Bài giảng Tiết 21: Bài tập (tiết 1)

1.Kiến thức:

- Ôn lại nội dung các hàm đã học (Sum, Average, Max, Min) và cách thiết lập các công thức trong quá trình tính toán với chương trình bảng tính.

- Kĩ năng làm bài tập.

- Thao tác kéo số thứ tự tự động.

2.Kỹ năng:

- Các thao tác nhập dữ liệu trên trang tính, lưu, mở bảng tính.

- Cách nhập hàm, công thức trong chương trình bảng tính.

- Sử dụng các hàm có sẵn.

3.Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập.

- Cách sử hàm để tính toán.

 

doc2 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 21: Bài tập (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Ôn lại nội dung các hàm đã học (Sum, Average, Max, Min) và cách thiết lập các công thức trong quá trình tính toán với chương trình bảng tính. Kĩ năng làm bài tập. Thao tác kéo số thứ tự tự động. 2.Kỹ năng: Các thao tác nhập dữ liệu trên trang tính, lưu, mở bảng tính. Cách nhập hàm, công thức trong chương trình bảng tính. Sử dụng các hàm có sẵn. 3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. Cách sử hàm để tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1-Giáo viên: Giáo án, tài liệu. Chương trình bảng tính Excel. Phòng thực hành máy vi tính. 2-Học sinh: Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Nghiên cứu tài liệu trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định trật tự Kiểm tra bài cũ Một bạn lên mở chương trình bảng tính trong ổ D và tính tổng, trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất của các số sau? Bài mới Hoạt động của GV: và HS Nội dung Khởi động chương trình bảng tính, làm theo nội dung thực hành sau: Mở bảng tính có tên Danh sach lop em (đã lưu trong bài thực hành trước). Sau đó, nhập thêm các cột điểm Anh, Tin, Sử, Địa, Hoạ, Nhạc và sử dụng các hàm để tính toán (tổng điểm, điểm trung bình, điểm lớn nhất, điểm nhỏ nhất) của các học sinh trên. Mở SBT trang 11 làm bài 3.11 nhưng chú ý thay các loại nước uống cho phù hợp với các em khi mời các bạn mình đi sinh nhật. Giá cả của các thức uống đó. GV: hướng dẫn học sinh thực hành và có thể ghi điểm cho những em thực hành tốt. GV: chuẩn bị một số câu hỏi trước, sau đó yêu cầu học sinh lên bốc thăm và trả lời các câu hỏi mà mình bốc thăm được để ôn lại nội dung đã học. Tiế22: BÀI TẬP Học sinh thực hành. Nội dung các câu hỏi: Một bảng tính mặc định có mấy trang tính? Nêu cách chọn một hàng trên trang tính? Khi dữ liệu số của một ô tính quá hẹp (không đủ hiển thị) thì trên ô tính xuất hiện kí tự gì? Các thành phần chính trên trang tính? Ô tính được kích hoạt là ô tính như thế nào? Địa chỉ của một ô tính là gì? Cách đặt tên cho trang tính? Những hàm mà em đã học, ý nghĩa của các hàm này? Lưu bảng tính với một tên khác (tất cả các cách)? Một trang tính có bao nhiêu cột, bao nhiêu hàng? Hộp tên cho chúng ta biết điều gì? Khi nhập dữ liệu kí tự (văn bản vào các ô tính) nếu độ rộng của ô quá hẹp thì trên ô tính xuất hiện kí tự gì? Mặc định dữ liệu thời gian canh thẳng lề gì trong ô tính? Các cách xoá dữ liệu trong ô tính? Thanh công thức cho ta biết điều gì? Khối là gì? Cáh chọn nhiều khối dữ liệu không liên tiếp nhau? 4. Củng cố: Cách sử dụng hàm Average, Sum, Max, Min trong chương trình bảng tính? Cách thức khi sử dụng các công thức và hàm? 5. Dặn dò: Về nhà Ôn lại các kiến thức từ bài 1 đến hết bài 4 để tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • doctin7_tiet21.doc