Bài giảng Tiết 40: Bài 6: Câu lệnh điều kiện (tiếp theo)

A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức

- Học sinh biết các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.

- Nắm được tính đúng sai của các điều kiện thông qua các ví dụ.

 2. Kỹ Năng

- Rèn luyện kỹ năng phân biệt các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong cuộc sống.

 3. Thái độ

- Tự giác, tích cực, chủ động trong tiết học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40: Bài 6: Câu lệnh điều kiện (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40: Bài 6 CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN Ngày soạn: 05/02/09 Ngày giảng: 09/02/09 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Học sinh biết các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. - Nắm được tính đúng sai của các điều kiện thông qua các ví dụ. 2. Kỹ Năng - Rèn luyện kỹ năng phân biệt các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong cuộc sống. 3. Thái độ - Tự giác, tích cực, chủ động trong tiết học. B. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, ví dụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: Vở, bút, thước dài, phấn. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp II. Triển khai bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4’) GV: Em hãy mô tả thuật toán tím giá trị lớn nhất của hai số? GV: Nhận xét câu trả lời của bạn? GV: Nhận xét và ghi điểm. HS: Nhận xét. Hoạt động 2: (16’) GV: Lấy ví dụ trong cuộc sống mà có phụ thuộc vào điều kiện và phân tích cho hs hiểu. GV: Lấy ví dụ về hoạt động có phụ thuộc vào điều kiện? GV: Các hoạt động đó có liên quan đến từ gì? Hoạt động 3 (20’) GV: Cho hs quan sát lên bảng phụ và điền kết quả đúng sai vào cột kết quả? Hoạt động nhóm trong 3 phút HS: Hoạt động nhóm Điều kiện Kiểm tra Kết quả Hoạt động tiếp theo Trời không mưa? Buổi chiều nhìn ra ngoài trời và thấy trời không mưa ? ? Đi chơi bóng Ở nhà Em bị ốm? Cảm thấy mình khoẻ mạnh. ? ? Ở nhà Đi học GV: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét? GV: Nhận xét và bổ sung. GV: Yêu cầu hs lấy ví dụ về tính đung sai của điều kiện trong tin hoc? GV: Nhận xét các ví dụ của hs GV: Lấy thêm một số ví dụ cao hơn trong tin học có phụ thuộc vào điều kiện cho hs. HS: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. HS: Lấy ví dụ. HS: Lắng nghe. HS: Bước 1 : Max:= a (hoặc Max:=b); Bước 2 : Nếu a < b thì gán Max = b và viết giá trị lớn nhất của hai số là Max. 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện Kết luận: - Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ nếu. 2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện . Kết luận: - Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn, kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn. IV. TỔNG KẾT – ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI (4’) - Nêu ví dụ trong cuộc sống của em có liên quan đến điều kiện và em thực hiện điều kiện đó như thế nào? - Làm bài tập 2 sgk trang 51. - Nhận xét đánh giá tiết học. Tiết 41: Bài 6 CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt) Ngày soạn: 05/02/09 Ngày giảng: 09/02/09 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Biết được phép so sánh cũng có mặt trong các điều kiện. - Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình . - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng : Dạng thiếu và dạng đủ. 2. Kỹ Năng - Rèn luyện kỹ năng phân biệt được cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. 3. Thái độ - Tự giác, tích cực, hăng say trong tiết học. B. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, đồ dùng dạy học. 2. Chuẩn bị của học sinh: Vở, bút, thước dài. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: II. Triển khai bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3’) GV: Em hãy nêu ví dụ về một hoạt động hàng ngày của em có phụ thuộc vào điều kiện? Phân tích? GV: Yêu cầu hs nhận xét câu trả lời của bạn? GV: Nhận xét và ghi điểm. Hoạt động 2: (10’) GV: Em hãy nêu các trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện phép so sánh trong toán học? HS: =, >, <, , , GV: Khi thực hiện phép so sánh kết quả sẽ là gì?HS: Đúng hoặc sai. GV: Lấy ví dụ minh họa. GV: Mô tả điều kiện và phép so sánh của bài toán in ra màn hình lớn hơn giá trị của 2 biến? GV: Nhận xét và bổ sung. HS: Lắng nghe. Hoạt động 3: (27’) GV: Trình bày cho hs thế nào là cấu trúc rẽ nhánh? GV: Lấy ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh mà em biết? GV: Hoạt động theo nhóm trong 4 phút làm ví dụ 1. GV: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét và bổ sung. GV: Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm trong 5 phút làm ví dụ 2. HS: Hoạt động theo nhóm. .GV: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. HS: Đại diện nhóm trả lời GV: Nhận xét và bổ sung. HS: Rút ra kết luận GV: Từ 2 ví dụ trên rút ra kết luận gì? GV: Từ kết luận em hãy vẽ sơ đồ của cấu trúc rẽ nhánh? HS: Vẽ sơ đồ. Hoạt động 4: HS tìm hiểu câu lệnh điều kiện Đưa ra lệnh : if .then.else có hai dạng và lưu ý Với dạng 1 nếu expl đúng thì lệnh sẽ được thi hành. Với dạng 2 nếu expl đúng thì lệnh 1 được thực hiện và ngược lại sẽ thực hiện lệnh 2. GV:Hãy viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên . HS: Hoạt động nhóm GV: yêu cầu HS viết chương trình bằng cách sữ dụng câu lệnh điều kiện dạng thiếu GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày GV:?Hãy viết lại bài tập trên sử dụng câu lệnh dạng if .thenelse . HS: Hoạt động nhóm GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày HS: Trả lời. HS: Nhận xét 3. Điều kiện và phép so sánh Kết luận: - Các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. - Các phép so sánh cho kết quả đúng hoặc sai. 4. Cấu trúc rẽ nhánh Ví dụ 1: Một cửa hàng bán bia thực hiện đợt khuyến mãi, nếu mua bia với số tiền từ 1 triệu đồng trở lên khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền thanh toán. Mô tả hoạt động tính tiền cho khách. Ví dụ 2: Một cửa hàng bán bia thực hiện đợt khuyến mãi, nếu mua bia với số tiền từ 1 triệu đồng trở lên khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền thanh toán và giảm 5% cho những khách hàng mua với số tiền không đến 1 triệu đồng. Mô tả hoạt động tính tiền cho khách. Kết luận: - Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh - Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình đơn giản hơn, mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thực hiện cấu rẽ nhánh. 5. câu lệnh điều kiện Lệnh If . Then ..Else Dạng 1 If then Lệnh; Dạng 2 If then Lệnh 1 Else Lệnh 2 ; Trước else không có dấu chấm phẩy. Trong Expl là một biểu thức logic . Cách thi hành lệnh này như sau: Với dạng 1 nếu expl đúng thì lệnh sẽ được thi hành. Với dạng 2 nếu expl đúng thì lệnh 1 được thực hiện và ngược lại sẽ thực hiện lệnh 2. Ví dụ :Hãy viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên . Giải : Program GTLN; Uses crt; Var a, b, Max : Integer; Begin Clrscr; Write (‘a=’) ; Readln(a); Write (‘b=’) ; Readln(b); Max: =a; If a < b then Max : = b; Writeln (‘ gia tri lon nhat cua hai so a, b la :’, Max) ; Readln; End. Cách khác : Program GTLN; Uses crt; Var a, b, Max : Integer; Begin Clrscr; Write (‘a=’) ; Readln(a); Write (‘b=’) ; Readln(b); If a < b then Max : = b Else Max : = a; Writeln (‘ gia tri lon nhat cua hai so a, b la :’, Max) ; Readln; End. III. TỔNG KẾT – ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI (3’) - Nêu các phép so sánh trong Pascal mà em biết? Kết quả của các phép so sánh đó là gì? Cho ví dụ cụ thể? - Có mấy dạng của cấu trúc rẽ nhánh? Nêu từng dạng? Cho ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ? - Làm bài tập 3, 4 trong sgk trang 51.Biểu dương một số nhóm làm tốt. Nhận xét đánh giá tiết học.

File đính kèm:

  • doct 40 - 41.doc.doc