính thích hợp.
- 6 con cua thêm 2 con cua.Hỏi tất cả có mấy con? (6 + 2 = 8).
- Em nào có đề toán và phép tính khác?
- HS giỏi: 2 + 6 = 8.
- Phần b tương tự.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5')
- Đọc lại bảng cộng 6.
- Nhận xét giờ học.
Về nhà học lại bài, xem trước bài: Phép trừ phạm vi 8.
___________________________________
Tiếng Việt:Tiết 127-128
Bài54 : ung, ưng
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “ung, ưng”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suỗi, đèo.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: ăng, âng.
- đọc SGK.
- Viết: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: ung và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “súng” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “súng” trong bảng cài.
- thêm âm s đằng trước, thanh sắc trên đầu âm ‘u’.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- bông súng.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “ưng”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: vui mừng.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “ung, ưng”, tiếng, từ “bông súng, sừng hươu”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- mặt trời, mưa, sấm.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: rụng.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- cảnh núi rừng
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- rừng, thung lũng, suối, đèo.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: eng, iêng.
Ngày soạn :17 tháng 11 năm 2009.
Ngày giảng :Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2009.
Hát
(thày Tạc dạy)
____________________________________________
Tập viết:Tiết 129
Bài11: nền nhà, nhà in, cá biển
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: nền nhà , nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: nền nhà , nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ: Say mê luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: nền nhà , nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.
đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: chú cừu, rau non.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: “nền nhà” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ ? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Các từ: nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn tiến hành tương tự.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập viết chữ: nền nhà , nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 18 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
Tập viết:Tiết 130
Bài 12: con ong, cây thông, vầng trăng,
cây sung, củ gừng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng.
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ: Say mê luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: nền nhà, yên ngựa.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: “con ong” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ ? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Các từ: cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, hướng dẫn tương tự.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập viết chữ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, vào bảng con.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 18 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 13
I,Mục tiêu;
-Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần .
-Có hướng phấn đấu tuần sau.
II,Các hoạt động
-Các tổ báo cáo :
Tổ 1..............
Tổ 2...............
Tổ 3.................
Gv nhận xét chung :
Phê bình:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuyên dương : ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-Nêu phương hướng tuần sau :
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 20/11
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Tiếp tục thi đua đạt điểm 10 .
- Đôi bạn cùng tiến.
**************************************
____________________________________________________
File đính kèm:
- giao an lop 1Tuan 13.doc