I - Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết sử dụng công thức để tính toán
2. Kĩ năng: Biết cách nhập công thức để tính toán với các phép tính đơn giản và biết sử dụng địa chỉ trong công thức
3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính nhạy bén thao tác chuẩn với công thức toán học dùng trong Excel.
II – Chuẩn bị:
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 14 : Thực hiện tính toán trên trang tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2013
Ngày giảng: .Lớp 7A; Lớp 7B; ..Lớp 7C.
TIẾT 14 :
THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan
Những kiến thức mới cần hình thành
Bảng tính, các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
- Biết sử dụng các công thức trong tính toán.
I - Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết sử dụng công thức để tính toán
2. Kĩ năng: Biết cách nhập công thức để tính toán với các phép tính đơn giản và biết sử dụng địa chỉ trong công thức
3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính nhạy bén thao tác chuẩn với công thức toán học dùng trong Excel.
II – Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa tin học – Bộ giáo dục và đào tạo, sách GV tham
khảo.
2. Học sinh: Học bài ở nhà, xem trước nội dung bài ở nhà
III – Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: (10’)
?1 - Giáo viên gõ vào một ô tính với nội dung 8+2*3 với mong muốn tính được giá trị công thức vừa nhập. Nhưng trên ô tính vẫn hiển thị nội dung 8+2*3. Em cho biết tại sao?
?2 - Giáo viên nhập một ô chứa công thức và một ô chứa dữ liệu cố định sau đó đặt câu hỏi : Từ đâu mà em có thể nhận biết một ô chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định?
* Đặt vấn đề : Gọi 1 học sinh lên thực hiện việc lựa chọn một ô có địa chỉ C3 bằng 2 cách (nháy chuột và sử dụng hộp tên). Như vậy để lựa chọn một ô, một cột, một hàng hay một khối em xác định địa chỉ ô để lựa chọn. Bài hôm nay các em tiếp tục sử dụng địa chỉ của ô tính vào trong công thức.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Sử dụng địa chỉ trong công thức (
Hoạt động 1 : (5 phút)
- Cho học sinh quan sát địa chỉ của ô tính trên trang tính.
?1 Địa chỉ của một ô được xác định bằng cách nào?
Hoạt động 2 : (10 phút)
GV :
- Giải thích việc sử dụng địa chỉ trong công thức
- Thực hiện ví dụ để Minh hoạ việc tính nội dung các ô bằng công thức sẽ mất thời gian hơn khi sử dụng địa chỉ để tính toán trong công thức.
- Thực hiện ví dụ để Minh hoạ việc sử dụng địa chỉ để tính toán trong công thức sẽ trở lên dễ dàng, nhanh và chính xác)
Hoạt động 3 : (5 phút)
GV: Đưa nội dung ví dụ lên màn chiếu và yêu cầu học sinh ghi chép thông tin.
HS : Quan sát, ghi chép thông tin, thực hành
Hoạt động 4 : (10 phút)
GV : Đưa nội dung bài thực hành
- Gọi học sinh vào máy để thực hành
GV : Nhận xét
Trả lời
-HS : Quan sát và ghi chép thông tin
HS : Quan sát, ghi chép thông tin và thực hành
HS : Quan sát, ghi chép thông tin và thực hành
HS : Quan sát, ghi chép thông tin, thực hành
HS : Thực hành trên máy tính.
3/ Sử dụng địa chỉ trong công thức
- Địa chỉ của một ô là cặp của tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.
Ví dụ : A1, B5, D23
Minh hoạ việc xác định địa chỉ ô
- Sử dụng địa chỉ trong công thức
+ Tính toán chính xác.
+ Thuận tiện cho việc thay đổi dữ liệu trong ô tính
* Ví dụ :
- Muốn tính trung bình cộng của hai ô A3 và B3 có nội dung lần lượt là 12 và 8, thì tại ô C3 em nhập công thức =(12+8)/2.
Minh hoạ việc tính nội dung các ô bằng công thức
- Tuy nhiên nếu dữ liệu trong ô A3 thay bằng 22 thì em phải tính lại công thức =(22+8)/2
- Với ví dụ trên, thay cho công thức =(12+8)/2 em chỉ cần nhập công thức =(A3+B3)/2. Nội dung của ô C3 sẽ được tự động cập nhật mỗi khi nội dung trong các ô A3 và B3 thay đổi.
Minh hoạ sử dụng địa chỉ trong công thức
- Việc nhập công thức có chứa địa chỉ hoàn toàn tương tự như nhập các công thức thông thường.
Ví dụ : =(A3+B3)/2
3/ Củng cố (3’):
- Nhắc lại những nội dung chính của bài.
4/ Dặn dò (2’) :
- Học thuộc bài trên lớp
- Trả lời câu hỏi SGK trang 24 - Đọc thêm tài liệu về chương trình bảng tính.
File đính kèm:
- Tiết 14.doc