Bài giảng Tiết I- Môn tập làm văn bài: luyện tập tả cảnh

Mục tiêu:

 - Tiếp tục luyện tập tả cảnh sông nước: xác định các đoạn của bài văn, quan hệ liên kết giữa các đoạn trong bài văn.

 - Luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong một đoạn

 

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết I- Môn tập làm văn bài: luyện tập tả cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2006 Tiết 1- Môn tập làm văn Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Tiếp tục luyện tập tả cảnh sông nước: xác định các đoạn của bài văn, quan hệ liên kết giữa các đoạn trong bài văn. - Luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong một đoạn II. Chuẩn bị: Một số hình ảnh liên hệ cảnh sông nước. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Xuân Tuấn, Thúy: Trình bày lại dàn ý hoàn chỉnh của bài văn miêu tả cảnh sông nước mà em đã làm ở tiết trước. - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới: 1 Giới thiệu bài 2. Luyện tập Bài tập1 Chú ý : học sinh đọc to 1 lượt , cả lớp đọc thầm . Lời giải : a. Các phần mở bài, thân bài , kết bài Mở bài Câu mở đầu (Vịnh Hạ Longlà một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam). Thân bài Gồm ba đoạn tiếp theo, mỗi đọan tả một đặc điểm của cảnh. Kết luận Câu văn cuối (Núi non, sóng nước....mãi mãi giữ gìn.) b. Các đọan của thân bài ý mỗi đọan: Đoạn 1 Tả sự kỳ vĩ của Hạ Long và hàng ngàn hòn đảo. Đoạn 2 Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long. Đọan 3 Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa. c. Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đọan, Xét trong trong toàn bài, những cau vănđó còn có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau. Bài tập 2: - GV nhắc HS: Để chọn đung câu mở đọa, cần xem những câu cho sẵn có nêu được ý bao trùmcủa cả đoạn không. - Lời giải: Đoạn 1 Điền câu b vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng. Đoạn 2 Điền câu c vì câu này nêu được ý chung của đọan văn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc. Bài 3: - GV nhắc HS viết xong phải kiểm tra câu văn có nêu được ý bao trùm của đoạn, có phối hợp với câu trong đọan không. - Cho HS làm bài cá nhân. - Một số HS trình bày bài. - HS, GV nhận xét. C. Củng cố dặn dò Tiết 2 : Môn Toán Bài : HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu : Giúp HS Bước đầu nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng đơn giản ,thường gặp). Tiếp tục học cách đọc, cách viết số thập phân. II. Chuẩn bị: kẻ bảng phụ nội dung như SGK, cách viết số thập phân. III. Các họat động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Hoàng Tuấn : lên bảng làm bài tập 2. Hùng: làm BT 3 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Giới thiệu các hàng ,giá trị của các chữ số ở các hàng và cách đọc, viết số thập phân . - GV hướng dẫn HS quan sát bảng trong SGK và giúp HS nêu được phần nguyên của số thập phân gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm, nghìn,... Phần thập phân của các số thập phân gồm các hàng: Phần mười, phần trăm,phần nghìn,... Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc 1 bằng (tức 0,1 ) đơn vị của hàng cao hơn liền trước. 10 - GV hướng dẫn để HS tự nêu được cấu tạo của từng phần trong số thập phân rồi đọc. VD: Trong số thập phân 375,406 + Phần nguyên gồm có: 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị . + phần thập phân gồm có : 4 phần mười , 0 phần trăm ,6 phần nghìn. Đọc: ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu . - GV cho HS trao đổi ý kiến thống nhất cách đọc ,cách viết như SGK 2. Thực hành - GV hướng dẫn HS tự làm các BT rồi chữa bài . Bài 1: HS làm bài cá nhân, chữa bài miệng Bài 2: HS viết số thập phân rồi chữa 2 HS lên bảng viết, cả lớp làm VBT . Kết quả viết là : 3,9 ; 72,54 ; 280,975 ; 102,416 . Bài 3: HS tự làm rồi lên bảng chữa . Kết quả là : 5 9 35 6 6 3,5 = 3 ; 7,9 = 7 ;12,35 = 12 ;20,006 = 20 ;8,06 = 8 10 10 100 1000 100 C. Củng cố dặn dò Tiết 3 : Luyện từ và câu Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu : Nhận biết được nét khác biệt về nghĩa của từ nhiều nghĩa.Hiểu mối quan hệ giữa chúng . Biết nhận biết được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa . Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa (là ĐT) II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ : H: Thế nào là từ nhiều nghĩa ?Cho VD H: Tìm nghĩa chuyển của những từ:lưỡi, miệng , cổ, tay , lưng . B. Bài mới 1. Giới thiệu bài . 2. Luyện tập . Bài tập1: HS đọc yêu cầu Cho HS Làm bài . GV nhận xét chốt lời giải đúng . Bài tập 2: HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài ,trình bày kết quả GV nhận xét chốt ý Dòng b : Sự vận động nhanh Bài tập 3: Cách tiến hành như BT 2 lời giải: Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc. Bài tập 4 : Cho HS làm bài C. Củng cố dặn dò Sang Nguyên 1 HS, cả lớp đọc thầm. 2 HS lên bảng làm ,cả lớp làm VBT HS cả lớp nhận xét bài HS Làm bài cá nhân , trình bày bài HS Nhận xét Các nhóm đạt câu vào bảng phụ . Đại diện các nhóm trình bày HS nhận xét Tiết 4 : Mỹ thuật Vẽ tranh : ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu : Giúp HS Hiểu biết về an toàn giao thông và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài . Vẽ được tranh an toàn giao thông theo cảm nhận riêng . Có ý thức chấp hành luật giao thông . II.Chuẩn bị: tranh ảnh an toàn giao thông , một số biển báo giao thông. II. Các họat động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ Học , Lê Thảo : Nêu các cach vẽ trang trí đối xứng qua trục B. Bài mời 1. Giới thiệu bài 2. Tìm chọn nội dung đề tài - GV cho HS quan sát tranh về đề tài ATGT. - Gợi ý HS nhận xét được những hình ảnh đúng hoặc sai về ATGT ở tranh - Ví dụ Vẽ đường phố, vẽ cảnh HS đi bộ trên vỉa hè, HS sang đường, cảnh người qua lại ở ngã ba, ngã tư.... 3. Các vẽ tranh: - Cho HS quan sát tranh, tìm ra các bước vẽ tranh - GV nhận xét chốt câu trả lời đúng + Sắp sếp và vẽ các hình ảnh + Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Điều chỉnh vẽ và vẽ thêm các chi tiế cho tranh sinh động. + Vẽ mầu theo ý thích. 4. Thực hành: - GV quan sát giúp đỡ những HS yếu. 5. Nhận xét, đánh giá sản phẩm: - GV đưa tiêu chí đánh giá C. Củng cố dặn dò: - HS quan sát - Một số HS trả lời. - HS trả lời - Lớp nhận xét - HS thực hành vẽ tranh - HS trưng bày sản phẩm - Nhận xét bài của bạn. Tiết 5 - Thể dục Bài ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI "TRAO TÍN GẬY" I. Mục tiêu: - Ôn để củng cố nâng cao kỹ thuật đội hình đội ngũ. Yeu cầu tập hợp hàng nhanh và thao tác thành thạo các kỹ thuật động tác đội hình đội ngũ. - Tham gia trò chơi nhiệt tình, đúng luật II. Chuẩn bị: Vệ sinh bãi tập III. Nội dung và phương pháp: A. Phần mở đầu. - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung. - Khởi động. - Kiểm tra bài cũ. B. Phần cơ bản: - Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi sai nhịp. - GV điều khiển lớp tập (Hai lần) - Chia tổ luyện tập, tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa sai. - Thi trong tổ, các tổ. * Chơi trò chơi "Trao tín gậy" - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, quy luật chơi. - Cả lớp cùng chơi. - Thi đua giữa các tổ. C. Phần kết thúc: - Thực hiện một số động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bai. - GV nhận xét tiết học. Buổi chiều Tiết 1 : Môn Toán Bài : HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN I/ Mục tiêu : Giúp HS Tiếp tục học cách đọc , cách viết số thập phân. III/ Các hoạtđộng dạy học A. Kiểm tra bài cũ Tuấn Anh: lên bảng làm bài tập 2 , M. Linh: làm BT 3 B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Thực hành GV hướng dẫn HS tự làm các BT rồi chữa bài . Bài 1: HS làm bài cá nhân, chữa bài miệng Bài 2 : HS viết số thập phân rồi chữa 2 HS lên bảng viết, cả lớp làm VBT . Kết quả viết là : 5,9 ; 24,18 ; 55,555 ; 2ô2,08 ; 0,001 Bài 3 : HS tự làm rồi lên bảng chữa . Kết quả là : 5 33 5 908 3,5 = 3 ; 6,33 = 6 ; 18,05 = 18 ; 217,908 = 217 10 10 100 1000 * Bài tập thêm : HS làm bài cá nhân , lên bảng chữa . Viết các số thập phân sau thành hỗn số có chứa phân số thập phân . 8,7 ; 12,34 ;928,603 ; 2006,287 . C . Củng cố dặn dò Tiết 2- Môn tập làm văn: Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong một đoạn II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Phương Nam, Toản: Trình bày lại dàn ý hoàn chỉnh của bài văn miêu tả cảnh sông nước mà em đã làm ở tiết trước. - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới: 1 Giới thiệu bài 2. Luyện tập HS yếu hoàn tất bài tập , cả lớp làm vào VBT Bài tập 1: - GV nhắc HS: Để chọn đúng câu mở đọan, cần xem những câu cho sẵn có nêu được ý bao trùmcủa cả đoạn không. - Lời giải: Đoạn 1 Điền câu b vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng. Đoạn 2 Điền câu c vì câu này nêu được ý chung của đọan văn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc. Bài 2: - GV nhắc HS viết xong phải kiểm tra câu văn có nêu được ý bao trùm của đoạn, có phối hợp với câu trong đọan không. - Cho HS làm bài cá nhân. - Một số HS trình bày bài. - HS, GV nhận xét. C. Củng cố dặn dò

File đính kèm:

  • docthứ 5.doc
Giáo án liên quan