Bài giảng Toán (tiết 13): bằng nhau, dấu =

Mục đích – Yêu cầu: Giúp học sinh:

- Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng: Mỗi số bằng chính nó.

- Biết sử dụng từ bằng nhau và dấu = để so sánh các số.

B. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Tranh vẽ như SGK.

- Học sinh: Bộ thực hành toán.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Toán (tiết 13): bằng nhau, dấu =, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN (TIẾT 13): BẰNG NHAU, DẤU = A. Mục đích – Yêu cầu: Giúp học sinh: Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng: Mỗi số bằng chính nó. Biết sử dụng từ bằng nhau và dấu = để so sánh các số. B. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Tranh vẽ như SGK. Học sinh: Bộ thực hành toán. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: Điền dấu: vào ô trống: 1  4 3  2 4  3 2  1 2. Bài mới: HĐ1: Nhận biết quan hệ bằng nhau. ¬ Hướng dẫn học sinh nhận biết 3=3 - Treo tranh: © 3 con hươu, 3 khóm cây. © 3 chấm tròn xanh, 3 chấm tròn đỏ. - Hướng dẫn HS so sánh Ø 3 chấm tròn màu xanh bằng 3 chấm tròn màu đỏ... Ta nói ba bằng ba. Ta viết như sau: 3=3 (Dấu =, đọc là bằng) - Gọi học sinh đọc: dấu bằng (=) - Ghép dấu =; 3=3 ¬ Hướng dẫn nhận biết 4=4, 2=2 (tương tự 3=3) Số ở bên trái và số ở bên phải dấu bằng giống hay khác nhau? - Em có nhận xét gì về các kết quả trên? Kết luận: Mỗi số bằng chính nó và ngược lại nên chúng bằng nhau. HĐ2: Thực hành: Ÿ Bài 1: Nêu yêu cầu của bài? Viết mẫu: Dấu viết phải cân đối giữa hai số.. Ÿ Bài 2: Nêu yêu cầu của bài? Hướng dẫn HS so sánh các nhóm đối tượng với nhau rồi viết kết quả vào ô trống. Ÿ Bài 3: - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài? Hướng dẫn bài mẫu. Phần còn lại HS làm. HĐ3: HĐ nối tiếp: Củng cố: Hỏi miệng hoặc đoán số ở mặt sau bảng con. 4 =… ; 3 … Dặn dò: - Viết dấu “=” vào vở Toán - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. 2 HS lên bảng. Biết so sánh số lượng ở hàng bên phải với số lượng hàng bên trái rồi nêu kết quả so sánh chẳng hạn 3 con hươu bằng 3 khóm cây. Đọc CN Thực hành ở bộ Toán. Giống nhau. Mỗi số luôn bằng chính nó. CN đọc 1=1; 2=2;…; 5=5. Viết dấu = Viết bảng con. Viết theo mẫu. CN làm vở bài tập. Điền dấu , =. Làm VBT TOÁN (TIẾT 14): LUYỆN TẬP. A. Mục đích – Yêu cầu: Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn. lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5 B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi bài tập 3 - Vở bài tập. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1. Bài cũ: Điền dấu vào ô trống: 2  2 3  3 4  4 5  5 Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: HĐ1: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập Ÿ Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập? - Ghi bảng. 3. . . 2 4 . . . 5 1 . . . 2 4 . . . 4 2 . . . 2 4 . . . 3 Nhận xét. Ÿ Bài 2: - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài?. . Nhận xét Ÿ Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài? Treo bài tập 3. Hướng dẫn cách làm. Đọc kết quả sau khi đã nối. HĐ2: HĐ nối tiếp. Trò chơi: Xếp đúng số và dấu. Giáo viên ghi mỗi bông hoa số hoặc dấu Mỗi em cầm 1 bông hoa. Cả lớp bắt hát - Học sinh xếp thành phép tính. Củng cố: - Số 5 lớn hơn những số nào? Nhứng số nào bé hơn số 5? Số 1 bé hơn những số nào? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. 2 HS. Điền dấu , = 3 HS lên bảng, lớp bảng con. Viết theo mẫu. So sánh rồi viết kết quả: Chẳng hạn so sánh số bút mực với số bút chì ta thấy: 3 bút mực nhiều hơn 2 bút chì, ta viết 3 > 2 và 2 < 3. Lớp làm vở bài tập. Làm cho bằng nhau (theo mẫu) Thi đua giữa hai tổ. 4 ô vuông xanh bằng 4 ô vuông trắng; Viết 4 = 4 5 ô vuông xanh bằng 5 ô vuông trắng; viết 5 = 5 Mỗi lần chơi là 5 em. 4, 3, 2, 1. 1, 2, 3, 4. 2, 3, 4, 5. TOÁN (Tiết 15): LUYỆN TẬP CHUNG. A. Mục đích – Yêu cầu: Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn. lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5 B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi bài tập 1;.VBT; VBT C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: Giáo viên ghi bảng: 4 <  4 =  5 >  3<  2 =  1<  Nhận xét, ghi điểm 2 Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Ÿ Bài 1: Nêu yêu cầu của bài tập? Ø Nhận xét số hoa ở 2 bình hoa Vậy muốn số bông hoa ở 2 bình hoa bằng nhau ta làm gì? Ø Số kiến ở 2 hình thế nào? Vậy muốn bên có 4 con kiến bằng bên có 3 con kiến ta làm gì? Ÿ Bài 2: Nêu yêu cầu của bài? Có thể nối mỗi ô trống với 1 hay nhiều số, Vì thế mỗi lần nối các số với ô trống các em có thể thay đổi bút màu để dễ nhìn kết quả nối Ÿ Bài 3: Tương tự bài 2 HĐ2: HĐ nối tiếp: Trò chơi: Giáo viên vẽ 4 ngôi nhà ở 4 tờ giấy Cách chơi: Mỗi tổ sẽ nhận 1 ngôi nhà- Các em truyền tay nhau ngôi nhà từ đầu đến cuối. Mỗi em nghĩ ra 1 số điền vào ô trống ở 2 bên cột có dấu (>,<,=), mỗi bạn chỉ được điền 1 lần Ø Tổ nào điền đúng và nhanh sẽ thắng Ø Nhận xét, tuyên dương Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Số 6 2 HS lên bảng làm Làm cho bằng nhau Không bằng nhau, 1 bên có 3, 1 bên có 2 Vẽ thêm 1 bông hoa vào bên có 2 bông hoa Không bằng nhau (4-3) Gạch bớt đi một con bên phía 4 con 2 HS lên bảng làm Nối số thích hợp với ô trống CN nối vào VBT 2 HS đại diện cho 2 đội thi đua 3 tổ tham gia chơi TOÁN (TIẾT 16): SỐ 6. A. Mục đích – Yêu cầu: Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6. Đọc, đếm được từ 1 – 6 So sánh các sô trong phạm vi 6, biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 - 6 B. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học Toán. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò 1. Bài cũ: Đếm xuôi từ 1 đến 5 và ngược từ 5 đến 1 Trong dãy số từ1 đến 5 số nào là số lớn nhất? Số nào là sô bé nhất? 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu số 6: Ø Treo tranh, hướng dẫn học sinh quan sát. Hỏi: Có 5 em đang chơi, một em khác đang đến. Tất cả có mấy em?. - Tương tự 5 hình tròn thêm một hình tròn. Vậy các nhóm này đều có số lượng là 6. ð Giới thiệu số 6 in và chữ số 6 viết: Viết bảng và nói: số 6 được viết bằng chữ số 6. Giới thiệu số 6 viết in và số 6 viết thường. Đọc: 6 (sáu) - Gọi học sinh đọc. ð Hướng dẫn ghép số 6:. ð Nhận biết thứ tự số 6 trong dãy số từ 1 đến 6: Số liền sau số 5 là số nào? Những số nào đứng trước số 6? HĐ2: Thực hành: Ÿ Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài. Viết mẫu số 6 - Hướng dẫn HS viết. Ÿ Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài. Đếm số lượng ghi vào ô trống Củng cố cấu tạo số Ÿ Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài? Treo bảng bài tập 3. HĐ3: HĐ nối tiếp. Củng cố: Trò chơi: Nhận biết thứ tự các số trong phạm vi 6. Viết lên tấm bìa: mỗi số 1 bìa. Cho học sinh xếp các số theo thứ tự. Gọi học sinh đếm 1 đến 6 và 6 đến 1. Dặn dò: - Viết số 6 vào vở. Chuẩn bị bài sau: Số 7. 2 em. Học sinh quan sát Có 6 em 5 em nhắc lại: 5 em thêm 1 em là 6 em. - Có 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn - 2 HS nhận biết số 6 viết in và số 6 viết thường. Đọc. CN Thực hành ghép ở bộ Toán. 5 em. đếm từ 1 đến 6 và ngược từ 6 đến 1 Số 6. Số 1, 2, 3, 4, 5. Viết số 6. Học sinh viết bảng con Viết theo mẫu. Đếm và viết số tương ứng Nêu 6 gồm 5 và 1, gồm 4 và 2, gồm 3 và 3 Viết số thích hợp Đếm số ô vuông, điền số tương ứng điền số tương ứng . 5 em đếm 1 đến 6 và 6 đến 1 6 em tham gia.

File đính kèm:

  • docTuần 4.doc
Giáo án liên quan