Bài giảng Tiết 137: Tổng kết phần văn (Tiếp theo)

· Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học của các văn bản văn học nước ngoài và cụm văn bản nhật dụng đã học trong sách giáo khoa lớp 8.

· Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: Mục đích yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.

Nâng cao năng lực viết thông báo cho HS

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 137: Tổng kết phần văn (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII) Tuần 35 Tiết 137: Tổng kết phần văn (Tiếp theo) Tiết 138 : Luyện tập làm văn bản thông báo Tiết 139 : Ôn tập phần tập làm văn MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học của các văn bản văn học nước ngoài và cụm văn bản nhật dụng đã học trong sách giáo khoa lớp 8. Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: Mục đích yêu cầu, cấu tạo của một thông báo. Nâng cao năng lực viết thông báo cho HS. Hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng phần TLV đã học trong năm. Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh – biết cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự; tự sự, miêu ta,û biểu cảm trong nghị luận. Tiết 137: Tổng kết phần văn (Tiếp theo) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: * Những điều cần lưu ý: 1/ Củng cố hệ thống kiến thức các văn bản văn học nước ngoài. Để làm được điều này giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị: Bảng thống kê (làm tại nhà). Bảng thống kê theo các mục: Tên văn bản, tên tác giả, tên nước, thế kỷ, thể loại, nội dung chủ yếu nghệ thuật đặc sắc. Chọn đọc thuộc hai đoạn văn ở hai văn bản khác nhau, mỗi đoạn khoảng 10 dòng. 2/ Nhắc lại chủ đề của ba văn bản nhật dụng + phương thức biểu đạt chủ yếu của mỗi văn bản. (Bảng thống kê) Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : * Kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn HS trình bày bảng thống kê tác phẩm văn học nước ngoài đã học. + Hỏi: Dựa vào bảng thống kê, em hãy cho biết các tác phẩm trên xuất hiện vào thời gian nào? Thuộc các nước? Thể loại? HĐ2: Hướng dẫn HS khái quát một số nét về nội dung tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm. + Hỏi: Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc, chủ đề của truyện “Cô bé bán diêm”. + Trong bốn văn bản trên văn bản nào phê phán lối sống xa thực tế, ảo tưởng? Dựa vào đâu em trả lời như vậy? + Tìm các chi tiết trong: “Cô bé bán diêm”. + Nêu các nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “Hai cây thông” + Sự kết hợp giữa kể tả với biểu cảm còn thể hiện ở tác phẩm nào? HĐ3: Cho hai học sinh đọc thuộc hai đoạn văn đã chọn. Tuyên dương HS trả lời xuất sắc. HĐ4: Kể tên các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8. Hướng dẫn HS nhắc lại chủ đề từng văn bản nhật dụng đã học. Hỏi: Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? Nếu trong gia đình có người hút thuốc lá em sẽ nói gì với họ? HĐ5: Hướng dẫn HS nhắc phương thức biểu đạt chủ yếu của từng văn bản nhật dụng. Hãy nêu tác dụng của sự kết hợp khéo léo giữa phương thức biểu đạt nghị luận với tự sự và thuyết minh trong văn bản “Bài toán dân số”. . Dựa vào bản thống kê đã chuẩn bị lần lượt trình bày từng văn bản (theo đề mục). . Trả lời: Các tác phẩm đều từ cuối TK XVI đến TK XX. Các tác phẩm thuộc các nước Âu Mỹ. _ Thể loại: Truyện, kịch, văn nghị luận. . Lần lượt trả lời các câu hỏi. . Theo ghi nhớ SGK-68. . Qua những chi tiết mô tả hành động của Đôn-Ki-Hô-Tê, phê phán lối sống xa rời thực tế, ảo tưởng. + Nghệ thuật miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ. + Sự kết hợp giữa kể với miêu tả và biểu cảm. . Đọc thuộc, diễn cảm đoạn văn đã chọn à Vì sao chọn đoạn văn đó? . Nhận xét đoạn văn bạn đã chọn và cách đọc của bạn. _ Kể tên các văn bản nhật dụng. . Nêu chủ đề các văn bản nhật dụng. + Văn bản “Thông tin ...” + Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” . Trả lời các câu hỏi. Tổng kết phần văn (tt). I/ Văn học NN: (Bảng thống kê_ GV đã lập sẵn vào bảng phụ hoặc sử dụng đèn chiếu). II/ Văn bản nhật dụng: (Theo bảng thống kê chuẩn bị sẵn) Dặn dò: 1/ Học bài: _ Đọc lại các văn bản. _ nắm chắc nội dung, nghệ thuật của từng văn bản. 2/ Soạn bài: _ Đọc và trả lời 3 câu hỏi trang 148, 149. _ Học thuộc các nội dung trả lời trên. Tiết 138: Luyện tập Làm văn bản thông báo I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : * Lưu ý: Hướng dẫn HS phải chuẩn bị bài ở nhà _ ôn tập tri thức về văn bản thông báo. * Kiểm tra bài chuẩn bị của HS. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập tri thức về văn bản thông báo. HĐ2: Luyện tập. _ Hướng dẫn HS giải các bài tập. + Bài 1: . Chọn văn bản. . Trả lời câu hỏi. + Bài 2: _ Hướng dẫn HS đọc thầm văn bản thông báo phát hiện và chữa lỗi. Gợi ý câu hỏi. . Thông báo đủ các mục chưa ? . Nội dung công việc cần thông báo đầy đủ chưa ? . Lời văn thông báo có sai sót gì không ? . Hướng dẫn HS bổ sung các mục cho hoàn chỉnh. +Bài 3: _ Hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài 3. . Hướng dẫn tìm các tình huống cần viết thông báo. Bài 4: _ Hướng dẫn HS chọn 1 trong các tình huống đã nêu ở BT3, viết thông báo. . Gọi HS đọc thông báo vừa viết. . Cho HS nhận xét góp ý. . Giáo viên đánh giá. * Củng cố: Nêu rõ các mục cần có trong một văn bản thông báo. _ Lần lượt trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị. (Mục I _ SGK). _ 3 HS làm 3 ý. _ Nêu rõ ai thông báo? Thông báo cho ai? Thông báo về việc gì? Nội dung cần thông báo? Nếu tường trình (b) trình bày sơ lược cách làm văn bản tường trình. _ Các mục thiếu ... _ Nội dung thông báo ... _ Lời văn _ Các nhóm thảo luận. _ Cử đại diện phát biểu. _ Lớp bổ sung. _ Từng HS được viết thông báo . _ Nghe - nhận xét, góp ý. Dựa vào bài học để trả lời. I/ Lý thuyết: II/ Luyện tập: Bài 1/149 (HS tự làm) Bài 2/150 (HS tự làm) Bài 3/150 (Làm miệng HS tự ghi) Bài 4/150 (HS tự viết vào tập) * Dặn dò: _ Học nắm chắc lý thuyết. _ Tập viết thông báo. _ Đọc và chuẩn bị tiết ôn tập làm văn. Tiết 139: Ôn tập phần tập làm văn A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS * Lưu ý: Tiết này chủ yếu ôn tập: Văn bản thuyết minh, hai kiểu kết hợp của văn bản tự sự và nghị luận. . Dặn HS học và nắm vững các nội dung: chủ đề, tính thống nhất của chủ đề... Lập bảng hệ thống. B. Lên lớp: * Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. * Tiến hành giờ dạy. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn HS dựa vào bảng hệ thống đã chuẩn bị để trả lời câu hỏi Hệ thống hoá kiến thức. Câu 1: Hướng dẫn HS trả lời bằng 2 câu hỏi. Câu 3: Hỏi: Tóm tắt để làm gì? . Trong SGK có đoạn văn tóm tắt văn bản tự sự không? Ở bài nào? Bài nào có xen vào đoạn tóm tắt? Câu 4: Đọc câu hỏi Câu 6, 7: Hướng dẫn trả lời. Câu 11: Hướng dẫn HS ôn văn bản tường trình và thông báo. Nêu sự khác nhau giữa chúng. HĐ2: Hướng dẫn HS giải câu 2 Bước 1: Nêu câu chủ đề: “ Em rất thích đọc sách”. Hướng dẫn HS viết đoạn văn. Bước 2: Cho câu chủ đề: “Mùa hè thật hấp dẫn” Hướng dẫn HS viết đoạn văn. HĐ3: (Câu 5) Hướng dẫn HS viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm – GV nêu tình huống. HĐ4: (Câu 8) Hướng dẫn HS ôn các kiểu thuyết minh. Bước 1: Thuyết minh đồ dùng đồ vật. Bước 2: Thuyết minh về một phương pháp. Bước 3: Thuyết minh danh lam thắng cảnh. Bước 4: Thuyết minh về một loài động vật, thực vật. Bước 5: Thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên. HĐ5: (Câu 9) Hướng dẫn ôn tập luận điểm. HĐ6: ( Câu 10) Nêu 1 luận điểm. Vd: Câu luận điểm: “Con người ai cũng yêu quê hương của mình”. _ Dựa vào bài chuẩn bị ôn lại lý thuyết. _ Trả lời 2 ý của câu 1. _ Nêu mục đích của tóm tắt. _ Tìm các đoạn tóm tắt bài có xen đoạn tóm tắt. _ Trả lời theo câu hỏi. _ Dựa ghi nhơ ù- Trả lời. _ Nắm rõ văn bản tường trình, thông báo. _ Phân biệt tường trình và thông báo. _ Viết doạn văn. _ Triển khai đoạn văn: Vì sao thích đọc sách? ( Thuật, những cảm xúc thích thú khi đọc sách hoặc kể lại quá trình đến với sách). _ Từ tình huống GV cho HS dựng đoạn văn. _ Nêu rõ bố cục cho đề bài này có nội dung: _ Nêu các đề mục của bố cục: _ Bố cục bài thuyết minh này cần nêu những vấn đề: _ Bố cục bài thuyết minh này cần nêu những vấn đề: _ Hs tự làm bài ở nhà. _ HS nối tiếp câu có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm à HS viết 1 số câu miêu tả quê hương và câu kể về kỷ niệm gắn bó với quê hương àCảm nghĩ về quê hương. I/ Lý thuyết: ( Dựa vào bảng hệ thống đã chuẩn bị sẵn) II/ Luyện tập: _ 2/151 (HS tự viết vào tập) _ 5/151 (HS viết – GV gọi trả lời miệng). _ 8/151 (Gọi 5 HS trình bày kiểu thuyết minh). _ 10/151 (Gọi 2 HS làm trên bảng, lớp làm vào tập). * Dặn dò: _ Ôn lại lý thuyết. _ Luyện viết văn bản thuyết minh. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tập hợp và biên tập: NGUYỄN HOÀNG TUẤN Mọi vấn đề xin liên hệ: 0919400433 Email: htuan108@hcm.vnn.vn htuan108@yahoo.com

File đính kèm:

  • docTuan 35.doc