- Giúp HS củng cố các kiến thức văn học đã học ở học kì II
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt và làm văn.
II. CHUẨN BỊ
GV: ra đề + đáp án.
HS: Ôn tập theo hướng dẫn của GV.
9 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3249 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 113: Kiểm tra Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng , tình cảm của bản thân.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sgk, giáo án.
HS: Sgk, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: - Lượt lời là gì? Khi tham gia hội thoại cần tránh điều gì ?
Đáp án: Ghi nhớ Sgk tr
Giới thiệu bài mới: Ngôn ngữ tiếng Việt ta vốn giàu và đẹp. Mỗi câu nói (viết) ra bao gồm nhiều từ ngữ . Việc sắp xếp trật tự từ như thế nào để có thể diễn đạt được như ý muốn ? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách chọn trật tự từ trong câu.
Hoat động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1
- Cho HS đọc đoạn trích Sgk.
? Có thể thay thế trật trự từ trong câu in đậm như thế nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản ?
? Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích ?
? Hãy thử chọn trật tự từ khác và nhận xét tác dụng của sự thay đổi ấy.
? Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trên có giống nhau không ?
? Từ ví dụ trên em rút ra kinh nghiệm gì trong việc đặt câu ?
- Cho HS đọc phần ghi
nhớ 1
* Hoạt động 2
- Cho HS đọc các ví dụ
mục 1.
? Trật tự từ trong những bộ phận in đậm thể hiện điều gì?
- Cho HS đọc ví dụ mục 2
? So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm.
? Từ những điều đã phân tích ở mục I & II, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
- Cho HS đọc ghi nhớ 2
* Hoạt động 3
- Cho HS đọc bài tập.
- Hướng dẫn HS làm.
- 1 HS đọc.
- Trao đổi và trình bày các cách sắp xếp khác nhau ( có tất cả 6
cách ).
- Trao đổi và trả lời.
- Nhận xét các trật tự từ vừa sắp xếp ở câu 1
- Rút ra kết luận.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- 1 HS đọc.
- Trình bày
- 1 HS đọc.
- Cách sắp xếp TTT trong câu của Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn .
- Rút ra kết luận.
- 1 HS đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu.
I. Nhận xét chung
1. Ví dụ (sgk)
* Các câu đã thay đổi trật tự từ:
(2) Cai lệ gõ đầu roi…,thét… nhiều xái cũ.
(3) Cai lệ thét bằng giọng…,gõ đầu roi xuống đất.
(4) Thét bằng giọng…cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
(5) Bằng giọng …cai lệ ...,thét.
(6) Bằng giọng…gõ đầu roi xuống đất ,cai lệ thét.
(7)Gõ đầu roi xuống đất,…bằng giọng…,cai lệ thét.
* Tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích vì :
- Việc lặp lại từ “roi” ở đầu câu có tác dụng liên kết câu này với câu trước đó.
- Việc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết câu này với câu sau.
- Việc mở đầu bằng cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” nhấn mạnh sự hung hãn.
* Nhận xét hiệu quả của các cách sắp xếp TTT…
Câu
Nhấn mạnh sự hung hãn
Liên kết chăït với câu đứng trước
Liên kết chặt với câu đứng sau
2
3
4
5
6
7
-
-
-
-
-
+
+
+
-
-
-
-
+
-
-
+
+
+
2. Ghi nhớ (Sgk, tr 111)
II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
1. Ví dụ 1
a. Thể hiện trật tự trước sau các hoạt động của tên cai lệ.
b. Thể hiện trật tự trước sau các hoạt động của chị Dậu.
c. – Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật.
- Thể hiện sự tương ứng với với trật tự của cụm đứng trước (cai lệ -roi song, người nhà lí trưởng -dây thừng)
2. Ví dụ 2.
Cách sắp xếp TTT trong câu của Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (hài hòa về ngữ âm).
3. Ghi nhớ (sgk, tr 112)
III. Luyện tập
a. Kể tên các vị anh hùng theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử
b. Nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng.
c. Lập lại để liên kết chặt chẽ với câu đứng trước.
4. Củng cố.
? Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
5. Dặn dò
- Học bài
- Soạn bài ; Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp theo)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
@?@?@?@?&@?@?@?@?
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
Tiết 115:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Giúp HS
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu,… và đặc biệt là về luận điểm chính và cách trình bày luận điểm.
- Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình trình độ tập làm văn của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn trong lớp hoc, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
II. CHUẨN BỊ
GV: Ra đề, giáo án
HS: dàn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Ổn định lớp
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1
- Yêu cầu HS nhắc lại đề văn kiểm tra.
- Ghi đề kiểm tra lên bảng.
* Hoạt động 2
? Thể loại ?
? Bài viết hướng tới đối tượng nào ?
? Xác định đại từ nhân xưng?
? Hãy xác định các luận điểm và lập dàn bài .
* Hoạt động 3
- Nhận xét về ưu điểm, hạn chế.
- Đọc một số bài, đoạn viết chưa tốt, có nhiều điểm hạn chế để phân tích, rút kinh nghiệm (không nêu tên người viết).
- Đọc vài đoạn, bài khá để HS khác học hỏi.
* Hoạt động 4
- Cho lớp trưởng trả bài.
- Hãy xem lại bài của mình và sửa lỗi sau đó có thể trao đổi bài với bạn để đọc.
- Lấy điểm vào sổ.
- 1 HS nhắc lại đề bài.
- Quan sát, ghi vào vở.
- Nghị luận
- Những bạn chưa chăm chỏi học tập, kết quả học tập chưa cao.
- Dùng đại từ tôi.
- Trình bày
- Nghe, rút kinh nghiệm.
- Nghe và học tập cách viết.
- Lớp trưởng trả bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
1. Đề bài:
Lớp em có một số bạn chưa chăm học, kết quả học tập còn chưa cao. Với cượng vị là lớp trưởng, em sẽ khuyên nhủ như thế nào để các bạn ấy chăm chỉ hơn trong học tập.
2. Đáp án
- Thể loại: nghị luận
- Đối tượng mà người viết cần hướng tới: Những bạn chưa chăm chỏi học tập, kết quả học tập chưa cao.
- Dàn bài (ở tiết 103, 104)
3. Nhận xét chung
4. Trả bài
Dặn dò:
Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 116:
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người nghe (người đọc) nhận thức được nội dung nghị luận một cách rõ ràng, sáng tỏ hơn.
- Nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sgk, giáo án.
HS: Sgk, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ (ktra vở soạn 2 HS)
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1
- Cho HS đọc các đoạn văn Sgk tr113,114.
? Vì sao đoạn trích a có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự , còn đoạn trích b có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả ?
- Nêu câu hỏi 2 Sgk và yêu cầu HS trả lời.
? Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
- Cho HS đọc văn bản Sgk tr 115.
? Tìm yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng cả chúng.
? Vì sao tác giả văn bản trên đã không để lại đầy đủ và cặn kẽ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong câu truyện ấy ?
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì ?
- Cho HS đọc phần ghi nhớ .
* Hoạt động 2
- Cho HS đọc đoạn văn bài tập 1.
? Xác định yếu tố tự sự và miêu tả ? Nêu tác dụng của các yếu tố đó.
- 1 HS đọc đoạn văn.
- Vì tự sự và miêu tả không phải là mục đich schur yếu nhất mà người viết nhằm đạt tới.
- Trình bày.
- Rút ra kết luận (ý 1 phần ghi nhớ)
- 1 HS đọc.
- Suy nghĩ và trình bày.
- Vì chỉ có những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm mới được tác giả miêu tả kĩ.
- Rút ra kết luận.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc .
- Xác định
I. Yếu tố miêu tả trong văn nghị luận
1. Ví dụ 1
- Tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu nhất mà người viết nhằm đạt tới. Nhưng trong 2 đoạn văn trên tự sự và miêu tả giúp ta hình dung được cụ thể hơn các thủ đoạn của bọn cai trị thực dân.
=> Tự sự và miêu tả giúp việc trình bày luận cứ cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.
2. Ví dụ 2
- Yếu tố tự sự và miêu tả…
- Tác giả chỉ kể những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm.
=> Yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
* Ghi nhớ (Sgk /116)
II. Luyện tập
Bài tập 1.
- Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ.
- Yếu tố miêu tả làm cho người đọc trông thấy trước mắt khung cảnh đêm trăng và cảm xúc của người tù – thi sĩ ,từ đó nhận thấy được chiều sâu của tâm tư.
Củng cố
Đọc lại ghi nhớ.
Dặn dò
Soạn bài : Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt tuần 29
Nguyễn Thanh Hòa
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Tuan 29.doc