1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức: :
- Biết được sự cần thiết để bảo vệ thông tin và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính.
- Biết khái niệm virus máy tính và tác hại của virus máy tính.
- Biết được các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
1.2/ Kĩ năng: Nắm vững các biện pháp bảo vệ thông tin trên máy tính, nắm vững các biện pháp ngăn chặn virus và sửa chữa các hư hại do virus gây ra.
4 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 21, 22 - Tuần 11 - Bài 6: Bảo vệ thông tin máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH
Ngày soạn: /9/2013
Tiết theo PPCT: 21-22
Tuần: 11
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức: :
- Biết được sự cần thiết để bảo vệ thông tin và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính.
- Biết khái niệm virus máy tính và tác hại của virus máy tính.
- Biết được các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
1.2/ Kĩ năng: Nắm vững các biện pháp bảo vệ thông tin trên máy tính, nắm vững các biện pháp ngăn chặn virus và sửa chữa các hư hại do virus gây ra.
1.3/ Thái độ:Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, tranh ảnh liên quan, BGĐT (nếu có điều kiện).
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính.
a/ Phương pháp :
b/ Các bước của hoạt động :
- Yêu cầu HS đọc mục 1-SGK/60.
- Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính?
- Gọi 1 hoặc 2 HS nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét, chốt ND.
- HS đọc nd SGK
- HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý và ghi nhớ.
1. Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính:
Máy tính chứa các thông tin quan trọng do đó cần phải bảo vệ máy tính và các thông tin trong máy tính.
Hoạt động 2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
a/ Phương pháp :
b/ Các bước của hoạt động :
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
- Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin máy tính.
- Yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến.
* Nhận xét, chốt ND.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
- Chú ý và ghi nhớ.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
a/ Yếu tố công nghệ – vật lý:
- Máy tính được chế tạo bởi dây chuyền kỹ thuật nghiêm ngặt nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngẫu nhiên.
- Tuổi thọ của các thiết bị.
- Lỗi phần mềm.
b) Yếu tố bảo quản và sử dụng:
- Ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh nắng).
- Cách sử dụng: KĐ, tắt máy, xoá chương trình.
c) Virus máy tính
- Virus là nguyên nhân chính gây mất thông tin máy tính.
- Biện pháp phòng tránh: sao lưu dữ liệu, phòng chống virus.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố:
- Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính?
- Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin máy tính.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Xem trước nội dung còn lại - SGK.
Tiết 2:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi : Tại sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính? Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng tới sự an toàn thông tin trên máy tính.
- Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm.
- HS : Trả lời theo bài học.
3.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Virus máy tính và cách phòng tránh.
a/ Phương pháp :
b/ Các bước của hoạt động :
- Yêu cầu HS nghiên cứu phần 3a/SGK/61.
- Virus máy tính là gì?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Thiết bị gì gây lây nhiễm virus?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Hãy kể tên một số loài virus mà em biết.
* Nhận xét, chốt ND.
- Nghiên cứu 3a/SGK/61.
- 1 HS trả lời.
- 1 hoặc 2 HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Chú ý và ghi nhớ.
3. Virus máy tính và cách phòng trách.
a) Virus máy tính là gì?
- Virus máy tính là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi được kích hoạt.
- Vật mang virus: tệp chương trình, file văn bản, USB, đĩa mềm, đĩa cứng...
Hoạt động 3 : Virus máy tính và cách phòng tránh.
a/ Phương pháp :
b/ Các bước của hoạt động :
- Yêu cầu HS nghiên cứu 3b / SGK / 62.
- Hãy nêu các tác hại của virus máy tính?
- Yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến.
* Nhận xét, hướng dẫn, chốt ND.
- Nghiên cứu SGK.
- HS trả lời.
- Bổ sung ý kiến.
- Chú ý và ghi nhớ.
b/ Tác hại của virus máy tính:
- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống.
- Phá huỷ dữ liệu.
- Phá huỷ hệ thống.
- Đánh cắp dữ liệu.
- Mã hoá dữ liệu để tống tiền.
- Gây khó chịu khác.
Hoạt động 4 : Virus máy tính và cách phòng tránh.
a/ Phương pháp :
b/ Các bước của hoạt động :
- Yêu cầu HS nghiên cứu 3c / SGK / 63.
- Hãy nêu các con đường lây lan của virus.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét, chốt ND.
- Để hạn chế virus ta phải phòng tránh và bảo vệ bằng cách nào?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét, chốt ND.
- Nghiên cứu SGK.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Chú ý và ghi nhớ.
- 1 HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý và ghi nhớ.
c/ Các con đường lây lan của Virus
- Sao chép tệp đã bị nhiễm virus.
- Phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu.
- Các thiết bị nhớ di động.
- Qua mạng nội bộ, mạng Internet, đặc biệt là thư điện tử.
- Qua các “ lỗ hổng ” phần mềm.
d) Phòng tránh virus: Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng.
* Các cách phòng tránh: SGK/ 63.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố:
- Virus máy tính là gì?
- Thiết bị gì gây lây nhiễm virus?
- Hãy nêu các tác hại của virus máy tính.
- Hãy nêu các con đường lây lan của virus.
- Để hạn chế virus ta phải phòng tránh và bảo vệ bằng cách nào?
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK
- Chuẩn bị trước nội dung bài thực hành 5 - SGK.
- Tiết sau xuống phòng máy thực hành.
File đính kèm:
- Tiet 21-22.doc