I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while do trong Pascal.
2. Kĩ năng:
- Làm các bài tập về câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while do trong Pascal.
- Viết chương trình sử dụng câu lệnh lặp lệnh ghép trong Pascal.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
- HS: Vở ghi, sách giáo khoa.
2 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin học 8 Tuần 27 - Tiết 54 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/03/2014
Ngày day: 11/03/2014
Tuần 27
Tiết: 54
BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while do trong Pascal.
2. Kĩ năng:
- Làm các bài tập về câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while do trong Pascal.
- Viết chương trình sử dụng câu lệnh lặp lệnh ghép trong Pascal.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
GV: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
HS: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- GV đặt vấn đề, hướng dẫn, ra bài tập, quan sát hướng dẫn. HS vấn đáp làm việc nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:................................................................................................................
8A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài học.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (38’) Lý thuyết.
+ GV: Yêu cầu HS đọc và làm các bài tập 4, 5 SGK/71. Bài tập ngoài.
+ GV: Chia lớp thành 6 nhóm học tập và làm các bài tập trên.
+ GV: Quan sát hướng dẫn các nhóm thảo luận các bài tập trên.
Hoạt động 2: (13’) Câu hỏi và Bài tập 4.
+ GV: Đưa ra yêu cầu:
Cho đoạn lệnh sau:
S := 0; n := 0;
While S <= 10 do
Begin n := n + 1; S := S + n end;
+ GV: Với đoạn lệnh trên chương trình thực hiện bao nhiêu vòng lặp.
Cho đoạn lệnh sau:
S := 0; n := 0;
While S <= 10 do
n := n + 1; S := S + n;
+ GV: Với đoạn lệnh trên chương trình thực hiện bao nhiêu vòng lặp.
+ GV: Yêu cầu HS giải thích vì sao câu lệnh trên lại lặp vô hạn lần.
+ GV: Cho HS thảo luận nhóm trong vòng 5’ để rút ra nhận xét từ hai đoạn chương trình trên sau khi đã được tìm hiểu.
+ GV: Nhận xét đánh giá và rút ra kết luận cho HS.
Hoạt động 3: (13’) Câu hỏi và Bài tập 5.
+ GV: Hãy chỉ ra lỗi sai trong các câu lệnh sau đây:
a) x:=10; While x:=10 do x:= x+5;
b) x:=10; While x=10 do x= x+5;
c) s := 0; n := 0; While s <= 10 do n:=n+1; s:=s+n;
+ GV: Quan sát các nhóm thảo luận và hướng dẫn giải thích cho HS.
+ GV: Các nhóm thực hiện xong, đại diện nhóm lên bảng thuyết trình bài làm của nhóm.
+ GV: Nhận xét đánh giá sửa chữa các lỗi sai của các nhóm.
Hoạt động 4: (13’) Câu hỏi và Bài tập 6.
+ GV: Viết chương trình Pascal để tính tổng của 100 số tự nhiên đầu.
+ GV: Hướng dẫn HS thuật toán thực hiện của bài toán.
+ GV: Quan sát hướng dẫn từng nhóm thực hiện viết chương trình.
+ GV: Yêu cầu các nhóm thực hiện xong lên bảng trình bày kết quả
+ GV: Nhận xét đánh giá sửa chữa các lỗi sai của các nhóm.
+ GV: Viết chương trình mô tả bài toán trên Pascal chạy và giải thích ý nghĩa các câu lệnh cho HS.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung bài tập cho HS.
+ HS: Đọc và nghiên cứu SGK làm các bài tập theo yêu cầu.
+ HS: Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi đề ra.
+ HS: Thảo luận theo nhóm trình bày vào bảng phụ.
+ HS: Tập trung lắng nghe.
+ HS: Các nhóm trình bày kết quả của mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ HS: Với đoạn lệnh trên chương trình thực hiện 5 vòng lặp.
+ HS: Các nhóm tìm hiểu thảo luận về thuật toán được đưa ra.
+ HS: Các nhóm thực hiện dưới sự trợ giúp và hướng dẫn của GV.
+ HS: Chương trình thực hiện vô tận vì sau câu lệnh n := n + 1 câu lệnh lặp kết thúc nên điều kiện S = 0 luôn được thỏa mãn.
+ HS: Điều kiện cần được thay đổi để chuyển sang trạng thái không thỏa mãn. Khi đó vòng lặp mới kết thúc hữu hạn các bước. câu lệnh trong Whiledo thường là câu lệnh ghép.
+ HS: Thảo luận nhóm trình bày kết quả vào bảng phụ.
a) Thừa dấu hai chấm trong điều kiện.
b) Thiếu dấu hai chấm trong câu lệnh gán;
c) Thiếu các từ khóa begin và end trước và sau các lệnh n := n+ 1 và s := s + n, do đó vòng lặp trở thành vô tận.
+ HS: Các nhóm trình bày kết quả của mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ HS: Tập trung lắng nghe quan sát nhận xét à ghi nhớ kiến thức.
+ HS: Thảo luận theo nhóm trình bày vào bảng phụ. Chương trình:
var i: byte;
S: longint;
begin
S:= 0;
i:= 1;
while i <= 100 do
begin
S:= S + i;
i:= i +1;
end;
write('Tong tu 1 den 100 la:',S);
readln;
end.
3. Bài tập 4.
Câu a.
- Với đoạn lệnh trên chương trình thực hiện 5 vòng lặp.
Câu b.
- Chương trình thực hiện vô tận vì sau câu lệnh n := n + 1 câu lệnh lặp kết thúc nên điều kiện S = 0 luôn được thỏa mãn.
* Nhận xét: Điều kiện cần được thay đổi để chuyển sang trạng thái không thỏa mãn. Khi đó vòng lặp mới kết thúc hữu hạn các bước. câu lệnh trong Whiledo thường là câu lệnh ghép.
4. Bài tập 5.
a) Thừa dấu hai chấm trong điều kiện.
b) Thiếu dấu hai chấm trong câu lệnh gán;
c) Thiếu các từ khóa begin và end trước và sau các lệnh n := n+ 1 và s := s + n, do đó vòng lặp trở thành vô tận.
5. Bài tập 6.
Chương trình:
var i: byte;
S: longint;
begin
S:= 0;
i:= 1;
while i <= 100 do
begin
S:= S + i;
i:= i +1;
end;
write('Tong tu 1 den 100 la:',S);
readln;
end.
4. Củng cố:
- Củng cố trong nội dung bài học.
5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’)
- Học bài kết hợp SGK. Xem lại các bài tập đã làm.
6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 27 tiet 54 tin 8 2013 2014.doc