Bài giảng Tiết 1: Âm nhạc Học hát bài : Múa vui

MỤC TIÊU :

 - HS hát đúng giai điệu và lời ca.

 - Biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là tác giả của bài hát.

- HS yêu thích học hát.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Nhạc cụ thường dùng.Thanh ,phách,

- Tập bài hát.

 

doc21 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 1: Âm nhạc Học hát bài : Múa vui, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bay đuôi rời HS thực hành gấp vào giấy thủ công HS trưng bày sản phẩn theo nhóm - Nhận xét nhóm làm đẹp Về nhà thực hành gấp cho thành thạo Tiết 2 Toán Luyện giải toán về ít hơn I- Mục tiêu: - Giúp HS yếu biết giải thành thạo bài toán về ít hơn, biết đặt một đề toán theo tón tắt đã cho. - Bồi dưỡng HS năng khiếu giải thành thạo bài toán về ít hơn ở dạng phức tạp hơn. - HS vận dụng làm tốt các bài tập. II- Đồ dùng dạy học: - Các bài tập để luyện. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1) Củng cố lí thuyết: - Muốn tìm 1 số ít hơn số đã cho ta làm như thế nào? 2) Bài tập: Bài 1: Dũng có 38 viên bi. Hùng có ít hơn Dũng 12 viên bi. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi. - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Theo dõi giúp đỡ HS yếu Bài 2: Đặt đề toán theo tóm tắt sau: Tổ 1 : 14 bạn Tổ 2 ít hơn tổ 1: 2 bạn Tổ 2 :... bạn ? 3- Tổ chức chữa bài: Bài 1: - Lấy số đã cho trừ đi phần ít hơn . - HS tự làm bài vào vở Bài 3 Khúc gỗ thứ nhất dài 38 dm. Khúc gỗ thứ hai ngắn hơn khúc gỗ thứ nhất 13 dm. Hỏi: a) Khúc gỗ thứ 2 dài bao nhiêu dm ? b) Cả 2 khúc gỗ dài bao nhiêu dm? Bài 4: Con lợn nặng 65 kg. Con chó nhẹ hơn con lợn 45 kg. Hỏi con chó nặng bao nhiêu ki lô gam? - Gọi HS tóm tắt và lên bảng làm Tóm tắt: Dũng : 38 viên bi Hùng kém Dũng : 12 viên bi Hùng : ... viên bi ? - GV nhận xét chốt bài đúng. - HS yếu lên bảng giải Hùng có số viên bi là: 38 – 12 = 26 ( viên bi ) Đáp số 26 viên bi - HS khá nhận xét Bài 2 Gọi HS nêu đề toán và giải. - Bài toán thuộc dạng toán gì? - Nhận xét bài làm của HS - HS nêu miệng bài toán Tổ 1 có 14 bạn. tổ hai có ít hơn tổ 1 là 2 bạn. Hỏi tổ 2 có bao nhiêu bạn ? - HS lên bảng giải bài toán. Bài 3 Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán có mấy câu hỏi ? Vậy phải làm mấy phép tính ? Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu - HS tóm tắt bài toán. - 1 HS lên bảng giải - Thu vở chấm nhận xét. - HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán Bài giải: a) Khúc gỗ thứ hai dài số dm là? 38 – 13 = 25 ( dm ) b) Cả hai khúc gỗ dài là: 38 + 25 = 63 ( dm ) Đáp số a) 25 dm ; b) 63 dm - Cả lớp giải vở Bài giải Con chó nặng số ki lô gam là: 65 - 45 = 20 (kg) Đáp số: 20 kg 3- Củng cố dặn dò:GV củng cố lại cách làm bài toán về ít hơn. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài Tiết 3: Giáo dục An toàn giao thông Bài 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo hiệu giao thông đường bộ I- Mục tiêu: KT:- HS biết cảnh sát giao thông ( CSGT) dùng hiệu lệnh (bằng tay, còi, gậy) để điều khiển xe và người đi lại. - Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm. - Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và biển báo giao thông. KN:- Quan sát và biết thực hiện đúng khigặp hiệu lẹnh của CSGT - Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm: 101, 102, 103. TĐ: - Phải tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. - Có ý thức tuân theo luật giao thông. II- Đồ dùng dạy học: - Bức tranh trong SGK phóng to, - 3 biển báo 101 , 102, 112 phóng to III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Giới thiệu bài 2.Bài mới : a. Hoạt động 1:Giới thiệu hiệu lệnh của cảnh sát giao thông Hằng ngày đi trên đường phố ... các em thường thấy các chú CSGT làm việc gì ? - Để đảm bẩo ATGT các em có thấy biển hình tròn, hình tam giác không ? đó là các biển báo hiệu gì? GV chốt lại :về hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo giao thông. b) Hoạt động 2: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. MT: Giúp HS biết được hiệu lệnh của CSGT và cách thực hiện lệnh đó - GV cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 để HS tìm hiểu các tư thế của CSGT và nhận biết việc thực hiện theo hiệu lệnh đónhư thế nào? + Hình 1: Hai tay dang ngang của CSGT dùng để báo hiệu gì? + Hình 2, 3: Một tay dang ngang báo hiệu gì? + Hình 4,5 : Một tay giơ phía trước mặt theo chiều thẳng đứng báo hiệu gì? - GV làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế. c- Hoạt động3 :Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh - GV phổ biến cach chơi + GV nhận xét HS chơi * Kết luận: Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo ATGT khi đi trên đường . HS lắng nghe - Điều khiển các lọai xe đi lại đúng đường để đảm bảo ATGT - Biển báo hiệu là hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn để điều khiển giao thông HS quan sát tranh SGK 4 em một nhóm ,quan sát tranh và thảo luận Từng nhóm cử đại diện trình bày và giải thich ý kiến của nhóm mình - CSGT dùng hiệu lệnh ( bằng tay, cờ, còi, gậy chỉ huy) để chỉ huy giao thông - ...thì người và xe đi phía trước mặt và ngay sau lưng dừng lại; người và xe bên phải được đi . - ...Tất cả người và xe phải dừng lại - HS lên bảng làm lai - HS chơi: Lần một GV đóng làm CSGT , HS là người tham gia giao thông Lần 2: HS tự chơi Thực hiện tốt ATGT III. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học - Về nhà thực hiện tốt an toàn giao thông - Chuẩn bị giờ sau ------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2006 Tiết 1: Tiếng việt Luyện : Trả lời câu hỏi – Khẳng Định , phủ định I- Mục tiêu: - Giúp HS yếu dựa vào tranh và câu hỏi để trả lời và đặt câu hỏi theo mẫu khẳng định phủ định . - Bồi dưỡng HS năng khiếu : Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, câu khẳng định phủ định nhanh, phù hợp. - Thích giờ học II- Đồ dùng dạy học: - Các bài tập để luyện - Vở tiếng việt III- Các hoạt động dạy học : 1) Củng cố lí thuyết: - Gọi HS kể lại câu chuyện đẹp và không đẹp? bằng cách ghép những bức tranh? - Câu trả lời thể hiện sự đồng ý là gâu gì ? (Câu khẳng định) - Câu trả lời hiện sự không đồng ý là câu gì? ( Câu phủ định ) 2) Bài tập Bài 1: Cho HS quan sát tranh- SGK - Bức tranh vẽ gì? - Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu? - Hai chú dế đi bằng cách nào ? - Hai chú gặp những con vật nào? trên đường đi? - Các con vật 2 bên đường có thái độ như thế nào? - Cho HS tự làm bài vào vở - GV theo dõi hướn dẫn HS yếu. Bài 2: Cho HS đặt tên cho câu chuyện. 3) Tổ chức chữa bài cho HS : - Cho HS tự làm bài vào vở. HS nào làm xong bài 1 có thể làm bài tiếp theo. Bài 3: Trả lời câu hỏi bằng 2 cách . a) Em có thích đi học không ? b) Bố có mua sách không ? c) Em có đi ngủ bây giờ không Bài 4: Đặt câu theo mẫu sau: mỗi mẫu 2 câu. a) Cái áo cuả em không đẹp đâu. b) Cái áo của em có đẹp đâu. c) Cái áo của em đâu có đẹp. Bài 1 GV treo tranh: - HS yếu đứng tại chỗ trả lời câu hỏi Cho HS khá giỏi ghép những câu trả lời đó thành đoạn văn. - Vẽ 2 chú dế - Dế Mèn và Dế Trũi đi ngao du thiên hạ - Ghép ba bốn lá bèo sen lại - Gọng vó, cua kềnh, săn sắt... - bái phụ, âu yếm, hoan nghênh . Bài 2 HS khá giỏi đặt tên cho câu chuyện của bài tập 1. - Nhận xét bổ sung - HS đặt tên VD: Cuộc tham quan lí thú Hai chú Dế đi chơi xa. Bài 3: GV nêu câu hỏi HS trả lời: - Nhận xét Bài 4: GV yêu cầu HS tự đặt câu theo mẫu rồi đọc : mỗi mẫu đặt 2 câu. - HS trả lời + Có, em rất thích đi học. + Không em không thích đi học. .... - HS tự đặt VD: Cái bút của em không tốt đâu. Cái cặp của em đâu có đẹp. 3) Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học lại bài Tiết 2: Tự học Hoàn thành kiến thức trong ngày I . Mục tiêu: - Giúp HS hoàn chỉnh kiến thức của môn học trong ngày : Mỹ thuật, vở bài tập toán trang 33, bài tập tiếng việt trang 23 - Giáo dục HS ý thức suy nghĩ , trật tự để làm bài cho tốt . - HS sôi nổi tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học : - HS :vở bài tập các môn học. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. GV nêu yêu cầu giờ học . 2.Hướng dẫn HS tự hoàn thành kiến thức trong ngày . Nêu các kiến thức cần hoàn thành trong ngày ? - Cho HS tự làm bài vào vở - Theo dõi giúp đỡ HS yếu 3- Hướng dẫn HS chữa bài HS nêu như phần mục tiêu - HS tự làm bài vào vở *.Môn Mỹ thuật :- Cho HS hoàn thành bài vẽ - GV giúp đỡ HS yếu (nếu có) *. Môn Toán: - HS hoàn thành các bài tập về bài toán về ít hơn vở bài tập toán trang 33 - GV giúp đỡ HS yếu, kém. - GV chốt lại kiến thức về bài toán về ít hơn *. Môn Tập làm văn:- HS làm nốt bài tập khẳng định, phủ định - Cho HS chữa bài nếu còn bài nào HS chưa hiểu * GV chốt lại bài khẳng định phủ định. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học.Tuyên dương HS có ý thức học tốt. - Dặn dò HS về nhà xem bài. - HS hoàn thành bài vẽ của mình nếu chưa làm xong. - HS tự hoàn thành bài tập toán. Gv hướng dẫn chữa bài 3: Bài giải Toà nhà thứ hai có số tầng là: 17 - 6 = 11 ( tầng ) Đáp số 11 tầng - HS làm nốt vở bài tập Tiếng Việt. - HS đọc lại bài của mình, HS khác nhận xét cho bạn .. - HS nêu miệng , HS nhận xét . - HS nghe dặn dò. Tiết 3: Thể dục Ôn 5động tác đã học của bài thểdục phát triển chung I. Mục tiêu - Tiếp tục ôn 5 động tác vươn thở, tay chân, lườn bụng . Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác và đúng thứ tự - Chơi trò chơi:Nhanh lên bạn ơi. - HS tự giác luyện tập. II. Đồ dùng dạy- học - GV:Sân tập, còi, - HS: Trang phục gọn gàng. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay - Khởi động - Trò chơi: Diệt các con vật có hại. 5 phút 1 phút 3 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo GV - Xoay các khớp. Giậm chân tại chỗ theo nhịp. 2. Phần cơ bản a. Ôn tập 5 động tác: vươn thở, tay chân, lườn, bụng . GV theo dõi, sửa sai cho HS 25phút 10- 15 phút - GV hô cho lớp tập lần đầu - Lớp trưởng điều khiển lớp ôn các nội dung trên một lần, sau đó cho các tổ tự luyện tập * Thi tập theo nhóm - HS tập lại 5 động tác đã học - GV tuyên dương nhóm, cá nhân tập đúng đều nhớ động tác * Lần 1: - GV vừa làm mẫu vừa hô. + Lần 2,3: Cán sự hô hết động tác nêu tên động tác sau và tập luôn - HS luyện tập c. Chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi 8phút - HS chơi vui vẻ, đúng luật chơi 3. Phần kết thúc - Nhận xét giờ học - Về ôn lại 5 động tác đã học. - Dặn HS về ôn lại các động tác đã học 5phút - Thả lỏng - Đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát - Nghe dặn dò

File đính kèm:

  • docTuan6 lop2.doc
Giáo án liên quan