Bài giảng Tiết 37: Nói quá

· Giúp học sinh hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.

· Giúp HS củng cố , hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam học ở lớp 8.

· Thấy được tác hại , mặt trái của việc sử dụng bao bì ni -lông , tự mình hạn chế sử

· dụng và vận động mọi người cùng thực hiện .

 

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37: Nói quá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường “ … Bảo vệ môi trường là vấn đề được toàn thế giới quan tâm . Trong đó nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là rác thải . Chính vì vậy , năm 2000 , Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề được chọn là “Một ngày không sử dụng bao bì ni –lông “. Bao bì ni – lông có tác hại như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay . Tiến trình giảng dạy Ghi bảng Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc Phần đầu : giọng thuyết minh như đọc tin thời sự , như mộït lời kêu gọi . Phần sau : nhấn mạnh từng kiến nghị . Đoạn “ Mọi người hãy … “ : giọng hô hào . _ Nhận xét cách đọc của học sinh. * Hoạt động 3 : _ Gọi đọc chú thích * sgk trang 106 GV giải thích thêm : Plastic là những vật liệu tổng hợp gồmcác phần tử lớn gọi là Pô –li – me . Các loại nhựa có đặc tính chung là không thể tự phân huỷ . Nếu không bị đốt , nó có thể tồn tại từ 20 năm à 5000 năm . * Hoạt động 4 : Tìm hiểu và phân tích bố cục của văn bản . /?/ Em hãy cho biết văn bản được chia ra mấy đoạn ? Ý của mỗi đoạn ? - Đoạn 1 : từ đầu … bao bì ni - lông . “ Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp . - Đoạn 2 : “ Như chúng ta … đối với môi trường “ Tác hại của bao bì ni - lông à giải pháp . - Đoạn 3 : Phần còn lại . Lời kêu gọi . * Hoạt động 5 : Tìm hiểu văn bản - Đọc lại đoạn 1 / ?/ Do đâu mà bản thông điệp “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000 ra đời ? / ?/ Vì sao VN lại tham gia chủ đề này ? ( Phù hợp với hoàn cảnh VN , vấn đề gần gũi mà có ý nghĩa lớn ) / ?/ Vì những đặc tính gì mà bao bì ni - lông có thể gây nguy hại cho môi trường ? ( Đặc tính không phân huỷ ) / ?/ Chính tính không phân huỷ ấy đã tạo nên hàng loạt những tác hại như thế nào ? / ?/ Đoạn văn trình bày tác hại của bao bì ni -lông theo mối quan hệ nào ? ( Nhân quả ) / ?/ Em có nhận xét gì về việc trình bày các ví dụ? ( Thứ tự , mạch lạc ) * Câu hỏi thảo luận : _ Ngoài những tác hại trên, các em hãy thảo luận để tìm ra những tác hại của bao bì ni - lông như thế nào ? ( Vất bừa bãi à gây mất mỹ quan; rác đựng trong túi ni lông bọc kín sẽ gây ra các chất độc hại : NH 3 , CH 4 , H2O , bao bì màu làm ô nhiễm thực phẩm … ) / ?/ Trước vấn nạn về ô nhiễm môi trường do bao bì ni - lông sinh ra thì tổ chức bảo vệ môi trường đã đề xuất hướng giải quyết như thế nào ? / ?/ Theo em , những cách giải quyết đó có tính thuyết phục và tính khả thi không ? ( kiến nghị hợp lý , có tính khả thi ) * Câu hỏi thảo luận : / ?/ Việc hạn chế sử dụng bao bì ni - lông có được thực hiện triệt để không ? Hãy giải thích vì sao ? ( Việc tái chế ni - lông gặp nhiều khó khăn vì : những người dọn rác không thích gom bao bì ni - lông vì quá nhẹ , giá thành tái chế bao ni - lông còn đắt . Hơn nữa , bao bì ni - lông dễ đáp ứng với yêu cầu cá nhân , rẻ , nhẹ , sản xuất bao bì ni - lông so với sản xuất bao bì giấy tiết kiệm được 40 % năng lượng à hạn chế việc sử dụng bao ni - lông còn là vấn đề nan giải . / ?/ Từ “ vì vậy “ trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? ( Liên kết , gắn bó 2 đoạn ) /?/ Từ việc nêu lên một thực trạng để đề ra phương hướng giải quyết , văn bản kêu gọi điều gì ? /?/ Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ? ( 3 câu cầu khiến với điệp từ “hãy “ có tính nhấn mạnh , khẩn thiết à có tính thuyết phục .) /?/ Nội dung 3 câu trên đều hướng tới điều gì ? ( Bảo vệ môi trường , sức khoẻ cộng đồng ) * Hoạt động 6 : /?/ HS chỉ ra tính chất chặt chẽ của bố cục văn bản . /?/ Phương thức biểu đạt của văn bản này có gì khác với những văn bản mà các em đã học từ trước đến nay ? ( Tri thức khách quan , khoa học , không hư cấu , ngôn ngữ cô đọng , đơn nghĩa ) /?/ Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản ? ( rất chặt chẽ bằng cách diễn đạt ngắn gọn : lịch sử ra đời của tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường , lý do Việt Nam chọn chủ đề à nguyên nhân đến hệ quả à kêu gọi bằng ba câu ứng với ba ý đã nêu trong phần 1 _ Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK . * Hoạt động 7: Chuẩn bị chương trình địa phương Cho HS biết trước nội dung của bài chương trình địa phương để chuẩn bị sưu tầm tư liệu về các tác giả ở miền Nam trước 1975 . Cụ thể các tổ sẽ phân công sưu tầm tư liệu về : Nguyễn Đình Chiểu , Hồ Biểu Chánh , Anh Đức , Viễn Phương …. ( tiểu sử , những đóng góp cho Văn Học , nắm được các tác phẩm chính … ) I/ Đọc - Hiểu chú thích : SGK trang 106 II/ Đọc - Hiểu văn bản : Tác hại của bao bì ni - lông : - lẫn vào đất à xói mòn - xuống cống rãnh à gây bệnh dịch - trôi ra biển à chết sinh vật - đốt à ảnh hưởng đến tuyến nội tiết , giảm khả năng miễn dịch . 2. Giải pháp : - Thay đổi thói quen sử dụng - Không sử dụng khi không cần thiết - Nêu tác hại của bao ni - lông với mọi người . 3/ Lời kêu gọi : - Hãy quan tâm tới trái đất . - Hãy bảo vệ trái đất . - Hãy cùng nhau hành động : “ Một ngày không sử dụng bao bì ni - lông “ II / Tổng Kết: Ghi nhớ sgk trang 107 III / Luyện tập : Phân tích những ưu điểm của văn bản này trong sự giải thích tác hại của rác thải ni –lông ; của việc đề xuất kiến nghị , cách mở đầu và kết thúc văn bản . 4/ Củng cố: /?/ Em hãy nêu nhận xét của mình về cách lập luận của văn bản . 5/ Dặn dò: _ Học bài, chuẩn bị bài: “Kiểm tra 1 tiết theo bài ôn tập ” @?@?@?@?&@?@?@?@? TIẾT 40: NÓI GIẢM NÓI TRÁNH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nói quá? Cho ví dụ. - Tìm và phân tích ý nghĩa của biện pháp nói quá trong đoạn thơ sau: Anh đi xuôi ngược tung hoành Bước dài theo gió lay thành chuyển non Mái chèo một chiếc xuồng con Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương. Giới thiệu bài mới: Ngược với nói quá, trong một số trường hợp đặc biệt, người ta cần dùng cách diễn đạt tế nhị, đó là cách nói giảm nói tránh. Thế nào là nói giảm nói tránh? Khi nào cần nói giảm nói tránh, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY * Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của biện pháp tu từ này. - Học sinh đọc 3 ví dụ trong SGK. - Những từ in đậm có nghĩa là gì? - Tại sao tác giả không dùng từ “chết” mà lại dùng các từ “đi gặp, chẳng còn” để diễn đạt ý trên? * Câu hỏi thảo luận: 1. Hãy tìm một số cách diễn đạt khác cũng nói về cái chết. (Qua đời, quy tiên, trăm tuổi…) 2. Trong bài “Lão Hạc” có câu: - Cậu Vàng đi đời rồi… Em hãy nhận xét cách diễn đạt này khi nói về cái chết của con Vàng. (Nếu nói “bị giết thịt” sẽ tạo cảm giác ghê sợ, còn dùng “đi đời” vừa xót xa vừa đau lòng vì cảnh ngộ trớ trêu). - Trong ví dụ 4, nhận xét cách nói nào nhẹ nhàng hơn đối với người nghe? à Rút ra kết luận thế nào là nói giảm, nói tránh. - Giáo viên mở rộng thêm về cách nói giảm nói tránh: dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt, dùng cách nói phủ định, cách nói vòng, nói trống… theo các ví dụ trong sách giáo viên. PHẦN GHI BẢNG I / TÌM HIỂU BÀI : NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA BIỆN PHÁP NÓI GIẢM NÓI TRÁNH: 1. Nghĩa của từ ngữ in đậm Vd 1 : … tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin… Vd 2 : Bác đã đi rồi… Vd 3 : … bố mẹ chẳng còn. à Những từ gạch dưới đều nói đến cái chết. à bớt đi phần nào sự đau buồn. 2. Tác dụng của từ ngữ in đậm : … áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ à để có sự tế nhị. 3. So sánh hai cách nói sau: Vd 2 : - Con dạo này lười lắm. - Con dạo này không được chăm chỉ lắm. à Cách nói thứ 2 nhẹ nhàng hơn. II / BÀI HỌC : Ghi nhớ: SGK / 108 * Hoạt động 2: Luyện tập. III / LUYỆN TẬP Làm BT 1, 2 ,3 / 108 , thảo luận. 1. Yêu cầu - Tìm đúng từ ngữ yêu cầu điền vào + Cách giải - Đọc kỹ các câu theo từng yêu cầu. - Xem xét chỗ nào để điền từ có đúng ý nghĩa của câu văn. 1. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh a/ đi nghỉ b/ chia tay nhau c/ khiếm thị d/ có tuổi e/ đi bước nữa 2. Phát hiện những câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh. 2. Câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh. a2 – b2 – c1 – d1 – e2 3. Yêu cầu: (có thể dùng bảng con) - 5 HS làm 5 BT miệng có nói giảm nói tránh. - Đọc kỹ yêu cầu của đề bài. Cách giải: - GV gợi ý – HS thực hiện 3. Đặt năm câu có sử dụng nói giảm nói tránh 4. Yêu cầu: - HS cớ bản áp dụng nói giảm nói tránh phụ thuộc vào tình huống giao tiếp vào mối quan hệ và hiểu biết giữa người nói và người nghe. - Khi cần nói rõ thực trạng, khi cần thông báo đầy đủ sự việc… người ta không dùng nói giảm nói tránh. 4. Trường hợp không nên dùng cách nói giảm nói tránh - Chỉ ra những lỗi lầm ở mức độ nặng của bạn. - Những sai phạm của người khác lặp đi lặp lại nhiều. à Chọn những lời lẽ để tăng tính thuyết phục. 4. Củng cố: Cho ví dụ về 4 cách nói giảm nói tránh ( dùng các từ ngữ đồng nghĩa , cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa, nói vòng, nói trống ( tỉnh lược ). 5. Dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị “Câu ghép ”. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docBai (10).doc