- Đọc đúng tiếng từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Lãn Ông, danh lợi, mụn mủ, nồng nặc.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng những từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông. Đọc diễn cảm toàn bài.
35 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết1: tập đọc thầy thuốc như mẹ hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
………………………………….o0o……………………………..
Ngày soạn: 19 / 12 / 2006
Ngày dạy: 22 / 11 / 2006
Tiết 3: Toán:
luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn lại các bài toán cơ bảm về tỉ số phần trăm: Tính tỉ số phần trăm của hai số, Tính một số phần trăm của một số, Tính một số khi biết một số phần trăm của số đó.
- HS vận dụngótots kiến thức đã học để làm các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và tính toán cẩn thận.
II- hoạt động dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ: (3’)
GV: Kiểm tra VBT HS về nhà làm.
GV: Nhận xét ý thức học bài ở nhà của HS.
2) Bài mới: (35’)
a. Giới thiệu bài: (1’)
GV: Giới thiệu bài, nêu và ghi tên bài lên bảng.
b. HD luyện tập: (34’)
Bài 1: SGK/79
GV: Y/c HS đọc đề bài toán.
GV: Y/c HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42: (Tính thương của 37 : 42 sau đó nhân thương với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải số đó.
GV: Y/c HS làm bài.
GV: Theo dõi HDHS yếu làm bài.
HS: 2 em lên bảng làm bài.
HS: Nhận xét bài bạn làm trên bảng.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: SGK/79
GV: Y/c HS đọc đề bài toán.
H: Muốn tìm 30% của 97 ta làm ntn? ( ... ta lấy 97 nhân với 30 rồi chia cho 100).
GV: Y/c HS làm bài.
GV: Theo dõi HDHS yếu làm bài.
HS: 2 em lên bảng làm bài.
HS: Nhận xét bài bạn làm trên bảng.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: SGK/79
HS: Đọc đề bài toán.
GV: Y/c HS nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72: ( Lấy 72 nhân với 100 và chia cho 30).
HS: Tự làm bài vào vở.
HS: 2 em lên bảng làm bài.
GV+HS nhận xét, sửa sai và ghi điểm cho HS.
3) Củng cố, dặn dò: (2’)
GV: Tổng kết tiết học, dặn HS về làm bài VBT và chuẩn bị bài sau.
…………………………….o0o……………………………………..
Tiết 3: Địa lý:
ôn tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III- Hoạt động dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
GV: Yêu cầu 2 em ( Thảo, Thuỷ ) lên bảng trả lời câu hỏi sau;
H: Thương mại gồm các hoạt động nàoH: Thương mại có vai trò gì?
H: Nước ta xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng gì là chủ yếuH:
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2) Bài mới: (30’)
GV: Giới thiệu bài, nêu và ghi tên bài lên bảng (1’).
Hoạt động 1: (20’) Bài tập tổng hợp.
GV: Y/c HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiêú học tập
Các em hãy cùng thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Điền số liệu, thông tin thích hợp vào ô trống:
a) Nước ta có dân tộc.
b) Dân tộc có số dân đông nhất là dân tộc sống chủ yếu ở
.
c) Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở .
d) Các sân bay quốc tế của nước ta là sân bay:
ở
ở
ở
e) 3 thành phố có cảng biển lớn bậc nhất nước ta là:
ở miền Bắc.
ở miền Trung.
ở miền Nam.
2. Ghi vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai:
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên.
ở nước ta lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng.
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyể hàng hoá và hành khách ở nước ta.
Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta.
HS: Các nhóm báo cáo kết quả làm bài trước lớp.
GV: Nhận xét, sửa chữa câu trả lời của HS và tổng hợp nội dung kiến thức.
Hoạt động 2: (9’) Làm việc với bản đồ.
GV: Treo bản đồ hành chính VN nhưng không có tên các tỉnh, thành phố.
HS: Lần lượt từng em lên chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước theo y/c của GV.
GV: Nhận xét, tuyên dương.
3) Củng cố dặn dò: (2’)
GV: Tổng kết nội dung bài vừ ôn tập.
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về ôn lại các kiến thức, kĩ năng địa lí dã học và chuẩn bị bài sau.
…………………………………….o0o……………………………….
Tiết 3: Tập làm văn:
làm biên bản một vụ việc
I- Mục tiêu:
- Phân biệt được sự khác nhau, giống nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
- Lập được biên bản về vụ việc.
II- Đồ dùng dạy học :
GV và HS : Sách giáo khoa , vở bài tập.
III- Hoạt động dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
GV: Gọi HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của 1 em bé (3 em).
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2) Bài mới: (35’)
a. Giới thiệu bài : ( 1’)
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng, 2- 3 em nhắc lại đề bài.
b. Hướng dẫn luyện tập: (34’)
Bài 1: (16’)
GV: Gọi HS đọc y/c và nội dung của bài tập.
GV: Y/c HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi của bài.
GV: Theo dõi, HD thêm cho HS làm bài.
GV: Gọi HS phát biểu.
GV: Ghi nhanh lên bảng và ý kiến của HS.
Sự giống nhau
Sự khác nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu: Có tên biên bản, có Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Phần chính: Cùng có ghi:
+ Thời gian.
+ Địa điểm.
+ Thành phần có mặt.
+ Nội dung sự việc.
- Phần kết: Cùng có ghi:
+ Ghi tên.
+ Chữ kí của người có trách nhiệm.
- Biên bản cuộc họp có: Báo cáo, phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có: Lời klhai của những người có mặt.
Bài 2: (18’)
GV: Gọi HS đọc y/c và gợi ý của bài tập.
GV: Gợi ý HS dựa vào biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột và phần gợi trong SGK để làm bài.
HS: Làm bài.
GV: Gọi HS đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe (3-5 em).
GV: nhận xét, ghi điểm cho HS viết đạt y/c.
3) Củng cố dặn dò; (2’)
GV: Nhận xét tiết học.
Dặn HS về hoàn thành biên bản và chuẩn bị bài sau.
………………………………o0o……………………………
Tiết 4: Khoa học:
tơ sợi
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể tên được một số loại vải thường dùng để may chăn, màn, quần áo.
- Biết được một số công đoạn để làm ra một số loại tơ sợi tự nhiên.
- Làm thí nghiệm để phát tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II- Đồ dùng dạy học:
Các hình ảnh và thông tin minh hoạ SGK.
HS chuẩn bị các mẫu vải.
III- Hoạt đông dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ: (3’)
GV: Y/c 2 em ( Phong , Vy ) lên bảng trả lời câu hỏi sau:
H: Hãy nêu tính chất của chất dẻo?
H: Khi sử dụng đò dùng làm bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì?
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2) Bài mới: (30’)
GV: GIới thiệu bài, nêu và ghi tên bài lên bảng. (1’)
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. (10’)
* Mục tiêu: HS kể được tên một số loại tơ sợi .
* Cách tiến hành:
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, cùng quan sát và TLCH : Hình nào có liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?
GV: Theo dõi, HD các nhóm thảo luận.
HS: Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
GV: Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng:
H1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
H2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
H3: Liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
HS: Kể tên một số loại vải thường dùng để may chăn, màn, quần áo mà bạn biết.
H: Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh và sợi gai, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
+ Các sợi có nguồn gốc từ thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh và sợi gai.
+ Các sợi có nguồn gốc từ động vật: tơ tằm.
GV: Giảng:
+ Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên.
+ Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo.
Hoạt động 2: Thực hành. (8’)
* Mục tiêu: HS làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
* Cách tiến hành:
GV: Y/c nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục Thực hành SGK/67. Thư kí ghi lại kết quả quan sát được khi làm thực hành.
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình.
GV: Nhận xét, kết luận:
+ Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro.
+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại.
Hoạt động 2: Thực hành. (11’)
* Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
* Cách tiến hành:
GV: Y/c HS đọc thông tìn SGK/67 và hoàn thành bảng sau:
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1. Tơ sợi tự nhiên:
- Sợi bông
- Tơ tằm
2. Tơ sợi nhân tạo:
Sợi ni lông
GV: Theo dõi, HD HS làm bài.
HS: Làm bài xong, đọc kết quả bài làm của mình cho cả lớp nghe (2 em).
HS: Theo dõi bài bạn, đối chiếu với bài làm của mình, nhận xét và bổ sung thêm.
GV: Nhận xét, kết luận bài làm đúng theo nội dung bảng thông tin SGK/67.
GV: Y/c HS đọc lại bảng thông tin SGK/67.
3) Củng cố dặn dò: (2’)
H: Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiênH:
H: Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạoH:
GV: Tổng kết tiết học, dặn HS về ghi nhớ thông tin SGK/67 và chuẩn bị bài sau.
……………………………….o0o……………………………..
Tiết 5: Sinh hoạt tuần 15
I- Mục tiêu:
- Nhận xét các hoạt động tuần qua.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- GD các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
II- Nội dung sinh hoạt:
1) Đánh giá hoạt động trong tuần.
HS: Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
HS: Các tổ trưởng đánh giá hoạt động của tổ mình trong tuần.
ý kiến các thành viên trong lớp.
GV: Nhận xét chung.
* Đạo đức:
- Nhìn chung trong tuần qua các em ngoan hiền lễ phép, vâng lời thầy cô. Đoàn kết bạn bè và cùng nhau tiến bộ.
* Học tập:
- Các em có ý thức học tập tương đối tốt, học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Giữ gìn sách vở tương đối cẩn thận.
* Các hoạt động khác:
- Thực hiện nghiêm túc nội qui trường lớp. Thường xuyên chăm sóc bồn hoa hàng ngày.
- Vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ.
2) Phương hướng hoạt động tuần tới:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Giữ gìn và bảo quản sách vở cẩn thận.
- Nộp tiền quỹ hội theo quy định.
- Tự giác học tập tốt, nâng cao chất lượng học tập.
- Tham gia tốt phong trào hoạt động đội.
3) Biện pháp:
- Thường xuyên ra bài và kiểm tra hàng ngày để có biện pháp kèm cặp kịp thời.
- Phân công HS khá kèm cặp HS yếu kém để nâng cao chất lượng.
- Luôn khuyến khích và động viên kịp thời.
4) Nhận xét, tuyên dương:
File đính kèm:
- TUAN 16 b.doc