Bài giảng Toán: luyện tập tuần 10

Củng cố về phép trừ, thực hiện phép trừ trong phạm vi 3.

- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Nhìn tranh tập nêu bài toán và biểu thị tình huống trong tranh bằng phép trừ.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc20 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Toán: luyện tập tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét giờ học. BỒI DƯỠNG - PHỤ ĐẠO TOÁN: LUYỆN TẬP VỀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3 I. MỤC TIÊU: - Củng cố và khắc sâu kiến thức về phép trừ trong phạm vi 3 - HS biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - Rèn kĩ năng tính toán cho HS II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Tính 2 - 1 = 2 + 2 = 1 + 2 = 3 - 2 = 1 + 3 = 3 - 1 = 3 - 1 = 3 + 2 = 3 - 2 = Bài 2: Tính 2 3 3 4 3 1 - - - + + + 1 2 1 1 2 1 Bài 3: Điền dấu >, <, = 4 + o = 5 3 + 2 = o o + 5 = 5 o + 4 = 5 2 + o = 4 o - 2 = 1 2 - o = 1 o - 1 = 2 1 + o = 3 - Học sinh làm lần lượt từng bài - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu - Giáo viên chấm - chữa bài * Hoạt độnh 2: Trò chơi " Tiếp sức " - 3 tổ, mỗi tổ cử 5 bạn lên chơi trò chơi - GV nêu yêu cầu và cách chơi của trò chơi. - Đại diện của 3 tổ thực hiện trò chơi - HS còn lại cổ vũ cho bạn mình - HS và GV nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc Nhận xét giờ học. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 3: ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: SGV II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: 3 tấm bìa có vẽ sẵn tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng và 1 tấm bìa có hình người màu đỏ. 2. Học sinh: Quan sát vị trí các cột đèn tín hiệu, các tín hiệu đèn và thứ tự sắp xếp trên đèn tín hiệu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH * Hoạt động 1: Giới thiệu đèn tín hiệu giao thông Bước 1: GV đàm thoại với HS theo các câu hỏi sau: + Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu? + Tín hiệu đèn có mấy màu? + Thứ tự các màu như thế nào? Bước 2: GV giơ các tấm bìa có đèn đỏ, xanh, vàng và 1 tấm bìa có hình người đứng màu đỏ, 1 tấm bìa có hình người đi màu xanh và cho HS phân biệt: + Loại đèn tín hiệu nào dành cho các loại xe? + Loại đèn tín hiệu nào cho người đi bộ? - GV kết luận * Hoạt động 2: Quan sát tranh (ảnh chụp) Bước 1: HS quan sát tranh 1 và trả lời câu hỏi: + Tín hiệu đèn dành cho các loại xe trong tranh màu gì? + Xe cộ khi đó dừng lại hay đi? + Tín hiệu đèn dành cho người đi bộ lúc đó bật màu gì? + Người đi bộ đang đi hay dừng lại? - HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét chung Bước 2: Quan sát tranh 2 và trả lời + Tín hiệu đèn giao thông lúc đó màu gì? + Các loại xe và người đi bộ như thế nào? - GV cho HS nhận xét từng loại đèn dành cho xe và người đi bộ - Gv kết luận Bước 3: Thảo luận nhóm 2 - GV chia nhóm và nhiệm vụ + Đèn tín hiệu giao thông để làm gì? + Khi gặp tín hiệu đèn đỏ thì các loại xe và người đi bộ phải làm gì? + Khi tín hiệu đèn xanh bật lên thì sao? + Tín hiệu đèn vàng bật sáng để làm gì? - Các nhóm làm việc, GV quan sát và gợi ý thêm cho HS - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận chung * Dặn dò: Về nhà làm theo bài học Ngày soạn: 31 /101 / 2009. Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009. TIẾNG VIỆT HỌC VẦN: IÊU - YÊU I.MỤC TIÊU: - HS đọc và viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý. - Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng. - Phát triển lời nói theo chủ đề: Bé tự giới thiệu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh minh họa các từ khóa, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: êu, phễu, iu, rìu - 1 học sinh đọc câu ứng dụng: Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả. 2. Dạy - học bài mới: TIẾT 1 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần iêu, yêu - giáo viên viết lên bảng: iêu - yêu , và cho học sinh đọc iêu, yêu * Hoạt động 2: Dạy vần iêu a. Nhận diện vần: - Học sinh ghép vần iêu trên đồ dùng và trả lời câu hỏi: + Vần iêu có mấy âm, đó là những âm nào ? - Học sinh: thảo luận so sánh iêu với êu +Giống: kết thúc bằng u + Khác: iêu bắt đầu bằng iê, êu bắt đầu bằng i b. Đánh vần: Vần - Giáo viên phát âm mẫu: iêu - Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Hướng dẫn học sinh đánh vần iê - u - iêu - Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh Tiếng khóa, từ ngữ khóa: - Giáo viên viết bảng diều và đọc diều - Học sinh đọc diều và trả lời câu hỏi + Vị trí các chữ và vần trong tiếng diều viết như thế nào ? - Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: iê - u - iêu dờ - iêu - diêu - huyền - diều diều sáo - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh yêu (Dạy tương tự như iêu) - Giáo viên: vần yêu được tạo nên từ yê và u - Học sinh thảo luận: So sánh yêu với iêu + Giống: kết thúc bằng u + Khác: yêu bắt đầu bằng yê, iêu bắt đầu bằng iê - Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ khoá: yê - u - yêu yêu yêu quý c. Viết: Vần đứng riêng - Giáo viên viết mẫu: iêu, vừa viết vừa nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: iêu - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm Viết tiếng và từ ngữ - Giáo viên viết mẫu: diều và nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: diều - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : buổi chiều yêu cầu hiểu bài già yếu - Giáo viên giải thích các từ ngữ trên - Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại TIẾT 2 * Hoạt động 1: Luyện đọc Luyện đọc lại các âm ở tiết 1 - Học sinh lần lượt phát âm: iêu, diều, diều sáo và yêu, yêu, yêu quý - Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng: - Học sinh nhận xét tranh minh họa của đoạn thơ ứng dụng - Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp - Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu thơ ứng dụng * Hoạt động 2: Luyện viết - Học sinh lần lượt viết vào vở: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý - Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm - Giáo viên chấm, nhận xét * Hoạt động 3: Luyện nói - Học sinh đọc tên bài luyện nói: Bé tự giới thiệu - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ gì ? + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Ai đang tự giới thiệu về mình? + Em hãy tự giới thiệu về mình cho cả lớp cùng nghe? + Chúng ta sẽ tự giưói thiệu về mình trong trường hợp nào? + Khi giới thiệu chúng ta cần nói những gì? 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo - Học sinh tìm vần vừa học. - Về nhà ôn lại bài và xem trước bài 42. Nhận xét giờ học. SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần - Giáo dục học sinh ý thức phê và tự phê II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Đánh giá tuần qua: Ưu: - Tuần qua các em thực hiện tốt các nề nếp của trường, đội, lớp đề ra - Phần lớn các em đi học đều và đúng giờ - Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ, gọn gàng - Tích cực trong giờ học: Ly, My, Tuấn, Cường, Hùng, Nhân... - Có nhiều tiến bộ trong học tập: Phong, LyLy, Thịnh, T.Tuấn... Khuyết: - Chưa ngoan trong giờ học - Nghỉ học không phép: Hiếu - Tóc chưa gọn gàng: MiNi, Phương - Chưa có ý thức giữ vở sạch: Thanh, Hiếu 2. Phương hướng tuần tới: - Phát huy ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm trên - Thi đua tuần học tốt, giờ học tốt, bài làm giỏi mừng ngày nhà giáo VN 20/11 - Diễn văn nghệ chào mừng 20 - 11 (Ngày 17) - Thi đua dành nhiều điểm 10 tặng cô - Vệ sinh môi trường: Xanh - Sạch - Đẹp - Tích cực hơn nữa trong các giờ học - Thứ hai mặc đồng phục BUỔI CHIỀU HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: SINH HOẠT SAO I. MỤC TIÊU: - Học sinh thuộc mô hình sinh hoạt sao tự quản. - Giáo dục học sinh ý thức tự quản. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: * Hoạt động 1: Học sinh tập qui trình sinh hoạt sao theo mô hình tự quản - Học sinh nhắc lại các bước sinh hoạt sao - Học sinh thực hiện qui trình sinh hoạt sao tự quản - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Giáo viên nhận xét, tuyên dương * Hoạt động 2: Trò chơi 'Nhảy đúng - Nhảy nhanh'' - Học sinh nhắc lại cách chơi - Học sinh thực hiện trò chơi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương Nhận xét giờ học BỒI DƯỠNG - PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: RÈN VIẾT CHO HỌC SINH I. MỤC TIÊU: - HS viết nhanh, đẹp và đúng chuẩn. - HS hiểu và làm đúng bài tập. - Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ giữ vở. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HOC: * Hoạt động 1: Viết chính tả - GV cho HS viết vào vở: Chào mào có áo màu nâu Cữ mùa ổi chín từ đâu bay về. Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả. Để nghỉ trưa ở đồi, tổ em chịu khó làm lều trại. Quê em, nhiều người yêu mùa hè. - GV đọc mẫu một lần, HS chú ý lắng nghe. - HS luyện viết từ khó vào bảng con. - GV đọc từng tiếng cho HS viết vào vở. - GV quan sát và giúp đỡ HS chậm. - GV đọc lại bài, HS dò lại bài và viết lỗi sai ra lề vở. - GV chấm một số bài và nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập + Điền vần iêu hay yêu: giới th... h... bài ... quý già ... vải th... ... điệu + Điền vần ua hay ưa: buổi tr... m... hát m... hè khế ch... quả d... say s... - HS nêu yêu cầu rồi tự làm bài. - GV quan sát và giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. * Dặn dò: Về nhà ôn lại bài và làm lại nhwngx bài sai. Nhận xét giờ học. BỒI DƯỠNG - PHỤ ĐẠO TOÁN: LUYỆN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4 I. MỤC TIÊU: - Củng cố và khắc sâu các phép cộng và trừ trong phạm vi 4 - Rèn cách tính toán nhanh cho HS II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1:Tính 5 - 1 = 4 - 2 = 5 - 2 = 3 - 2 = 5 - 3 = 4 - 3 = 2 - 1 = 3 - 1 = 5 - 4 = Bài 2: Tính 5 5 3 4 5 2 - - - - - - 1 3 2 3 4 1 Bài 3: Điền dấu >, <, = 2 + o = 3 3 + 2 = o o + 5 = 5 o + 1 = 2 2 + o = 5 o - 3 = 1 3 - o = 1 o - 2 = 2 4 - o = 3 Bài 4: Điền số và dấu để có phép tính đúng = 3 - GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của từng bài - Học sinh làm lần lượt từng bài - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu - Giáo viên chấm - chữa bài Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docGiao antuan 10Lop1CTKN.doc
Giáo án liên quan