Bài giảng Tiết 125: Tổng kết phần Văn

· Bước đầu cũng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8( trừ các văn bản tự sự và nhật dụng ), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.

· Tập trung ôn tập kỹ hơn cụm văn bản thơ ( các bài 18,19,20 và 21)

· Củng cố những kiến thức Tiếng Việt đã học trong HKII: các kiểu câu – Hành động nói – Lựa chọn trật tự từ trong câu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3470 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 125: Tổng kết phần Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vui lớn. Ngắm trăng Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm. Đi đường Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Bài thơ mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. Hoạt động 2: ? Em có nhận thấy gì về sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ: “Đập đá ở Côn Lôn”, “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Nhớ rừng”, “Ông đồ”, “Quê hương”? - GV có thể yêu cầu học sinh chỉ sự khác biệt đó về số câu, chữ trong hai chùm thơ cổ và thơ mới. - GV hướng dẫn và so sánh cho học sinh hiểu. THƠ CỔ - Số câu, số chữ được hạn định. - Luật bằng trắc, phép đối, quy tắc gieo vần rất chặt chẽ. -> Thơ cũ THƠ MỚI - Số câu, số chữ trong câu không hạn định, không bằng nhau. - Lời thơ tự nhiên, không có tính chất ước lệ, khuôn sáo, cảm xúc chân thật. -> Thơ tự do Hoạt đông 3: Giúp học sinh chọn lựa (sau đó chép lại) những cạu thơ học sinh cho là hay nhất trong 4 bài thơ. @?@?@?@?&@?@?@?@? TIẾT 126: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định. Kiểm tra bài cũ. Bài mới Chuẩn bị: - Học sinh ôn tập kiến thức. - Chuần bị làm bài tập ôn tập. - GV nên chia cho các nhóm phụ trách từng phần, trình bày kết quả trước lớp. I. Các kiểu câu: BT1: Nhận diện kiểu câu trần thuật. Câu (1): câu trần thuật ghép, có một vế là dạng câu phủ định. Câu (2): câu trần thuật đơn. Câu (3): câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ phủ định. BT2: Đặt câu nghi vấn dựa theo nội dung câu (2). - Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất? (câu bị động). - Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta? (câu chủ đông) (Theo cách đó, Gv hướng dẫn học sinh thực hiện một số câu nghi vấn khác) BT3: Đặt câu cảm thán chứa một trong những từ “vui – buồn – hay – đẹp” - Tạo ra những kiểu câu cảm thán khác nhau từ một từ cho sẵn. - Tuỳ trình độ lớp học, GV có thể hỏi thêm học sinh về tình huống sử dụng câu cảm thán do học sinh tự đặt ra. BT4: - Nhận biết cách dùng các kiểu câu. - Giúp học sinh xác định đúng mục đích dùng câu. Gợi ý: a. - Câu trần thuật: (1), (3), (6) - Câu cầu khiến: (4) - Câu nghi vấn: (2), (5), (7) b. Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu (7) c. Câu nghi vấn không được dùng để hỏi: (2), (5) - Câu (2): biểu lộ sự ngạc nhiên. - Câu (5): dùng để giải thích. II. Hành động nói: BT1: Nhận diện các hành động nói TT CÂU ĐÃ CHO HÀNH ĐỘNG NÓI (1) Tôi bật cười bảo lão Kể (2) - Sao cụ lo xa quá thế? Bộc lộ cảm xúc (3) - Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Nhận định (4) - Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Đề nghị (5) - Tội gì bây giờ nhịn đói tiền để lại? Giải thích (6) - Không, ông giáo ạ! Phủ định, bác bỏ (7) - Aên mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? Hỏi BT2: Tổng kết ba phương diện quan trọng của việc sử dụng câu trong giao tiếp, đặt chúng ta trong mối quan hệ với nhau. (Các nội dung trong bảng tổng kết học sinh dựa vào BT4/ Phần I và BT1/ Phần II để thực hiện) Lưu ý cách dùng kiểu câu để thực hiện hành động nói: cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp. BT3: - Viết một hoặc vài ba câu. - Xác định mục đích của hành động nói. a. Mục đích của hành động nói: cam kết - Tôi xin cam kết từ nay không tham gia đua xe trái phép nữa. - Tôi xin cam kết từ nay không tổ chức đánh bạc nữa. b. Mục đích của hành động nói: hứa hẹn - Em xin hứa sẽ tích cực học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong năm học tới. III. Lựa chọn trật tự từ trong câu BT1: Lưu ý học sinh về tác dụng của trật từ trong câu biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động, trạng thái. - Thoạt tiên là trạng thái “kinh ngạc”. - Sau đó là “mừng rỡ”. - Cuối cùng là hoạt động “về tâu vua”. BT2: Tác dụng của việc sắp xếp các từ ngữ. a. Nối kết câu b. Nhấn mạnh đề tài của câu nói BT3: Lưu ý học sinh về giá trị tạo tính nhạc cho câu thông qua cách sắp xếp trật tự từ trong nó. - Câu (a) có tính nhạc hơn. - Vì từ “man mác” được đưa lên trước cụm từ “khúc nhạc đồng quê” có tác dụng nhấn mạnh. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 127: VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định. Kiểm tra bài cũ. Bài mới 1. GV chuẩn bị bảng phụ 2. Hoạt đông dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh đọc hai bản tường trình. ? Trong các văn bản trên, ai là người phải viết tường trình? Viết cho ai? - Học sinh viết cho cô giáo. - Học sinh viết cho thầy hiệu trưởng ? Bản tường trình được viết ra nhằm mục đích gì? - Trình bày lại sự việc đã xảy ra có liên quan trực tiếp đến người viết và đề nghị được xem xét, giải quyết. ? Thế nào là tường trình? Nội dung và thể thức văn bản tường tri có gì đáng chú ý? - Ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, chính xác. ? Người viết bản tường trình cần phải có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình? - Thái độ trung thực, khách quan. THẢO LUẬN: Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai? Hoạt động 2: ? Người viết tường trình là ai? Người tường trình là ai? GV cho học sinh so sánh hình thức của 2 bản tường trình để phát hiện những chi tiết giống nhau. ? Như vậy khi viết văn bản tường trình đòi hỏi người viết phải làm gì? GV cần lưu ý học sinh một số điều cần thiết khi viết văn bản tường trình (SGK trang 136). I.Đặc điểm của văn bản tường trình - Trình bày lại sự việc đã xảy ra gây hậu quả. Học sinh đọc ghi nhớ 1. - Thái độ người viết trung thực, khách quan. Dùng bảng phụ ghi lại 4 tình huống cho sẵn trong SGK trang 135. II. Cách làm văn bản tường trình. 1. Tình huống cần phải viết bản tường trình. 2. Cách làm văn bạn tường trình. - Thể thức mở đầu. - Nội dug tường trình. - Thể thức kết thúc. III. Ghi nhớ: (SGK trang 136) 1. Văn bản tường trình là gì? 2. Người viết tường trình. người nhận tường trình. 3. Cách làm văn bản tường trình. Củng cố: Dặn dò: - Học kỹ lý thuyết. - Chuẩn bị bài Luyện tập SGK trang 137. @?@?@?@?&@?@?@?@? TIẾT 128: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH Phương pháp: - Từ lý thuyết, hướng dẫn học sinh vào các tình huống cụ thể. - Thực hành luyện viết. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định. Kiểm tra bài cũ. Bài mới Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1 Oân tập tri thức về văn bản tường trình. GV gọi lần lượt ba học sinhvà yêu cầu mỗi em trả lời một câu hỏi. 1/ Mục đích viết tường trình là gì? 2/ Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau? 3/Nêu bố cục của một văn bản tường trình? Phần nội dung tường trình cần như thế nào? Hoạt động 2 _ GV yêu cầu 3 học sinh , mỗi em thực hiện một câu.HS cần trả lời. ? Ai làm tường trình? ? Ai nhận tường trình? ? Tường trình về việc gì? ?Dự kiến nội dung cần tường trình ? Lưu ý: Nếu gặp tình huống không cần viết tường trình thì yêu câu trình bày sơ lược về cách làm văn bản tương ứng. 2/ Cho các nhóm thảo luận và đưa ra tình huống thích hợp để viết văn bản tường trình. 3/ Cho các nhóm tự chọn tình huống để viết Văn bản tường trình. _ Cả lớp góp ý, nhận xét. _ GV tổng kết, nhận xét. Oân tập lý thuyết 1/ Mục đích viết văn bản tường trình là đểtrình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. 2/ Văn bản báo cáo là văn bản tổng hợp trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể. Nội dung của báo cáo không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả các mục quy định sẵn. Văn bản tường trình là trình bày về thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Nội dung của văn bản tường trình phải tuân thủ tất cả các mục quy dịnh đối với một văn bản tường trình. 3/ Bố cục: 3 phần _ Thể thức mở đầu. _ Nội dung trình bày. _ Thể thức kết thúc. Phần nội dung tường trình cần trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu qu ai chịu trách nhiệm. Luyện tập Bài tập 1 Bạn học sinh vi phạm kỷluật viết bản tường trình gởi cô giáo chủ nhiệm. Tình huớng này thì bạn chi đội trưởng phải viết văn bản báo cáo. Sự việc này, bạn Hoa phải viết văn bản báo cáo . 2/ Tình huống gặp trong cuộc sống: _ Khi vào nhà sách mà em bị mất xe. Em cần viết văn bản tường trình nhờ các chú công an giải quyết. _ Trong lớp em các bạn nam đã để xảy ra chuyện mất đoàn kết với nhau. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu các bạn nam viết bản tường trình rồi nộp cho cô giáo. Dặn dò: _ Ôn lại lý thuyết phần TV. _ Chuẩn bị làm bài ôn tập. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docTuan 32.doc
Giáo án liên quan