Bài giảng Tiết 51: Học toán với Toolkit Math (tiếp)

MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Học sinh thực hiện được thao tác với các lệnh phức tạp hơn (lệnh make, graph).

 - Biết được các chức năng khác của phần mềm.

 - Thực hiện được cách đặt nét vẽ, màu sắc, cách sử dụng lệnh xoá Clear.

 2. Kĩ năng

 - Hình thành kỹ năng ham mê tính toán, học hỏi. Tư duy logic, sáng tạo.

 - Thành thạo các thao tác với các lệnh tính toán từ đơn giản đến phức tạp.

 

doc7 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 51: Học toán với Toolkit Math (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, máy tính. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới. - Sách Tin học THCS quyển 2 và vở ghi bài. III. PHƯƠNG PHÁP - Giảng giải, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. - Vấn đáp, trực quan, thực hành. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẬY 1. Ổn định lớp (1phút ) 2. Kiểm tra bài cũ ( 7phút ) Sử dụng phần mềm Toolkit Math em hãy làm bài tập sau: Câu 1: Em hãy tính biểu thức sau: 1/10 + 1/10 + 1/10 Câu 2: Em hãy vẽ đồ thị hàm số sau: Y= 4*x+1 3. Bài mới: - Đặt vấn đề (1phút) Tiết trước các em đã được học các lệnh tính toán dơn giản với phần mềm toolkit math hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiếp các chức năng khác của phần mềm. - Bài mới: Hoạt động 1: Các lệnh tính toán nâng cao Mục tiêu: - Tác dụng của việc định nghĩa đa thức. - Vẽ được đồ thị hàm số thông qua định nghĩa. Đồ dùng: phòng máy tính. Thời gian: 15 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung d) Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số . GV: Cho hs đọc thông tin SGK (1 phút) HS: Đọc thông tin SGK GV: ? Định nghĩa một đa thức là ta làm gì? HS: Trả lời - Định nghĩa đa thức là ta gán một một biểu thức p(x) nào đó bằng đa thức đó GV: Chốt lại và ghi bảng. VD: p(x)= 3x-2 HS: Học sinh chú ý lắng nghe và ghi bài. GV: ? Vậy theo các em mục đích của việc định nghĩa đa thức là gì? HS: Trả lời - Giúp cho chúng ta khi thực hiện công việc tính toán thì không cần phải gõ lại đa thức đó. GV: Chốt lại HS: Học sinh chú ý lắng nghe và ghi bài. GV: Để định nghĩa một đa thức chúng ta dùng lệnh make với cách viết lệnh tổng quát như sau: Cú pháp: Make VD: Make P(x) 3*x- 2 GV: Làm mẫu VD cho học sinh quan sát HS: Quan sát GV: Vậy sau khi thực hiện lệnh trên, đa thức 3*x-2 sẽ được định nghĩa thông qua tên goi p(x). GV:? Để tính toán đa thức thi ta dùng lệnh gì? HS: Lệnh expand GV: Bây giờ thầy sẽ dùng lệnh expand để tính đa thức sau: (3x-2)(x2+1) thông qua việc chúng ta đã định nghĩa đa thức. GV: Làm mẫu cho học sinh quan sát HS: Quan sát GV: ? để vẽ đồ thị hàm số thi ta dùng lệnh gì? HS: lệnh plot GV: Thầy gới thiệu với các em một lệnh để vẽ đồ thị đó là lệnh Graph để vẽ đồ thị của hàm số đã được định nghĩa . VD: Ta đã định nghĩa đa thức 3*x-2: Make P(x) 3*x - 2 thì ta có thể vẽ đồ thị hàm số này bằng lệnh graph như sau: Graph p GV: Làm mẫu VD cho học sinh quan sát HS: Quan sát GV: ? qua VD một em đưa ra cú pháp của lệnh graph? GV: chốt lại và đưa ra cú pháp lệnh graph GV: Từ việc chúng ta định nghĩa đa thức trên (đa thức 3*x-2) ta cũng có thể vẽ tiếp các đồ thị khác như sau. Vd: Ta cũng có thể vẽ: graph (x+1)*p GV: Làm mẫu cho học sinh quan sát HS: Quan sát GV: Gọi HS đứng tại chỗ thực hiện định nghĩa đa thức và vẽ đồ thị theo hinh 149. HS: thực hiên. GV:? Như vậy dùng lệnh Graph em có thể vẽ dúp các em vẽ được nhiều dạng đồ thị khác nhau cùng phát sinh từ một hàm số đã được định nghĩa trước hay không? GV: chốt lại và ghi bảng. HS: Học sinh chú ý lắng nghe và ghi bài. GV: Ngoài việc chúng ta vẽ đồ thị thì chúng ta cũng có thể giải phương trình p(x)=0 bằng lệnh Solve như sau: Solve p(x)=0 x. GV: Làm mẫu cho học sinh quan sát HS: Quan sát 5. Các lệnh tính toán nâng cao d) Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số - Định nghĩa một đa thức là ta gán một một biểu thức p(x) nào đó bằng đa thức đó. VD: p(x)= 3x-2 -Giúp cho chúng ta khi thực hiện công việc tính toán thì không cần phải gõ lại đa thức đó . - Để định nghĩa một đa thức chúng ta dùng lệnh make với cách viết lệnh tổng quát như sau: Cú pháp: Make VD: Make P(x) 3*x- 2. VD: tính đa thức (3x-2)(x2+1) Cú pháp của lệnh graph: Graph - Như vậy dùng lệnh Graph em có thể vẽ được nhiều dạng đồ thị khác nhau cùng phát sinh từ một hàm số đã được định nghĩa trước. Hoạt động 2: Các chức năng khác của phần mềm. Mục tiêu: - Biết cách thay đổi và chỉnh sửa các lệnh trên cửa sổ dòng lệnh. - Biết xóa các thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị. - Biết đặt các nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị. Đồ dùng: phòng máy tính. Thời gian: 15 phút. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung a) Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh: GV: ? vị trí cửa sổ dòng lệnh? HS: Nằm ở phía dưới màn hình. GV: ?Cửa sổ dòng lệnh của phần mềm có chức năng gì? HS: Trả lời - Dùng để gõ và thực hiện các lệnh. HS: Chú ý lắng nghe GV: ?Một em cho thầy biết khi ta gõ vào cửa sổ dòng lệnh mà ta gõ bị sai thì ta có thể sửa lại được không? HS: Trả lời: Được GV: làm mẫu cho hs quan sát về việc sửa lỗi chính tả. GV: Chốt lại và ghi bảng. - Như vậy khi chúng ta gõ lệnh vào cửa sổ dòng lệnh mà bị sai thì chúng ta có thể di chuyển con trỏ soạn thảo để sửa các lỗi chính tả. GV: khi ta gõ lệnh vào cửa sổ dòng lệnh mà ta gõ bị sai lệnh thì phần mềm có cho ta kết quả không? HS: Trả lời: Không GV: Làm mẫu VD cho hs khi gõ sai lệnh. GV: Chốt lại và ghi bảng. - Nếu gõ lệnh đúng thì lệnh sẽ được thực hiện và kết quả hiện thị .Nếu gõ lệnh sai hiện thông báo lỗi GV: Bây giờ các em nhìn lên màn hình xem thầy thao tác. Khi trước thầy đã sử dụng lệnh Make để định nghĩa đa thức p(x)=3*x-2 bây giờ thầy muốn định nghĩa một đa thức khác ví dụ như đa thức g(x)=5*x-2 thì thầy không cần gõ lại lệnh make mà thầy dùng phím mũi tên lên, xuống để quay lại các lệnh đã gõ trước đó để thầy thực hiện việc chỉnh sửa lại để thực hiện như lệnh mới. GV: ? vậy chúng ta có thể chỉnh sửa lệnh cũ bằng lệnh mới được không? HS: có GV: Chốt lại và ghi bảng. HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài b) Lệnh xoá thông tin trên cửa sổ đồ thị. GV: Khi thầy thực hiện nhiều lệnh vẽ đồ thị hàm số trên cửa sổ dòng lệnh thì có rất nhiều kết quả hiển thị trên cửa sổ vẽ đồ thị mà thầy không biết đâu là kết quả của đồ thị đã vẽ. Mà thầy muốn xóa hết tất cả các đồ thị mà ta vẽ trước đó, thì ta làm thế nào chúng ta chuyển sang phân b). GV: ?vậy trong word và excel để xóa thì ta dùng lệnh gì? HS: delete GV: Trong phần mềm này thì lệnh delete không có tác dụng mà thay vào đó là một lệnh khác. HS: lắng nghe. GV: Để ta có thể tiến hành vẽ một đồ thị mới trên cửa sổ vẽ đồ thị. Thì thầy dùng lệnh Clear để xóa toàn bộ thông tin hiện đang có trên cửa sổ vẽ đồ thị hiện thời. GV: Làm mẫu sử dụng lệnh Clear để xóa thông tin hiện đang có trên cửa sổ vẽ đồ thị hiện thời. HS: Quan sát GV: chốt lại và ghi bảng. -Từ cửa sổ dòng lệnh em gõ vào Clear, sau đó nhấn Enter. c) Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ đồ thị. GV: khi ta vẽ đồ thị thì ta có thể thay đổi nét vẽ và màu sắc của đồ thị được hay không thì chúng ta chuyển sang phần c) GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên màn hình, giáo viên thực hiện việc vẽ đồ thị hàm số y=3*x và cho học sinh quan sát kết quả. Bây giờ thầy muốn làm cho nét vẽ của đồ thị đậm hơn một chút thì thầy làm như thế nào. Các em quan sát lên màn hình xem thầy thực hiện: - Giáo viên thực hiện mẫu cho học sinh quan sát GV: ?Qua VD thầy thực hiện một em cho thầy biết để đặt nét vẽ ta dùng lệnh gì? Và cú pháp? HS: Penwidth GV: Chốt lại kiến thức và ghi bảng GV: Thực hiện đặt nét vẽ theo hình 149 HS: Học sinh đứng tại chỗ thực hiện đặt nét vẽ trong hình 49. GV: Nhận xét bài làm của HS GV: Cho học sinh quan sát kết quả của các em thực hiện. Bây giờ thầy muốn nét vẻ của đồ thị là một màu khác thì làm thế nào. Các em nhìn lên màn hình xem thầy thực hiện. GV: Thực hiện mẫu cho học sinh quan sát GV: ? Qua VD thực hiện một em hãy cho thầy biết lệnh và cú pháp của việc đặt màu sắc cho đồ thị? GV: Chốt lại và ghi bảng. HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài GV: giới thiệu bảng màu. * Các màu sắc quy định dùng các từ tiếng anh như sau: Tên màu tiếng anh Tên màu tiếng việt blue Xanh red Đỏ black Đen Magenta Hồng yellow Vàng GV: Cho HS thực hiện đặt màu sắc vẽ đồ thị trong hình 149. HS: HS thực hiện GV: Nhận xét bài làm của các em GV: Đưa ra chú ý và ghi bảng cho học sinh ghi bài. - Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ đồ thị chỉ có tác dụng trước khi ta tiến hành vẽ đồ thị. 6. Các chức năng khác a) Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh: - Sửa các lỗi chính tả trong khi thực hiện. - Nếu gõ lệnh đúng thì lệnh sẽ được thực hiện và kết quả hiện thị .Nếu gõ lệnh sai hiện thông báo lỗi . - Chỉnh sửa lại để thực hiện như lệnh mới. b) Lệnh xoá thông tin trên cửa sổ đồ thị. -Khi muốn xoá toàn bộ thông tin trên cửa sổ đồ thị, dùng lệnh Clear. -Từ cửa sổ dòng lệnh em gõ vào Clear, sau đó nhấn Enter. c) Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ đồ thị. - Để đặt nét vẽ đồ thị em dùng lệnh Penwidth - Để chọn màu cho đường đồ thị em dùng lệnh : Pencolor * chú ý: Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ đồ thị chỉ có tác dụng trước khi ta tiến hành vẽ đồ thị. Hoạt động 3: Củng cố - Mục tiêu: Củng cố toàn bộ kiến thức của bài. - Đồ dùng: phòng máy tính. - Thời gian: 5 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Cho hs thực hành trên máy tính với yêu cầu sau: - Định nghĩa đa thức P(x)= 5x+3 và tính đa thức P(x)*( 2x+5). -Vẽ đồ thị hàm số đó thông qua định nghĩa. - Tạo nét vẽ đồ thị có độ rộng là 5 và màu hồng. HS: thực hành trên máy tính. GV: Quan sát sửa lỗi cho học sinh trong khi thực hành. GV: Nhận xét thực hành. Thực hành với yêu cầu của giáo viên. V. Dặn dò ( 1 phút ) a, Học bài cũ * HDVN - Xem lại nội dung bài học. b, Chuẩn bị bài mới: - Làm thực hành trước các bài tập trong phần 7 thực hành bằng phần mềm. c, Kết quả mong đợi: câu hỏi khảo sát: - Muốn xoá toàn bộ thông tin trên cửa sổ đồ thị ta làm thế nào? - Để đặt nét vẽ đồ thị em dùng lệnh gì? - Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ đồ thị chỉ có tác dụng trước hay sau khi ta tiến hành vẽ đồ thị? Trả lời: - Từ cửa sổ dòng lệnh gõ vào Clear, sau đó nhấn Enter. (3đ) - Để đặt nét vẽ đồ thị em dùng lệnh Penwidth. (3đ) - Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ đồ thị chỉ có tác dụng trước khi ta tiến hành vẽ đồ thị. (4đ) Kết quả mong đợi: lớp 7A 28/29: đạt 96,55% Kết quả thực tiễn: .................................................................. Duyệt của GVHD Ngày.......tháng......năm 2014 NGUYỄN THỊ TÂM

File đính kèm:

  • dochoc toan voi toolkit math.doc