Bài giảng Tiết 38 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình

A. Mục tiêu :

• Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, so sánh hai số a, b và tính diện tích của một hình cho trước.

B. Chuẩn bị :

1. Giáo viên :

- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án

- Đồ dùng dạy học như máy tính.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài

- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 38 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38 Bài 5 TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH Ngày soạn: 01/02/09 Ngày giảng:02/02/09 A. Mục tiêu : Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, so sánh hai số a, b và tính diện tích của một hình cho trước. B. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - SGK, SGV, tài liệu, Giáo án - Đồ dùng dạy học như máy tính... 2. Học sinh: - Đọc trước bài - SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ... C. Tiến trình tiết dạy : I. ổn định tổ chức lớp : - Kiển tra sĩ số : - ổn định trật tự : II. Kiểm tra bài cũ : 1. Giải bài toán là gì, các bước để giải một bài toán? 2. Thuật toán là gì, cách mô tả thuật toán như thế nào? 3. Mô tả thuật toán để tính P = (a x b - c)/d. III. Dạy bài mới : hoạt động của thày và trò kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : HS hiểu bài toán tính diện tích hình cho trước. GV: Đưa ví dụ lên màn hình. HS: Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán viết SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ... GV: Nhận xét và đưa ra input, output trên màn hình. HS: Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán GV: Chiếu thuật toán lên màn hình và phân tích 5. Một số ví dụ về thuật toán a. Ví dụ 1 : Tính diện tích của hình với hình CN có chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a (SGK) Hoạt động 2 : HS hiểu bài toán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên GV: Đưa bài toán lên màn hình, yêu cầu H đọc và nghiên cứu. HS: Xác định Input, Output. GV: Cách đơn giản nhất để tính được tổng SUM là gì? HS: Nêu cách của mình. b. Ví dụ 2 : Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên. * Xác định bài toán : INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên (từ 1 đến 100). OUTPUT: Giá trị SUM = 1 + 2 + ...+ 100. GV: Phân tích cách cộng dồn. GV: Đưa màn hìnHS: + Mô phỏng thuật toán tính tổng N số tự nhiên đầu tiên, với N = 5 (trong SGK, N= 100). Bước 1 2 3 4 5 i 1 2 3 4 5 6 i≤ N Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Sai SUM 1 3 6 10 15 Kết thúc HS: Nghiên cứu SGK để đưa ra từng bước thuật toán. GV: Đưa bài toán so sánh hai số lên màn hình. HS: Nghiên cứu SGK và xác định bài toán. H: Mô tả từng bước thuật toán. GV: Nhận xét và chốt kiến thức trên màn hình. * Mô tả thuật toán : Bước 1: Gán SUM ¬ 1; i ¬ 1. Bước 2: Gán i ¬ i + 1. Bước 3: Nếu i ≤ 100, thì SUM ¬ SUM + i và chuyển lên bước 2. Trong trường hợp ngược lại (i > 100), kết thúc thuật toán. c. Ví dụ 3 : Cho hai số thực a và b. Hãy ghi kết quả so sánh hai số đó, chẳng hạn “a > b”, “a < b”, hoặc “a = b”. (SGK) Củng cố kiến thức. Qua tiết học em đã được làm quen với những bài toán nào? HS: Nhắc lại từng bài toán GV: Chốt lại kiến thức trọng tâm. Hướng dẫn về nhà. 1. Học và hiểu được thuật toán của 3 bài toán trong tiết học này. 2. Trả lời câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3/SGK Tiết 39 Bài 5 TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH Ngày soạn: 01/02/09 Ngày giảng:02/02/09 A. Mục tiêu : Hiểu thuật toán của bài toán đổi giá trị của hai biến x, y cho nhau ; sắp xếp 3 biến x,y,z có giá trị tăng dần và tìm só lớn nhất trong một dãy số cho trước. B. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - SGK, SGV, tài liệu, Giáo án - Đồ dùng dạy học như máy tính... 2. Học sinh: - Đọc trước bài. - SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ... C. Tiến trình tiết dạy : I. ổn định tổ chức lớp : - Kiển tra sĩ số : - ổn định trật tự : II. Kiểm tra bài cũ : ? Viết giải thuật của bài toán tính tổng của một dãy gồm 100 số tự nhiên đầu tiên. III. Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Học sinh biết mô tả thuật toán để đổi giá trị của 2 số x, y GV: Đưa ví dụ lên màn hình. HS: Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán viết SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ... GV: Nhận xét và đưa ra input, output trên màn hình. HS: Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán GV: Chiếu thuật toán lên màn hình và phân tích c. Ví dụ 4 : Đổi giá trị của hai biến x và y cho nhau. (SGK) Hoạt động 2 : Học sinh biết mô tả thuật toán để sắp xếp giá trị 3 số x,y,z GV: Đưa ví dụ HS: Đọc và phân tích bài toán -> tìm INPUT, OUTPUT. GV: Nêu ý tưởng để sắp xếp x, y, z tăng dần? HS: Nêu theo ý hiểu. GV: Chiếu thuật toán và phân tích. d. Ví dụ 5 : Cho hai biến x và y có giá trị tương ứng là a, b với a < b và biến z có giá trị c. Hãy sắp xếp ba biến x, y và z để chúng có giá trị tăng dần. (SGK) Hoạt động 3 : Học sinh biết mô tả thuật toán tìm số lớn trong dãy cho trước HS: Đọc bài toán và phân tích GV: Yêu cầu H viết INPUT, OUTPUT của bài toán? HS: Viết giấy GV: Thu và chiếu màn hình , nhận xét. HS: Nghiên cứu SGK để hiểu mô tả thuật toán GV: Đưa màn hìnHS: + Mô phỏng thuật toán tìm số lớn nhất trong dãy số cho trước (SGV) HS: Nghiên cứu để đưa ra từng bước thuật toán. e. Ví dụ 6 : Tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2, ..., an cho trước. * Xác định bài toán : INPUT: Dãy A các số a1, a2, ..., an (n ³ 1). OUTPUT: Giá trị SMAX = max {a1, a2, ..., an }. * Mô tả thuật toán : Bước 1: Nhập số n và dãy A; gán SMAX ¬ a1; i ¬ 0. Bước 2: i ¬ i + 1. Bước 3: Nếu i > n, kết thúc thuật toán (khi đó SMAX là giá trị phần tử lớn nhất của dãy A). Trong trường hợp ngược lại (i ≠ n), thực hiện bước 4. Bước 4: Nếu ai > SMAX, thay đổi giá trị SMAX: SMAX ¬ ai rồi chuyển về bước 2. Trong trường hợp ngược lại (SMAX ³ ai), giữ nguyên SMAX và chuyển về bước 2. Củng cố kiến thức. Qua tiết học em đã được làm quen với những bài toán nào? HS: Nhắc lại từng bài toán GV: Chốt lại kiến thức trọng tâm của tiết học và ghi nhớ của bài 2. Hướng dẫn về nhà. 1. Học và hiểu được thuật toán của 3 bài toán trong tiết học này. 2. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 4,5,6/SGK. 3. Học thuộc phần ghi nhớ /SGK.

File đính kèm:

  • doct 38- 39.doc.doc