I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm chắc cách viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh theo các nội dung đã học: Song hành, diễn dịch, quy nạp .
- Rèn kĩ năng diễn dạt rõ ràng, trôi chảy, đúng thể loại.
I. Chuẩn bị:
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh học bài cũ, đọc các đoạn văn thuyết minh.
22 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 19: Viết đoạn văn thuyết minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Em hiểu thời gian trong thơ như thế nào?
HS:
GV:Hướng kết luận.
Vd :
Hôm qua còn theo anh
Đi trên đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ
Hôm qua, hôm nay không phải là ngày nào, tháng nào mà là sự việc diễn ra nhanh, bất ngờ khiến ta bàng hoàng xúc động.
4/ Không gian và thời gian trong thơ:
a/ Không gian trong thơ trữ tình:
Là nơi tác giả - cái Tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ tình xuất hiện để thổ lộ tấm lòng của mình trước mọi người và đất trời.
- Từ ngữ thể hiện không gian
- Không gian gắn với địa điểm chỉ nơi chốn
- Đọc TPVH chú ý nhà văn mô tả không gian ở đây có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì và nói được nội dung gì sâu sắc.
b/ Thời gian nghệ thuật:
- Thời gian trong cuộc đời là thời gian tuần tự.
- Thời gian trong tác phẩm văn học là thời gian tâm lý, không trùng khít với thời gian ngoài đời.
- Thời gian nghệ thuật mang tính tượng trưng:
+ ngày mai: tượng trưng cho tương lai
+ Hoàng hôn, chiều tà : tượng trưng cho sự tàn lụi, sự kết thúc, buồn bã.
+ Bình minh, rạng đông : tượng trưng cho cái đang lên, rạng rỡ tươi sáng.
+ Mùa xuân: tượng trưng cho tuổi trẻ sức sống, giàu sinh lực.
+ Chiếc lá ngô đồng rụng xuống ấy là tượng trưng cho mùa thu.
+ Tiếng kêu khắc khoải của chim Cuốc báo hiệu mùa hè về.
III/ Một số lỗi cần tránh khi phân tích thơ trữ tình:
GV: Đưa ra một số lỗi cần tránh cho HS khi phân tích thơ trữ tình.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi chép và nhớ được.
1/ Chỉ phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không hề thấy vai trò của hình thức nghệ thuật. Đây thực chất chỉ là diễn xuôi nội dung bài thơ.
2/ Có chú ý đến các hình thức nghệ thuật nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ấy ra khỏi nội dung ( Thường là gần kết bài mới nói qua một số hình thức nghệ thuật được nhà thơ sử dụng).
3/ Suy diễn một cách máy móc, gượng ép, phi lí các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong bài thơ. Nghĩa là nêu lên các nội dung, tư tưởng không có trong bài thơ, phát hiện sai các hình thức nghệ thuật hoặc “ bắt ép” các hình thức nghệ thuật này phải có vai trò,tác dụng nào đó trong khi chúng chỉ là những hình thức bình thường
3.Củng cố (2') : -Thế nào là không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ?
- Nêu một số lỗi cần tránh khi phân tích thơ trữ tình ?
4. Dặn dò(2'): - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức vừa ôn tập.
- Xem lại toàn bộ kiến thức giờ sau luyện tập.
.
Tiết 29
Ngày giảng:8A.........
8B.........
Chủ đề 5:
Một số yếu tố hình thức nghệ thuật
cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình
(Tiếp theo)
I.Mục tiêu cần đạt:
Như tiết 25
II.Chuẩn bị của GV và HS:
GV:Tham khảo tài liệu
HS:Xem lại các bài thơ trữ tình đã học.
III.Tiến trình lên lớp:
ổn địng lớp(1') :8A: ............................. 8B: ....................................
1.Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong giờ
2.Bài mới: (40')
IV/ Làm bài tập thực hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài tập 1: Xác định vần , thống kê thanh điệu và phân tích tác dụng biểu đạt của nó trong một số bài thơ, đoạn thơ:
GV: Cho HS đọc và làm bài tập theo nhóm(5’).
Nhóm 1+2: ý 1:
a.Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo lỗi nước nhà.
b. Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn
Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
Một tiếng thơ ngân một giọng đàn.
Nhóm 3+4: ý 2:
a.Ô hay, buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông.
b. Đoạn trường thay lúc phân kì
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh
(Tản Đà)
Tài cao phận thấp, chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương
( Tản Đà )
HS: Làm việc theo nhóm, trình bày, nhận xét.
GV: Kết luận.
Bài tập 2:
Khi đọc bài thơ Lượm đến những dòng thơ như:
Ra thế
Lượm ơi!....
Hoặc: Thôi rồi, Lượm ơi!
Và : Lượm ơi, còn không?
Có bạn vẫn đọc theo ngữ điệu giống như khi đọc các câu thơ khác trong bài thơ. Theo em như thế có đúng không? vì sao?
HS: Làm bài tập độc lập và trình bày, nhận xét.
GV: Gợi ý:
Bài tập 3:
Những câu thơ sau đều có ít nhất hai cách đọc. Cách nào cũng thấy có vẻ đúng, nhưng nghĩ kĩ thì sẽ có một cách đọc đúng nhất. Hãy đọc và ngắt nhịp cho chính xác.
- Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối
( Xuân Diệu)
- Càng nhìn ta lại càng say
( Tố Hữu)
- Non cao tuổi vẫn chưa già
( Tản Đà )
- Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
( Nguyễn Đình Thi)
HS làm việc độc lập, trả lời, bổ sung
Bài tập 1 Xác định vần , thống kê thanh điệu.
1/ a/ Bài: Cảnh khuya
Vần: xa-hoa-nhà
b/ Đoạn thơ: “ Em ơi Ba lan.giọng đàn” (Tố Hữu)
tan , tràn, đàn (vần chân)
Ngoài ra còn có vần lưng: lan – tan, dương – sương, trắng – nắng, vọng – giọng
=> 4 dòng thơ hàng loạt các vần liên tiếp xuất hiện tạo nên một khúc ngân nga, diễn tả niềm vui như muốn hát lên của nhà thơ khi đứng trước mùa xuân của đất nước Ba Lan.
2/
a/ Thanh bằng: ô , hay , buồncả hai câu đều là thanh bằng
b/
Chữ thanh bằng: thay, phân kỳ, câu, xe, ghềnh, trường
Chữ thanh trắc: Đoạn, lúc, vó, khấp khểnh, bánh, gập
c/
Chữ thanh bằng: Tài, cao, giang hồ mê chơi quên quê hương
Chữ thanh trắc: phận, thấp, chí, khí, uất
Bài tập 2:
Bạn đọc theo ngữ điệu như các câu khác trong bài thơ như thế là chưa đúng.
Ra thế
Lượm ơi!....
Câu thơ ngắt dòng như một tiếng nấc nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin nhà báo Lượm đã hy sinh.
Thôi rồi, Lượm ơi!
Câu thơ gãy nhịp, là tiếng kêu đau đớn, đột ngột của tác giả trước sự ra đi của chú bé Lượm.
Lượm ơi, còn không?
Câu hỏi tu từ hỏi để bộc lộ sự đau đớn, ngỡ ngàng không muốn tin rằng Lượm không còn nữa.
Bài tập 3:
GV Gợi ý
Ngắt nhịp chính xác:
Một chiếc xe/ đạp băng vào bóng tối
(Nhấn mạnh hành động đạp băng vào bóng tối của chiếc xe )
Càng nhìn ta/ lại càng say
(Nhìn chính bản thân mình.)
Non cao tuổi/ vẫn chưa già
(Núi nhiều tuổi nhưng chưa già- Còn trẻ)
Sau lưng/ thềm/ nắng/ lá/ rơi đầy
(Những sự vật bỏ lại sau lưng để quyết tâm ra đi của người lính)
3.Củng cố (2') : - Thế nào là thơ trữ tình?
- Những yếu tố hình thức nghệ thuật nào cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình?
- Nêu một số lỗi cần tránh khi phân tích thơ trữ tình ?
4. Dặn dò(2'): - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức vừa ôn tập, hoàn thiện các bài tập ở nhà.
- Xem lại toàn bộ kiến thức giờ sau luyện tập tiếp.
.
Tiết 30
Ngày giảng:8A.........
8B.........
Chủ đề 5:
Một số yếu tố hình thức nghệ thuật
cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình
(Tiếp theo)
I.Mục tiêu cần đạt:
Như tiết 25
II.Chuẩn bị của GV và HS:
GV:Tham khảo tài liệu
HS:Xem lại các bài thơ trữ tình đã học.
III.Tiến trình lên lớp:
ổn địng lớp(1') :8A: ............................. 8B: ....................................
1.Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong giờ
2.Bài mới: (40')
IV/ Làm bài tập thực hành(Tiếp):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Hướng dẫn HS
Phân tích hiệu quả biểu đạt của phép tu từ trong các bài thơ .
Bài tập 4:Mở đầu bài “Hội tây”, Nguyễn Khuyến viết:
Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo
( Nguyễn Khuyến)
Chữ “ Kìa” trong câu thơ trên giúp tác giả diễn tả được điều gì?
HS: Thảo luận theo từng bàn học, trình bày, nhận xét , bổ sung.
GV: Hướng kết luận.
Bài tập 5:Đọc các câu thơ sau và cho biết các nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ gì?
a/ Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thổi ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
( Nguyễn Du)
b. “ Ta đi tới không thể gì chia cắt
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam”
HS: Trình bày, nhận xét , bổ sung.
GV: Hướng kết luận.
GV? Qua việc tìm hiểu một số yếu tố hình thức nghệ thuật em thấy cần lưu ý những gì khi phân tích thơ trữ tình?
HS: Suy nghĩ, trả lời, bổ sung.
GV: Hướng kết luận.
Bài tập 4:
Chữa “kìa” trong câu thơ cho ta thấy Nguyễn Khuyến như đứng tách ra khỏi cái hội Tây ồn ào đầy những trò nhăng nhít do bọn thực dân bày ra mà quan sát, và ngẫm nghĩ, mà căm giận, mà đau đớn, chua xót.
Bài tập 5:
a.Biện pháp so sánh: nhà thơ đã so sánh độ trong, đục, độ nhanh, chậm của âm thanh tiếng đàn với những sự vật, hiện tượng của tự nhiên vừa cụ thể sinh động vừa chính xác góp phần làm nổi bật tài năng của Thuý kiều
b.Biện pháp tu từ: điệp ngữ khẳng định, nhấn mạnh ý chí, niềm tin của tác giả về sự thống nhất tổ quốc.
V/ Một số điểm cần lưu ý:
- Thơ có thể có vần, có thể không có vần. Bình thường mỗi đoạn thơ có một vần lặp lại ở các câu thơ, nhưng có đoạn mang nhiều vần khác nhau.
Những câu thơ, đoạn thơ sử dụng chỉ một hoặc một phần lớn một loại thanh là những câu thơ đặc biệt.
Khi gặp đoạn thơ mang nhiều vần, hoặc sử dụng thanh đặc biệt, cần chú ý để phân tích, chỉ ra vai trò của chúng trong việc biểu hiện nội dung
Khi đọc cũng như phân tích đoạn thơ trên, cần chú ý tới các dấu câu. Chú ý vị trí của các dấu câu đó, chúng ta sẽ đọc đúng nhịp thơ hơn
Dấu câu không chỉ để tách ý, tách đoạn và làm rõ nghĩa của thông báo khi viết, mà còn dùng để ngắt nhịp, làm tăng sức biểu cảm cho thơ.
Trong một bài thơ, câu thơ, không phải chữ nào cũng hay, cũng đắt, khi đọc thơ cần nhận ra được đúng các chữ đó và phân tích cáI hay, cái đẹp của chúng. Những chữ dùng hay là những chữ không thể thay thế được.
Thơ ca thường sử dụng các biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ hay bao giờ cũng cần chỉ ra vai trò, tác dụng của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung.
Tránh phân tích tràn lan ( yếu tố nào cũng phân tích); tránh suy diễn một cách gượng ép về ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật.
VI/ Tìm hiểu các yếu tố hình thức nghệ thuật của một bài thơ trọn vẹn
GV :Yêu cầu HS tìm hiểu các yếu tố hình thức nghệ thuật qua bài thơ “Thu điếu” ( Nguyễn khuyến)
HS: Tìm hiểu, trình bày.
GV : Lưu ý :
Vần điệu.
Nhịp điệu.
Thanh điệu.
Các biện pháp tu từ....
Giá trị của các yếu tố đó.
3.Củng cố (2') : - Thế nào là thơ trữ tình?
- Những yếu tố hình thức nghệ thuật nào cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình?
- Những điểm nào vần lưu ý khi phân tích thơ trữ tình ?
4. Dặn dò(2'): - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức vừa ôn tập, hoàn thiện các bài tập ở nhà.
File đính kèm:
- TC VAN 8.doc