Bài giảng Tiết 65: Ông đồ

Cảm nhận được tình cảnh tàn tạcủa nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa.

II. CHUẨN BỊ

GV: Sgk, gio n

HS: Sgk, soạn bi

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

 

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3389 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 65: Ông đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm). A. Yêu cầu: - Kể lại một kỉ niệm, tức là kể một câu chuyện đã xảy ra có sự việc và nhân vật. - Bài viết đúng thể loại ( tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm). - Bố cục cân đối, rõ ràng, viết câu đúng ngữ pháp. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, dùng đại từ nhân xưng nhất quán. B. Dàn bài: * Mở bài: (1 điểm). Giới thiệu kỉ niệm (vui, buồn...) với con vật nuôi cụ thể. * Thân bài: ( 5 điểm). - Kể lại diễn biến câu chuyện : mở đầu , phát triển và kết thúc .(2,5 điểm). - Tả về con vật nuôi và hành động của nó.( 1 điểm). - Tình cảm của em đối với con vật nuôi: chăm sóc, yêu thương hoặc lo lắng, giận hờn... ( 1 điểm) - Tình cảm của con vật nuôi đối với em qua những biểu hiện cụ thể.( 0,5 điểm). * Kết bài: ( 1 điểm). Suy nghĩ, thái độ của em đối với kỉ niệm và đối với con vật. LƯU Ý: - Nếu sai dưới 5 lỗi chính tả bài viết không bị trừ điểm. Sai nhiều lỗi chính tả thì cứ 5 lỗi trừ 0,25 điểm. - Nếu bài viết không đảm bảo được các ý chính như trên thì tùy vào mức độ thiếu sót giáo viên trừ điểm.Tuy nhiên yếu tố miêu tả và biểu cảm trên không tách rời mà thường đan xen với yếu tố tự sự. - Hết- PHÒNG GD&ĐT TRẦN VĂN THỜI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDT DANH THỊ TƯƠI Môn Ngữ Văn - lớp 7. Thời gian 90 phút ( không kể thời gian giao đề). I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2 điểm ( mỗi câu 0,25 điểm). Chọn chỉ một chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất và ghi ra giấy kiểm tra. Câu 1. Văn bản " Cổng trường mở ra" viết về điều gì ? A. Tình thương con của người mẹ. B. Người mẹ bồi hồi nhớ lại buổi đến trường của con. C. Tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. Câu 2. Bài thơ " Sông núi nước Nam" được viết bằng chữ gì ? A. Chữ Nôm B. Chữ Hán C. Chữ Quốc Ngữ Câu 3. Thế nào là quan hệ từ ? A. Là từ chỉ người chỉ vật. B. Là từ mang ý nghĩa tình thái. C. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... Câu 4. Bài thơ "Bánh trôi nước" của tác giả nào ? A. Bà Huyện Thanh Quan B. Hồ Xuân Hương C. Nguyễn Khuyến Câu 5. Có mấy loại từ đồng nghĩa ? A. Một loại B. Hai loại C. Ba loại Câu 6. Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ Đỗ Phủ được biểu lộ ra sao qua bài " Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" ? A. Sống trong nỗi cùng khổ mà vẫn cầu mong cho người khác được hạnh phúc. B. Nhà thơ mượn hình ảnh ngôi nhà để nói lên khát vọng ấm no cho mọi người. C. Cả hai ý trên. Câu 7. Thế nào là từ đồng âm ? A. Là từ có nghĩa giôùng nhau. B. Là từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. C. Là từ có nghĩa trái ngược nhau. Câu 8. Bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan được viết theo thể thơ gì ? A. Thất ngôn bát cú. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Ngũ ngôn tứ tuyệt. II. PHẦN TỰ LUẬN :8 điểm Câu 1: 2 điểm Cho biết những hình ảnh, kỉ niệm nào được gợi lại từ tiếng gà trưa ? Câu 2: 6 điểm Cảm nghĩ về một loài cây em yêu. -Hết- ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM :2 điểm ( mỗi câu đúng 0, 25 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C B B C B A II. PHẦN TỰ LUẬN: 8 điểm Câu 1: 2 điểm a. Yêu cầu: Trả lời đầy đủ 3 ý dưới đây và trình bày sạch đẹp, đúng chính tả. b. Nội dung : Những hình ảnh, kỉ niệm được gợi lại từ tiếng gà trưa. - Hình ảnh: con gà mái mơ, mái vàng, ổ trứng hồng đẹp xinh (0,5 điểm). - Kỉ niệm bị bà mắng yêu vì tò mò xem trộm gà đẻ (0,5 điểm). - Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương cháu, dành dụm, chắt chiu lo cho cháu ( 1 điểm). Câu 2: 6 điểm a. Yêu cầu - Đề bài yêu cầu viết về một loài cây gắn bó với người viết, được người viết yêu quý. - Người viết phải trình bày được loại cây đó có đặc điểm như thế nào, có ích lợi gì, gắn bó với mình như thế nào, vì sao mình yêu quý. b. Dàn bài * Mở bài: Nêu tên loài cây lí do em yêu ( trình bày ý chung nhất). * Thân bài: - Cây có những đặc điểm gì gây cho em cảm mến: thân cây, lá cây, hoa, quả,... - Cây có ích lợi gì cho cuộc sống ở vùng quê em. - Cây gắn bó với cuộc sống của gia đình em như thế nào. - Cây trong cuộc sống của riêng em ( những kỉ niệm của em với loài cây, với mỗi thành viên trong gia đình). * Kết bài : Tình cảm của người viết, hi vọng và mong ước cho cây. c. Thang điểm * Mở bài : 1 điểm ( gồm hai ý - mỗi ý 0,5 điểm). - Về hình thức: diễn đạt lưu loát, chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả. - Về nội dung: Trình bày được 2 ý như đã nêu ở dàn bài. * Thân bài: 4 điểm ( gồm 4 ý - mỗi ý 1 điểm). - Về hình thức: Câu văn phải lưu loát, đúng ngữ pháp, có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn với nhau, chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả. - Về nội dung: Phải đảm bảo được nội dung cho mỗi ý như ở dàn bài. * Kết bài: 1 điểm ( gồm hai ý - mỗi ý 0,5 điểm). - Hình thức :Diễn đạt lưu loát, chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả. - Nội dung: Đảm bảo được hai ý như đã nêu ở dàn bài LƯU Ý: - Nếu mỗi ý trong các phần không đảm bảo được nội dung và hình thức như trên thì tùy vào mức độ giáo viên có thể trừ điểm. - Trong bài viết, nếu học sinh viết sai 5 lỗi chính tả thì trừ 0,25 điểm. PHÒNG GD&ĐT TRẦN VĂN THỜI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDT DANH THỊ TƯƠI Môn: GDCD - Lớp 6 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đềø) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 3 điểm ( mỗi câu 0,25 điểm). Chọn chỉ một chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất và ghi ra giấy kiểm tra. Câu 1. Những việc làm, biểu hiện nào dưới đây thể hiện biết tự chăm sóc sức khỏe ? A. Mỗi buổi sáng Lan đều tập thể dục B. Đã bốn ngày, Bắc không thay quần áo. C. Hằng ngày, Nam thường ngủ tới tám giờ mới dậy. Câu 2. Câu nào dưới đây thể hiện tính siêng năng ? A. Hà muốn học giỏi, nên ngày nào cũng làm thêm bài tập. B. Chưa làm xong bài tập, Tuấn đã đi chơi. C. Đến phiên trực nhật lớp, Toàn đều nhờ bạn làm hộ. Câu 3. Các thành ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm ? A. Cơm thừa, gạo thiếu. B. Năng nhặt chặt bị. C. Vung tay quá trán. Câu 4. Hành vi, thái độ nào dưới đây thể hiện đức tính lễ độ? A. Nói leo trong giờ học. B. Nói trống không. C. Đi xin phép, về chào hỏi. Câu 5. Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm cho con người mất tự do ? A. Đúng B. Sai Câu 6. Những hành vi nào dưới đây thể hiện tính kỉ luật ? A. Đọc báo trong giờ học. B. Đi xe đạp hàng ba. C. Đi học dúng giờ. Câu 7. Câu nào dưới đây thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên ? A. Lớp Hồng thường xuyên chăm sóc cây xanh. B. Bạn Tuấn xách túi rác vứt ra vườn hoa. C. Nam và Bắc đang bẻ cây xanh của trường. Câu 8. Những trường hợp nào dưới đây không thể hiện việc sống chan hòa với mọi người? A. Cởi mở, vui vẻ. B. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn. C. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng. Câu 9. Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự lịch sự, tế nhị? A. Biết cảm ơn, xin lỗi. B. Cử chỉ sỗ sàng. C. Quát mắng người khác. Câu 10. Câu nào dưới thể hiện động cơ học tập ? A. Điểm số B. Giàu có C. Thương yêu cha mẹ Câu 11. Để thực hiện mục đích học tập, em cần phải thực hiện những điều nào dưới đây? A. Quyết tâm vượt khó B. Tự giác C. Cả hai ý trên. Câu 12. Các biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc tích cực tham gia các hoạt động tập và xã hội ? A. Tham gia các câu lạc bộ học tập. B. Trời mưa không đến sinh hoạt đội. C. Ở nhà không đi cắm trại. II. PHẦN TỰ LUẬN : 7 điểm Câu 1 (4 điểm) a. Thế nào là biết ơn? Nêu ý nghĩa của lòng biết ơn? ( 3 điểm). b. Giải thích câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .( 1 điểm). Câu 2 (3 điểm). Kể lại một tấm gương nghèo vượt khó trong học tập mà em biết. - Hết- ĐÁP ÁN MÔN GDCD - LỚP 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm ( mỗi câu 0,25 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A B C B C A C A C C A I. PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 1: 4 điểm a. * Thế nào là biết ơn ? ( 2 điểm). - Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm của mình đối với những người đã giúp đỡ mình. ( 1 điểm). - Biết ơn là thể hiện việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. ( 1 điểm). * Ý nghĩa của lòng biết ơn (1 điểm). Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. b. Giải thích câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". ( 1 điểm). - Ăn quả: Là người hưởng thụ thành quả lao động của người khác. (0,5 điểm). - Nhớ kẻ trồng cây: nhớ ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. ( 0,5 điểm). Câu 2. Yêu cầu tìm được một tấm gương nghèo vượt khó trong học tập và kể lại được nội dung, lời kể lưu loát, câu có sự liên kết chặt chẽ, chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.( 3 điểm). LƯU Ý - Nếu mỗi ý trong các phần của mỗi câu không đảm bảo được nội dung thì tùy vào mức độ giáo viên có thể trừ điểm. - Trình bày sạch đẹp, nếu sai 5 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. - Hết-

File đính kèm:

  • docBai (17).doc