Bài giảng Tiết 1 - Môn : luyện từ và câu bài: mở rộng vốn từ: thiên nhiên

 Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên. Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ, mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về vấn đề của đời sống xã hội. Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Môn : luyện từ và câu bài: mở rộng vốn từ: thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 24 tháng 10 năm 2006 Tiết 1 - Môn : Luyện từ và câu Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: Giúp HS Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên. Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ, mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về vấn đề của đời sống xã hội. Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đặt câu phân biệt nghĩa của một từ đi, đứng B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập: Bài tập 1: HS đọc yêu cầu - Cho HS làm bài - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Dòng đúng nghĩa từ thiên nhiên là ý b: Tất cả những sự vật, hiện tượng không do con người tạo ra. Bài tập 2: Cho HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. a. thác - ghềnh; b. gió - bão; c. sông; d. Khoai - đất - mạ - đất. - GV nêu nghĩa của các từ Bài tập 3: HS đọc yêu cầu - GV cho HS làm bài nhóm 4. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét chốt lời giải đúng a. mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tân,khôn cùng,... b. xa tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, ... c. cao vút, cao chót vót, cao ngất, cao chất ngất, cao vời vợi, ... d. hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm, ... Bài tập 4: Cách tiến hành như BT 3. Lời giải: a. ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ... b. lăn tăn, dập dềnh, trườn lên, bò lên,... c. cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt,dữ dội,... C. Củng cố dặn dò Hà, Hoài Nam. - HS làm việc theo cặp đôi - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét - HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT - Lớp nhận xét - Một HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Các nhóm làm bài vào phiếu. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét. - Mỗi nhóm đặt câu với từ mình chọn. - Mỗi nhóm đặt câu với từ mình chọn. Tiết 2 - Môn : Toán Bài: SO SÁNH SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết so sánh hai số thập phân với nhau. - Áp dụng so sánh hai số thập phân để sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn. II. Đồ dùng dạy học : Các bảng nêu trong SGK III. Các hoạt động dạy và học. A. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên cho HS viết số thập phân thành phân số thập phân bằng nó. Xuân Tuấn, Thúy, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét. - Học sinh và giáo viên nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: So sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau. - GV nêu ví dụ như SGK - Cho HS lấy ví dụ về so sánh số thập phân có phần nguyên khác nhau. - GV nêu ví dụ 2: ( SGK ) - GV cho HS nhận xét Ví dụ: 7 698 Hãy so sánh và (thảo luận) 10 1000 3. Luyện tập - Bài 1: HS thảo luận cặp đôi khi so sánh phải đưa ra lời giải thích. - Bài 2 + 3: HS làm bài cá nhân - Bài 2: 5,673; 5,736; 5,763; 6,01; 6,1 - Bài 4: Cho HS lên bảng làm C. Củng cố dặn dò -HS nêu cách so sánh. - Rút ra cách so sánh hai số thập phân như SGK. - HS nêu cách so sánh. - HS so sánh hai số thập phân có trường hợp phân nguyên bằng nhau. 7 700 698 = > 10 1000 1000 - HS trình bày bài 69,99 0,36 95,7 > 95,68; 81,01= 81,001 - HS trình bày miệng Bài 3: 0,291; 0,219; 0,19; 0,17; 0,16 - Hai HS, cả lớp làm VBT 8,659 > 8,658 42,080 = 42,08 95,60 = 95,60 2,507 < 2,517 Tiết 3 : Chính tả (nghe viết) Bài: KÌ DIỆU RỪNG XANH I- Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh. - Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa yê/ya II. Chuẩn bị: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ. Hoàng Tuấn: lên bảng viết: viếng, nghĩa, hiền, điều Hùng: Nêu quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS nghe- viết: Kì diệu rừng xanh * Chú ý: những từ ngữ dễ viết sai: rọi xuống, trong xanh, rào rào, ... 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: - HS viết các tiếng có chứa yê, ya - Lên bảng viết nhanh các tiếng tìm được. Nhận xét cách đánh dấu thanh. - Lời giải: khuya, truyền thuyết, xuyên, yên. Bài tập 3: HS quan sát tranh để làm bài tập - Đọc lại câu thơ , khổ thơ có chứ vần uyên. - Lời giải: thuyền, thuyến, khuyên. Bài tập 4: - Lời giải: yểng, hải yến, đỗ quyên. C. Củng cố dặn dò: Tiết 4: Địa lý Bài : DÂN SỐ NƯỚC TA I- Mục tiêu: Giúp Học sinh - Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta. Biết được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh. Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất. Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh. Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập, biểu đồ tăng dân số VN. Tranh ảnh của việc sinh ít con trong một gia đình. III. Các họat động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ. Sang: Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gì ? Nguyên: Nêu vai trò của đất rừng đối với đời sống con người. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Làm vệc cá nhân Bước 1: HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi của mục 1 SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: + Năm 2004, nước ta có dân số 82 triệu người. + Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới. 3. Hoạt động 2:Làm việc theo cặp đôi - Bước 1: HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK. - Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV Kết luận. 4.Hoạt đông 3: Hoạt động nhóm 4. Bước 1: HS các nhóm dựa vào tranh ảnh và vố hiểu biết, nêu hậu quả do tăng dân số nhanh. Bước 2: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. - HS, GV nhận xét. - GV kết luận. C. Củng cố dặn dò. Tiết 5: Kỹ thuật Bài : THÊU CHỮ V I. Mục tiêu: - Biết cách thêu chữ V và ừng dụng của thêu chữ V. - Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kỹ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cận thận. II. Chuẩn bị: Mẫu thêu chữ V, Vật liệu dụng cụ cần thiết (Một mảnh vải trắng hoặc màu 35cm x 35cm, kim khâu len, len hoặc sợi khác màu vải, phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu. III. Hoạt động dạy học: A. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: quan sát nhận xét mẫu - GV giới thiêụ mẫu thiêu chữ V, - HS quan sát mẫu, kết hợp với quan sát hình 1 SGK để trả lời câu hỏi và nêu nhận xét đạc điểm của mũi thêu chữ V ở mặt phải và mặt trái. - GV giới thiệu một số sản phẩm có theu trang trí bằng mẫu thêu chữ V. - GV kết luận. 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật - Hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và nêu các bước thêu chữ V. - Hướng dẫn HS tạo cách vạch dấu đường thêu chữ V. - HS quan sát H3, H4 SGK để nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi thêu chữ V. - GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu. Hướng dẫn thêm thao tác xuống kim và luồn chỉ vào mũi thêu cuối để HS thực hiện. B. Củng cố dặn dò. Buổi chiều Tiết 1 - Môn : Luyện từ và câu Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: Giúp HS Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đặt câu phân biệt nghĩa của một từ đi, đứng B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập: Bài tập 3: HS đọc yêu cầu - GV cho HS làm bài nhóm 4. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét chốt lời giải đúng a. mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tân,khôn cùng,... b. xa tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, ... c. cao vút, cao chót vót, cao ngất, cao chất ngất, cao vời vợi, ... d. hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm, ... Bài tập 4: Cách tiến hành như BT 3. Lời giải: a. ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ... b. lăn tăn, dập dềnh, trườn lên, bò lên,... c. cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt,dữ dội,... C. Củng cố dặn dò Phương Nam; Toản. - Một HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Các nhóm làm bài vào phiếu. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét. - Mỗi nhóm đặt câu với từ mình chọn. - Mỗi nhóm đặt câu với từ mình chọn. - HS làm bài vào VBT Tiết 2 - Môn : Toán Bài: SO SÁNH SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp HS Áp dụng so sánh hai số thập phân để sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn. III. Các hoạt động dạy và học. A. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên cho HS viết số thập phân thành phân số thập phân bằng nó. Học, Lê Thảo: HS dưới lớp theo dõi, nhận xét. - Học sinh và giáo viên nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 3. Luyện tập - Bài 1: HS thảo luận cặp đôi khi so sánh phải đưa ra lời giải thích. - Bài 2 + 3: HS làm bài cá nhân - Bài 2: 6,375; 6,735;7,19; 8,72; 9,01 C. Củng cố dặn dò - HS trình bày bài 48,97 0,65 96,4 > 96,38; - HS trình bày miệng Bài 3: 0,4; 0,312; 0,32; 0,197; 0,187

File đính kèm:

  • docThứ ba.8.doc
Giáo án liên quan