-Thực hiện được cộng, trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20.
-Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
-Biết giải toán có nội dung hình học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Tranh SGK, phiếu bài tập, bảng phụ.
-HS: Vở.
7 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 91: luyện tập chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn thẳng có độ dài cho trước.
-Biết giải toán có nội dung hình học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Tranh SGK, phiếu bài tập, bảng phụ.
-HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ (5’)
-HS1: Đặt tính và tính: 14+5
-HS2: Tính: 12+3+1=?
-HS3: Sửa bài 3 SGK, trang 124.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-GV nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài (1’) GV giới thiệu tên bài học: Luyện tập chung và nêu mục tiêu cần đạt của bài học.
Thực hành (25’)
Bài 1: Tính
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS làm tính cộng và tính trừ hai số theo các dạng đã học (câu a) và làm tính cộng, tính trừ ba số (câu b).
-Làm mẫu.
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
Bài 2: Khoanh số thích hợp
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS so sánh các số rồi khoanh vào số lớn nhất (câu a) và số bé nhất (câu b).
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
Giải lao giữa tiết (3’)
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4cm
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng dài 4cm. Lưu ý cách đặt thước.
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
Bài 4: Giải bài toán có lời văn
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán:
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
-Hướng dẫn HS theo dõi và đọc tóm tắt đoạn thẳng.
-Muốn biết hộp có tất cả bao nhiêu cái bút ta làm thế nào?
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
-HS nhắc lại tên bài học.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS làm phiếu bài tập. HSKK làm cột 1, 2 câu a; cột 1 câu b.
-HS lên bảng.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS làm phiếu bài tập. HSKK làm câu a.
-HS làm bảng phụ.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS làm vở.
-HS lên bảng.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-HS trả lời. HSKK nhắc lại.
-HS theo dõi.
-HS trả lời. HSKK nhắc lại.
-HS làm vở.
-HS lên bảng.
-HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (4’)
-Gọi HS nêu các bước giải bài toán có lời văn; các bước vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
-Dặn HS xem lại các bài tập; HSKK rèn làm tính cộng trong phạm vi 20; chuẩn bị bài Các số tròn chục.
-Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
Tuần 23 Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
Tiết 92: CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. MỤC TIÊU:
-Nhận biết các số tròn chục.
-Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục.
-Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1, phiếu bài tập, bảng phụ.
-HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-HS1: Đặt tính và tính: 19-9
-HS2: Tính 14-3+5.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-GV nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài (1’) GV giới thiệu tên bài học: Các số tròn chục và nêu mục tiêu cần đạt của bài học.
Hoạt động 1: (10’) Giới thiệu các số tròn chục (từ 10 đến 90)
-Hướng dẫn HS lấy 1 chục que tính, nói: “có một chục que tính”. Hỏi “một chục còn được gọi là bao nhiêu?” GV viết số 10 lên bảng.
-Tương tự hai chục còn gọi là hai mươi.
-Ba chục còn gọi là ba mươi. GV hướng dẫn HS viết số 30: viết chữ số 3 trước, viết chữ số 0 sau.
-Hướng dẫn tương tự cho đến 90.
-Hướng dẫn HS đếm từ 1 chục đến 9 chục.
-Hướng dẫn HS đọc các số tròn chục từ 10 đến 90.
-Giới thiệu: “Các số tròn chục từ 10 đến 90 là những số có hai chữ số. chẳng hạn số 30 gồm chữ số 3 và chữ số 0”.
Giải lao giữa tiết (3’)
Hoạt động 2: Thực hành (15’)
Bài 1: Viết (theo mẫu)
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS viết theo mẫu.
-Làm mẫu.
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
Bài 2: Số tròn chục?
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS điền số tròn chục thích hợp vào ô trống theo thứ tự tăng dần (câu a) và theo thứ tự giảm dần 9 câu b).
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
Bài 3: >; <; =?
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS so sánh các số tròn chục rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
-HS nhắc lại tên bài học.
-HS lấy que tính, trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
-HS đếm.
-HS đọc.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS làm phiếu bài tập. HSKK làm bảng 1 (câu a), cột 1 (câu b, c).
-HS làm bảng phụ.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS làm phiếu bài tập. HSKK làm câu a.
-HS nêu miệng kết quả.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS làm vở. HSKK làm cột 1.
-HS lên bảng.
-HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (4’)
-Gọi HS đọc lại các số tròn chục từ 10 đến 90.
-Dặn HS xem lại các bài tập; HSKK đếm từ 1 chục đến 9 chục và đọc từ 10 đến 90; chuẩn bị bài Luyện tập.
-Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
Tuần 24 Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2013
Tiết 93: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục.
-Bước đầu nhận biết cấu tạo các số tròn chục (40 gồm 4 chục và 0 đơn vị).
-Yêu thích môn học.
*HSKK: yêu cầu như trên đối với các bài tập đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Bộ đồ dùng dạy học, phiếu bài tập, bảng phụ.
-HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ (5’)
-HS1: Đọc các số tròn chục từ 10 đến 90.
-HS2: Đọc các số 20, 40, 60, 80.
-HS3: >; <; =?
30…40; 70…50
-GV nhận xét, ghi điểm.
-GV nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài (1’) GV giới thiệu tên bài học: Luyện tập và nêu mục tiêu cần đạt của bài học.
Thực hành (25’)
Bài 1: Nối (theo mẫu):
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS nối chữ với số cho thích hợp.
-Làm mẫu.
-Cho HS làm bài tập.
-Chấm phiếu, nhận xét.
Bài 2: Viết (theo mẫu):
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Sử dụng các bó chục que tính, hướng dẫn HS viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-Làm mẫu.
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
Giải lao giữa tiết (3’)
Bài 3: Giải bài toán có lời văn
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS so sánh các số, khoanh vào số bé nhất (câu a) và số lớn nhất (câu b).
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS so sánh các số đã cho rồi viết theo thứ tự từ bé đến lớn (câu a) và theo thứ tự từ lớn đến bé (câu b).
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
-HS nhắc lại tên bài học.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS làm phiếu bài tập. HSKK nối được hai số.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS làm phiếu bài tập. HSKK làm câu b.
-HS làm bảng phụ.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS làm phiếu. HSKK làm câu a
-HS lên bảng.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS làm vở. HSKK làm câu a.
-HS lên bảng.
-HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (4’)
-Gọi HS đọc các số tròn chục từ 10 đến 90.
-Dặn HS xem lại các bài tập; HSKK xem lại cấu tạo của các số tròn chục; chuẩn bị bài Cộng các số tròn chục.
-Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
Tuần 24 Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2013
Tiết 94: CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I.MỤC TIÊU:
-Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục, cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 90.
-Giải được bài toán có phép cộng.
-Học tập tích cực, yêu thích môn Toán.
*HSKK: Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Tranh SGK, bộ đồ dùng dạy học Toán 1.
-HS: Bảng con, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
-HS1: Đọc các số từ 10 đến 90 và ngược lại.
-HS2 làm BTTN: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a.Số tám mươi được viết là:
A. 80 B. 18 C.38
b.Số nhỏ nhất trong các số 80, 70, 40, 20, 50 là:
A. 70 B. 20 C. 40
-GV nhận xét, ghi điểm.
-GV nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài (1’) GV giới thiệu tên bài học: Cộng các số tròn chục và nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 1 (10’) Giới thiệu phép cộng các số tròn chục dạng 30 + 20
a. Hướng dẫn HS thao tác trên que tính
-GV dùng 3 bó que tính chục, hướng dẫn HS nhận biết 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị. Viết bảng.
-Gv dùng 2 bó que tính chục, hướng dẫn HS nhận biết 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. Viết bảng.
-Hướng dẫn HS nhận biết gộp lại được 5 chục và 0 đơn vị. Viết bảng.
b.Hướng dẫn kĩ thuật làm tính cộng
*Đặt tính:
-Viết 30 rồi viết 20 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thảng với cột đơn vị.
-Viết dấu +
-Kẻ vạch ngang.
*Tính:
-0 cộng 0 bằng 0, viết 0.
-3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
-Vậy, 30+20=50.
Giải lao giữa tiết (3’)
Thực hành (17’)
Bài 1: Tính:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS làm tính cộng các số tròn chục theo cột dọc. Lưu ý, viết các số thẳng cột.
-Làm mẫu.
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
Bài 2: Tính nhẩm:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Sử dụng các bó chục que tính, hướng dẫn HS tính nhẩm rồi viết kết quả sau dấu bằng.
-Làm mẫu.
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
Bài 3: Giải bài toán có lời văn
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán:
+Bài toán cho gì?
+Bài toán hỏi gì?
-Hướng dẫn HS nêu tóm tắt bài toán.
-Muốn biết cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh, ta làm thế nào?
-Hướng dẫn HS đặt câu lời và viết phép tính.
-Cho HS làm bài tập.
-Sửa bài.
-Nhận xét.
-HS nhắc lại tên bài học.
-HS thao tác và trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi và nhắc lại cách đặt tính.
-HS theo dõi và nhắc lại cách tính.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS làm bảng con. Mỗi dãy làm 1 câu.
-HS lên bảng.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS làm phiếu. HSKK làm cột 1, cột 2.
-HS nêu miệng kết quả theo hình thức truyền điện.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nêu. HSKK nhắc lại.
-HS trả lời. HSKK nhắc lại.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS làm vở.
-HS làm bảng phụ.
-HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (4’)
-Gọi HS nêu cách đặt tính và tính phép cộng dạng 30+20.
-Dặn HS xem lại các bài tập; HSKK đọc lại nhiều lần cách tính phép cộng dạng 30+20; chuẩn bị bài: Luyện tập.
-Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- toan tuan 23.docx