1- Nắm được khái niệm Đại từ xưng hô.
2- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; bắt đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Môn : luyện từ và câu bài: đại từ xưng hô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 14 tháng 11 năm 2006
Tiết 1 - Môn : Luyện từ và câu
Bài: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. Mục tiêu:
1- Nắm được khái niệm Đại từ xưng hô.
2- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; bắt đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét rút kinh nghiệm bài làm kiểm tra giữa kì I
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nhận xét.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài và trình bày bài
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
+ Trong câu nói của cơm, từ chị dùng 2 lần để chỉ người nghe (hơ bia). Từ chúng tôi dùng để chỉ người nói (cơm).
+ Trong câu nói của hơ bia, từ ta chỉ người nói (hơ bia). Từ các người chỉ người nghe.
+ Trong câu cuối, từ chúng chỉ câu chuyện nói tới (thóc gạo đã được nhân hóa).
Bài tập 2: Làm tương tự như BT 1
- Lời giải:
+ Lời cơm lịch sự, tôn trọng người nghe. Cơm tự xưng là chúng tôi, gọi người nghe ( hơ bia) là chị.
+ Lời Hơ bia kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác( tự xưng là tavà gọi người nghe là các người).
Bài tập 3:
Lời giải:
- Với thầy cô giáo: Thầy, cô - em, con
- Với bố, mẹ: bố, ba, tía, mẹ, má, bu, bầm...
- Với bạn bè: bạn, cậu, đằng ấy, tôi...
3. Cho HS đọc ghi nhớ.
4. Luyện tập:
Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu.HS làm bài cá nhân.
- Cho HS trình bày.
- GV chốt ý.
+ Các đại từ xưng hô trong câu nói của thỏ: chú em, ta, chú em, ta.
+ Các đại từ xưng hô trong câu đáp của rùa: anh, tôi.
Bài tập 2: Cho HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Các đại từ cần điền lần lượt là: tôi, tôi, nó, tôi, nó, ta.
C. Củng cố dặn dò
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp
- HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT
- Lớp nhận xét
- HS làm VBT.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS làm VBT.
- Một số HS trình bày.
- HS nhận xét.
- Hai HS làm bài trên phiếu, lên bảng đính
Tiết 2 - Môn : Toán
Bài: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết cách thực hiện phép tính trừ hai số thập phân.
- Áp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học : Các bảng nêu trong SGK
III. Các hoạt động dạy và học.
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên đặt tính và tính
HS 1: a) 43,7 + 51,16 ; HS2 : b) 4295 - 1843
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh và giáo viên nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân.
- GV nêu VD 1 (SGK)
- Muốn biết đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét ta làm thế nào?
- Cho HS thảo luận cặp đôi và tự thực hiện phép trừ.
- H: Em có nhận xét gì về 2 cách làm?
- Gọi HS nêu VD 2 trong SGK
- H: Để thực hiện phép trừ này, chúng ta làm như thế nào?
- H: Muốn trừ hai số thập phân ta làm như thế nào?
3. Luyện tập
- Bài 1 + 2: Cho HS làm bài cá nhân.
- Bài 3 :GV hướng dẫn HS làm bài
Số lít dầu còn lại sau lần lấy ra 3,5 l là:
17,65 - 3,5 = 14,15 (l)
Số lít dầu còn lại trong thùng là:
14,15 - 2,75 = 11,4 (l)
Đáp số: 11,4 l
C. Củng cố dặn dò
-HS nêu trước lớp.
- HS thực hiện phép trừ.
4,29 - 1,84 = ? (m)
- HS thảo luận, sau đó trình bày trước lớp.
429 4,29
- 184 - 1,84
245 (cm = 2,45 (m)
- HS trình bày .
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời.
45,8
- 19,26
26,54
- Nhiều HS nhắc.
- Bốn HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS chữa sai.
Cách 2:
Số lít dầu lấy ra tất cả là:
3,5 + 2,75 = 6,25 (l)
Số lít dầu còn lại trong thùng là:
17,65 - 6,25 = 11,4 (l)
Đáp số: 11,4 l
Tiết 3 : Chính tả (Nhớ viết)
Bài: Nghe - viết : Luật bảo vệ môi trường
Phân biệt âm đầu l / n, âm cuối n / ng.
I- Mục tiêu:
1- Nghe - viết đúng chính tả bài Luật bảo vệ môi trường. Hiểu nội dung, nắm được cách trình bày một điều cụ thể trong bộ luật Nhà nước.
2- Ôn chính tả phương ngữ: luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu ( l, n ) hoặc âm cuối (n, ng ) dễ lẫn đối với HS địa phương.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe- viết chính tả.
- GV đọc điều 3, khoản 3, Luật bảo vệ môi trường. HS theo dõi trong SGK.
- Một số HS đọc lại điều 3, khoản 3.
H: Nội dung điều 3, khoản 3 luật bảo vệ môi trường nói gì?
- GV đọc cho HS viết bài chính tả. Chấm chữa một số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2:
Tổ chức cho HS chơi trò chơi ai nhanh hơn.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS tham gia chơi.
- Lớp nhận xét.
Bài tập 3: HS làm bài tập theo nhóm- tìm nhanh từ láy có âm đầu viết bằng n hoặc các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS, GV nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
Tiết 4: Địa lý
Bài : LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
I- Mục tiêu: Giúp Học sinh
- Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thủy sản của nước ta.
- Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thủy sản.
- Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thủy sản.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thủy sản.
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh về trồng rừng, khai thác và nuôi thủy sản.
- Phiếu học tập
III. Các họat động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ.
HS1: Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp nước ta?
HS2: Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bước 1: HS quan sát tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận:
3. Hoạt động 2:Làm việc theo cặp đôi
- Bước 1: HS dựa vào SGK quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ So sánh các số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích rừng.
- Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV Kết luận.
2. Ngành thủy sản.
4.Hoạt đông 3: Hoạt động nhóm 4.
Bước 1: HS các nhóm dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết trả lời câu hỏi của mục 3 trong SGK.
Bước 2: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- HS, GV nhận xét.
- GV kết luận.Ngành thủy sản gồm: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng...
C. Củng cố dặn dò.
Tiết 5: Kỹ thuật
Bài : THÊU DẤU NHÂN (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách thêu dấu nhân và ứng dụng của thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cận thận.
II. Chuẩn bị: Mẫu thêu dấu nhân, Vật liệu dụng cụ cần thiết (Một mảnh vải trắng hoặc màu 35cm x 35cm, kim khâu len, len hoặc sợi khác màu vải, phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: quan sát nhận xét mẫu
- GV giới thiêụ mẫu thiêu dấu nhân,
- HS quan sát mẫu, kết hợp với quan sát hình 1 SGK để trả lời câu hỏi và nêu nhận xét đặc điểm của mũi thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái.
- GV giới thiệu một số sản phẩm có thêu trang trí bằng mẫu thêu dấu nhân.
- GV kết luận.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- Hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và nêu các bước thêu dấu nhân.
- Hướng dẫn HS tạo cách vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- HS quan sát H3, H4 SGK để nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi thêu dấu nhân.
- GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu. Hướng dẫn thêm thao tác xuống kim và luồn chỉ vào mũi thêu cuối để HS thực hiện.
B. Củng cố dặn dò.
Buổi chiều
Tiết 1:
. Bài: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng bắt đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một đoạn văn.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là đại từ xưng hô? Cho VD
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập:
Bài tập 1: Rèn cho HS tìm từ xưng hô ở từng ngôi trong đoạn văn.
- Nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng từ đó trong đoạn văn.
Yêu cầu HS đọc yêu cầu. HS làm bài cá nhân.
- Cho HS trình bày.
- GV chốt ý.
+ Các đại từ xưng hô trong câu nói của thỏ: chú em, ta, chú em, ta.
+ Các đại từ xưng hô trong câu đáp của rùa: anh, tôi.
Bài tập 2: Rèn cho HS chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, ta để điền vào chỗ chấm của đoạn văn sao cho đúng.
Cho HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Các đại từ cần điền lần lượt là: tôi, tôi, nó, tôi,nó, ta.
C. Củng cố dặn dò
- HS làm VBT.
- Một sồ HS trình bày.
- HS nhận xét.
- Hai HS làm bài trên phiếu, lên bảng đính
Tiết 2 - Môn : Toán
Bài: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Rèn cách thực hiện phép tính trừ hai số thập phân.
- Áp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy và học.
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên đặt tính và tính
HS1: 51,16 - 43,7 ; 4295 - 1843
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh và giáo viên nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
3. Luyện tập
- Bài 1 + 2: Cho HS làm bài cá nhân.
- Bài 3::GV hướng dẫn HS làm bài
Số Kg đã lấy ở thùng ra sau hai lần:
10,5 + 8 = 18,5 (kg)
Số kg đường còn lại là:
28,75 - 18,5 = 10,25 (kg)
Đáp số: 10,25 kg
- Bài tập thêm. Tính
28,7 - 14,9; 29,1 - 5,48; 120,1 - 92,28.
C. Củng cố dặn dò
- Nhiều HS nhắc.
- Bốn HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS chữa sai.
File đính kèm:
- Thứ ba.11.doc