1. Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: l, s, ch, tr; các từ ngữ: lòng mẹ, lặn, lon ton, sáng, sà, chạy, chân trời.
-Biết nghỉ hới sau mỗi dòng thơ.
2. Ôn các vần uôi, ươi; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uôi và ươi.
14 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiếng việt tuần học 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nối tiếp từng khổ thơ.
Thi đọc cả bài thơ.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
Đọc đồng thanh cả bài.
Luyện tập:
Ôn vần iêt, uyêt.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1:
Tìm tiếng trong bài có vần iêt ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần iêt, uyêt ?
Bài tập 3:
Nói câu chứa tiếng có mang vần iêt hoặc uyêt
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở?
Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai?
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại.
Luyện nói:
Chủ đề: Nói về quyển vở của em.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về quyển vở của mình.
Tổ chức cho các em thi nói về quyển vở của mình.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Bao bọc lại sách vở, dán nhãn tên, giữ sách vở sạch sẽ … .
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Học sinh viết bảng con và bảng lớp.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Vài em đọc các từ trên bảng.
Ngay ngắn: Chữ viết rất thẳng hàng.
Nắn nót : Viết cẩn thận từng ly từng tí cho đẹp.
Học sinh nhắc lại.
Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên.
Đọc nối tiếp 3 em, đọc cả bài thơ.
2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Viết.
Học sinh thi đua theo nhóm để tìm, thời gian cho hoạt động là 2 phút, nhóm nào tìm và viết đúng nhiều tiếng nhóm đó thắng.
Đọc câu mẫu trong bài (Bé tập viết. Dàn đồng ca hát hay tuyệt.)
Đại diện 2 nhóm thi tìm câu có tiếng mang vần iêt hoặc uyêt.
2 em.
Quyển vở của em.
Bao nhiêu trang giấy trắng, từng dòng kẻ ngay ngắn như học sinh xếp hàng, giấy mát rượi thơm tho, những hàng chữ nắt nót …
Thể hiện tính nết của học trò ngoan.
Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ.
Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên:
Đây là vở bài tập Tiếng Việt của tôi. Tôi giữ gìn vở rất cẩn thận. Trên quyển vở này tôi đã làm nhiều bài tập, đã nhận được nhiều điểm tốt. Các bạn hãy xem những điểm 8, 9, 10 trên từng trang vở. Tôi sẽ giữ gìn cẩn thận quyển vở này để làm kĩ niệm năm đầu đi học.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em.
Thực hành ở nhà.
Môn : TNXH
BÀI : CON GÀ
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
-Quan sát và nói tên được các bộ phận bên ngoài của con gà.
-Phân biệt được gà trống, gà mái, gà con.
-Biết những lợi ích của việc nuôi gà, có ý thức chăm sóc gà.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh ảnh về con gà.
-Hình ảnh bài 26 SGK. Phiếu học tập … .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC: Hỏi tên bài.
Hãy nêu các bộ phận của con cá?
Ăn thịt cá có lợi ích gì?
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Cho cả lớp hát bài :Đàn gà con.
Bài hát nói đến con vật nào?
Từ đó giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài.
Hoạt động 1 : Quan sát con gà.
Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận của con gà, phân biệt được gà trống, gà mái, gà con.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ con gà và phát phiếu học tập cho học sinh.
Bước 2: Học sinh quan sát và thực hiện trên phiếu học tập.
Nội dung Phiếu học tập:
1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng:
Gà sống trên cạn.
Cơ thể gà gồm: đầu, mình, lông, chân.
Gà ăn thóc, gạo, ngô.
Gà ngủ ở trong nhà.
Gà không có mũ.
Gà di chuyển bằng chân.
Mình gà chỉ có lông.
2.Đánh dấu X vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng:
Cơ thể gà gồm:
Đầu Cổ
Thân Vẩy
Tay Chân
Lông
Gà có ích lợi:
Lông để làm áo
Lông để nuôi lợn
Trứng và thịt để ăn
Phân để nuôi cá, bón ruộng
Để gáy báo thức
Để làm cảnh
3.Vẽ con gà mà em thích.
Giáo viên chữa bài cho học sinh.
Hoạt động 2: Đi tìm kết luận:
MĐ: Củng cố về con gà cho học sinh.
Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con gà?
Gà di chuyển bằng gì?
Gà trống, gà mái, gà con khác nhau chỗ nào?
Gà cung cấp cho ta những gì?
4.Củng cố :
Hỏi tên bài:
Gọi học sinh nêu những hiểu biết của mình về con gà.
Nêu các bộ phận bên ngoài của con gà?
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Luôn luôn chăm sóc gà, cho gà ăn hằng ngày, quét dọn chuồng gà để gà chống lớn.
Học sinh nêu tên bài học.
2 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Học sinh hát bài hát : Đàn gà con kết hợp vỗ tay theo.
Con gà.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát tranh vẽ con gà và thực hiện hoạt động trên phiếu học tập.
Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu.
Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Khoanh trước các chữ : a, b, c, e, f, g.
Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu.
Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Cơ thể gà gồm: đầu, thân, lông, cổ, chân.
Gà có lợi ích:
Trứng và thịt để ăn.
Phân để nuôi cá, bón ruộng.
Để gáy báo thức.
Để làm cảnh.
Học sinh vẽ con gà theo ý thích.
Các bộ phận bên ngoài của gà gồm có: Đầu, mình, lông, mắt, chân … .
Gà di chuyển bằng chân.
Gà trống mào to, biết gáy. Gà mái nhỏ hơn gà trống, biết đẻ trứng. Gà con bé tí xíu.
Thịt, trứng và lông.
Học sinh nêu tên bài.
Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Học sinh xung phong nêu.
Thực hành ở nhà.
Thứ năm ngày… tháng… năm 2004
Môn : Chính tả
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II
(Đề thi, giáo viên coi thi nhà trường phân công).
___________________________________________________
Môn: Tập viết
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II
(Đề thi, giáo viên coi thi nhà trường phân công).
___________________________________________________
Môn : Mĩ Thuật
BÀI : VẼ CHIM VÀ HOA
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
-Hiểu được nội dung bài vẽ chim và hoa.
-Biết vẽ được tranh có chim và hoa.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một vài tranh ảnh chim và hoa.
-Một số bài vẽ chim và hoa lớp trước.
-Hình minh hoạ cách vẽ chim vào hoa.
-Học sinh: Vở tập vẽ , bút chì, bút dạ, sáp màu.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC :
Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Giới thiệu tranh vẽ chim và hoa
Giới thiệu cho học sinh xem một số tranh vẽ chim và hoa để học sinh thấy được vẽ đẹp của tranh và nhận ra:
Tên của hoa ( hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc, hoa sen …), màu sắc của các loại hoa.
Các bộ phận của hoa (đài, cánh, nhị hoa …)
Tên của các loại chim ( sáo, bồ câu, yến …)
Các bộ phận của chim (đầu, cánh, mình …)
Màu sắc của chim.
Giáo viên tóm tắt:Có nhiều loại chim và hoa, mỗi loại có hình dáng màu sắc và vẽ đẹp ¹ nhau.
Hướng dẫn học sinh vẽ tranh:
Giáo viên gợi ý để học sinh cách vẽ.
Vẽ hình chim và hoa.
Vẽ màu vào hình theo ý thích.
Cho học sinh xem bài vẽ trong SGK để học sinh liên tưởng và vẽ.
3.Học sinh thực hành
Dặn học sinh vẽ vừa trong khuôn khổ tờ giấy
Theo dõi, giúp đỡ uốn nắn những học sinh yếu giúp các em hoàn thành bài vẽ của mình tại lớp.
3.Nhận xét đánh giá:
Chấm bài, hướng dẫn các em nhận xét bài vẽ về:
Cách thể hiện đề tài.
Cách vẽ hình.
Màu sắc có phong phú hay không?
4.Dặn dò: Quan sát thêm các tranh vẽ chim và hoa khác vẽ vào giấy A4 (khác bài vẽ ở lớp)
Vở tập vẽ, tẩy, chì…
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát theo hướng dẫn của giáo viên.
Nêu tên các loại chim và hoa.
Học sinh theo dõi và lắng nghe.
Học sinh theo dõi, lắng nghe và hình dung cách vẽ cho bài vẽ của mình.
Học sinh thực hành bài vẽ của mình theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tham gia cùng giáo viên nhận xét bài vẽ màu của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên.
Nhắc lại cách vẽ chim và hoa.
Quan sát và thực hiện ở nhà.
Thứ sáu ngày… tháng… năm 2004
Môn : Tập đọc
BÀI: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
(Theo đề cương ôn thi của nhà trường và khối)
__________________________________________________
Môn : Kể chuyện
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II
(Đề thi, giáo viên coi thi do nhà trường phân công)
______________________________________________________
Môn : Hát
BÀI : HOÀ BÌNH CHO BÉ.
I.Mục tiêu :
-Học sinh hát đúng giai điệu lời ca.
-Biết đây là bài hát ca ngợi hoà bình, mong ước cuộc sống yên vui cho các bé em. Bài hát do nhạc sĩ Duy Tân sáng tác.
-Học sinh biết vỗ tay gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
II.Đồ dùng dạy học:
-Hát chuẩn xác bài “Hoà bình cho bé”.
-Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc.
-Những nhạc cụ gõ cho học sinh.
-Bảng chép lời ca.
-Tranh ảnh minh hoạ: Hình ảnh chim bồ câu trắng, tượng trưng của hoà bình
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ
Gọi HS hát trước lớp lời 3, 4 bài “Quả”.
GV nhận xét phần KTBC.
2.Bài mới :
GT bài, ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Dạy hát :
Giáo viên hát mẫu hoặc dùng băng tiếng, băng hình cho học sinh nghe.
Giới thiệu bảng lời ca.
Giới thiệu tranh minh hoạ.
Cho học sinh đọc đồng thanh lời ca. Giáo viên đọc cho học sinh đọc theo. Dạy lời nào tập đọc lời ấy.
Giáo viên dạy hát từng câu đến khi học sinh thuộc cả bài hát.
Tổ chức cho học sinh hát theo nhóm.
Hoạt động 2 :
Dạy vỗ tay và gõ đệm theo phách.
Vỗ tay đệm theo tiết tấu lời ca:
Hát : Cờ hoà bình bay phấp phới.
Vỗ tay : x x x x x x
Gõ đệm bằng nhạc cụ gõ:
Cho học sinh hát kết hợp với gõ theo tiết tấu lời ca.
Cờ hoà bình bay phấp phới.
x x x x x x
4.Củng cố :
Cho học sinh hát lại kết hợp với gõ theo tiết tấu lời ca.
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà:
Tập hát ở nhà.
Xem lại bài hát, thuộc lời ca để tiết sau học tốt hơn.
HS nêu.
4 em lần lượt hát trước lớp bài: Quả.
HS khác nhận xét bạn hát.
Lớp hát tập thể 1 lần theo đối đáp.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh lắng nghe và nhẩm theo.
Đọc theo giáo viên.
Hát theo giáo viên từng câu hát, mỗi câu hát 2 đến 3 lần.
Các nhóm tập hát cả bài.
Hát và vỗ tay đệm theo phách tiết tấu lời ca theo nhóm, lớp.
Học sinh xung phong hát và gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
Thực hiện ở nhà.
File đính kèm:
- Lop 1 tuan 26.doc