Bài giảng Tiết 2: Thông tin và tin học

I. Mục tiêu bài học.

 1. Kiến thức:

 - Chỉ ra được cách tiến hành hoạt động thông tin của con người nhờ vào các giác quan và bộ não.

 - Giải thích tại sao máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

 - Chỉ ra sự phong phú của thông tin.

 2. Kỹ năng:

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2: Thông tin và tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/10 Ngày giảng: 13/10/10(9,8) 14/10/10(7) 15/10/10(6) Bài soạn Tiết 2: Thông tin và tin học I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Chỉ ra được cách tiến hành hoạt động thông tin của con người nhờ vào các giác quan và bộ não. - Giải thích tại sao máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Chỉ ra sự phong phú của thông tin. 2. Kỹ năng: - Giải thích sự hạn chế của các giác quan và bộ não của con người trong các hoạt động thông tin. - Chỉ ra được nhiệm vụ chính của tin học. - Phân loại được thông tin, lấy được các ví dụ về thông tin ở các lĩnh vực khác nhau. 3. Thái độ: - Tích cực, nghiêm túc. II. Đồ dùng dạy học: - GV: GA, SGK - HS: III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp. IV. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) ? Thông tin là gì? Tronghoạt động thông tin đâu là hoạt động quan trọng nhất vì sao? - Thông tin là tất cả những gì đem lại cho ta sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự việc, sự kiện, hiện tượng) và chính con người. - Xử lí thông tin là quan trọng nhất, vì nó đem lại cho con người sự hiểu biết và có những kết luận, quyết định cần thiết. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Như chúng ta đã biết hoạt động thông tin của con người, nhưng hoạt động thông tin của máy tính là gì? bao gồm những gì và vai trò của máy tính chúng ta sẽ nắm trong bài học hôm nay. HĐ1: 1. Hoạt động thông tin và tin học - Mục tiêu: + Giải thích tại sao máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. + Giải thích sự hạn chế của các giác quan và bộ não của con người trong các hoạt động thông tin. + Chỉ ra được nhiệm vụ chính của tin học. - Thời gian: 28’ - Đồ dùng: - Cách tiến hành: Hoạt động Thầy Hoạt động Trò GV: Hoạt động thông tin của con người có được nhờ đâu? ? Trong các giác quan và bộ não giữ các chức năng gì? ? Khả năng của con người có vô hạn không? Ví dụ. ? Tại sao con người lại không ngừng sáng tạo? GV: Kính thiên văn giúp cho chúng ta quan sát các hành tinh và mặt trời còn Máy tính được tạo ra đầu tiên phục vụ cho công việc tính tóan của chúng ta. GV: Cho học sinh quan sát một số thao tác tính toán trên máy tính. ? Các em thấy máy tính có ở những đâu? GV: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử ? Máy tính sử dụng vào những việc gì mà em biết? Ví dụ. 1. Hoạt động thông tin và tin học - Các giác quan và bộ não. - Các giác quan có chức năng tiếp nhận thông tin. Bộ não xử lý thông tin và lưu trữ thông tin. - Khả năng của con người là chỉ có hạn. chúng ta không thể nhớ tất cả mọi việc tính toán nhanh như máy được... - Để tạo ra máy móc phục vụ cho chính chúng ta. - Quan sát để thấy được khả năng tính tóan nhanh của máy tính. - Các trường học, cơ quan, trên ti vi... - Máy tính sử dụng vào hầu hết các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Ví dụ: ngành y, ngành giáo dục, robot... HĐ 2: 2. Sự phong phú của thông tin. - Mục tiêu: Phân loại được thông tin, lấy được các ví dụ về thông tin ở các lĩnh vực khác nhau. - Thời gian: 7’ - Đồ dùng: Thông tin ở các lĩnh vực khác nhau. - Cách tiến hành: GV: Cho học sinh đọc bài đọc thêm 1 SGK_ 6 để thấy được sự phong phú của thông tin. ? Thông tin có những nhóm nào ? GV: Em hãy lấy một số ví dụ khác về thông tin. GV: Chốt lại: Thông tin rất phong phú và đa dạng 2. Sự phong phú của thông tin. - Thông tin khoa học, thông tin thẩm mĩ, thông tin Kinh tế - Văn hóa- Xã hội, thông tin thường thức... - Thông tin trường học, lớp học, gia đình, y học... 4. Củng cố, đánh giá: (4’) - ? Vai trò của thông tin đối với con người. - ? Một số hoạt động thông tin cụ thể của con người? Cho ví dụ. - ? Các nhóm thông tin: Khoa học, thẩm mĩ, thường thức... - Đánh giá tinh thần học tập của học sinh. 5. Bài tập về nhà:(1’) - Hãy liệt kê các loại thông tin ngày nay. Cho ví dụ. - Chuẩn bị tài liệu, phương tiện cần thiết cho bài học - Học bài và chuẩn bị bài sau. ---------------------

File đính kèm:

  • docT2.doc