Bài giảng Tin học 8 Tuần 26 - Tiết 52 - Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp while … do

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước trong chương trình có sẵn;

- Biết lựa chọn câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước hoặc câu lệnh lặp với số lần biết trước phù hợp cho từng tình huống cụ thể;

- Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến;

 

doc2 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin học 8 Tuần 26 - Tiết 52 - Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp while … do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/03/2014 Ngày day: 04/03/2014 Tuần 26 Tiết: 52 Bài thực hành 6: SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE DO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước trong chương trình có sẵn; - Biết lựa chọn câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước hoặc câu lệnh lặp với số lần biết trước phù hợp cho từng tình huống cụ thể; - Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến; - Rèn luyện khả năng đọc hiểu chương trình. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn. II. Chuẩn bị Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu, phòng máy. Hs: Vở ghi, sách giáo khoa. III. Phương pháp: - Gv hướng dẫn, thao tác mẫu, quan sát, sửa sai. Hs quan sát, tự thực hiện theo yêu cầu. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 8A1:................................................................................................................ 8A2:................................................................................................................ 2. Kiểm tra 15’: Câu 1: Trình bày cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước trong Pascal? Cho ví dụ? Đáp án: Trong Pascal câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước có dạng: While do ; (2 điểm) Trong đó: - điều kiện thường là một phép so sánh; (2 điểm) - câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép. (2 điểm) Cho được ví dụ đúng (1 điểm) Câu 2: Cách sử dụng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước trong Pascal? Câu lệnh lặp này được thực hiện như sau: 1. Kiểm tra điều kiện. (1 điểm) 2. Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1. (2 điểm) 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: (28’) Thực hành bài tập 2. + GV: Đưa ra yêu cầu của bài tập 2. + GV: Phân tích bài toán và yêu cầu HS trình bày ý tưởng thực hiện. + GV: Nhận xét và sửa chữa sai sót cho HS. + GV: Yêu cầu HS xác định Input và Output của bài toán? + GV: Nhận xét và sửa chữa sai sót cho HS. + GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đưa ra thuật toán của bài toán. + GV: Quan sát và hướng dẫn các nhóm thực hiện theo yêu cầu. + GV: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của các nhóm thực hiện. + GV: Nhận xét đánh giá và sửa chữa sai sót cho HS. + GV: Rút ra kết luận và hướng dẫn HS mô tả thuật toán thực hiện của chương trình. + HS: Nếu HS gặp khó khăn trong tìm hiểu thuật toán GV sử dụng các cấu trúc điều khiển để minh họa. + GV: Yêu cầu HS dự kiến các biến đếm sử dụng trong chương trình dựa trên thuật toán vừa mô tả. + GV: Yêu cầu HS gõ chương trình SGK/73 và lưu với tên KT_SNT. + GV: Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh. + GV: Yêu cầu HS biên dịch chương trình và sửa lỗi nếu có. + GV: Chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau kiểm tra kết quả nhận được. + GV: Hướng dẫn HS thực hiện viết chương trình trên. + GV: Giúp đỡ và giải đáp các thắc mắc của các em trong quá trình viết chương trình. + GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện trên máy. + GV: Sửa chữa những sai sót các em mắc phải. + GV: Sử dụng một số bài trình diễn cho các bạn quan sát và nhận xét. + HS: Đọc SGK và thực hiện. + HS: Kiểm tra lần lượt N có chia hết cho các số tự nhiên hay không. Kiểm tra chia hết bằng phép chia lấy dư. + HS: Xác định bài toán: - Input: Số tự nhiên N; - Output: N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố. + HS: Thuật toán: - Bước 1: Nhập số tự nhiên N: - Bước 2: Nếu N 0 thông báo N không phải là số tự nhiên, rồi chuyển đến bước 4; - Bước 3: Nếu N > 0: 3.1. i ß 2; 3.2. Trong khi N mod i 0 còn đúng thì i ß i + 1; 3.3. Nếu i = N thì thông báo N là số nguyên tố, rồi chuyển đến bước 4. Ngược lại, thông báo N không phải là số nguyên tố; - Bước 4: Kết thúc. + HS: Dự kiến là n, i thuộc các kiểu dữ liệu số nguyên. + HS: Gõ chương trình như SGK/73. Lưu bài dùng phím F2. + HS: Giải thích về cách chạy của từng câu lệnh. + HS: Biến dịch và sửa chữ những sai sót mắc phải. + HS: Chạy chương trình với bộ dữ liệu khác nhau và tự kiểm chứng ra nháp. + GV: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. + HS: Tìm hiểu bài toán và nhờ GV chỉnh sửa nếu như có thắc mắc không giải đáp được. + HS: Thao tác dưới sự hướng dẫn của GV. + HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp. + HS: Thực hiện nhận xét cá bài tập của các bạn đã làm. 2. Bài tập 2: * Xác định bài toán: - Input: Số tự nhiên N; - Output: N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố. * Thuật toán: - Bước 1: Nhập số tự nhiên N: - Bước 2: Nếu N 0 thông báo N không phải là số tự nhiên, rồi chuyển đến bước 4; - Bước 3: Nếu N > 0: 3.1. i ß 2; 3.2. Trong khi N mod i 0 còn đúng thì i ß i + 1; 3.3. Nếu i = N thì thông báo N là số nguyên tố, rồi chuyển đến bước 4. Ngược lại, thông báo N không phải là số nguyên tố; - Bước 4: Kết thúc. 4. Củng cố: - Củng cố trong nội dung bài học. 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’) - Học bài kết hợp SGK. - Đọc trước nội dung bài tiếp theo. 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctuan 26 tiet 52 tin 8 2013 2014.doc
Giáo án liên quan