Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “au, âu”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Bà cháu.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
16 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng việt bài 39: au và âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y muốn em chỉ cho cách đọc các âm mới em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao? ( dạy em cùng học, cho em mượn sách,…)
- Mẹ em đang nấu cơm mà em của em cứ đòi mẹ bế, em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao? ( dỗ dành cho em nín, giúp mẹ nấu cơm để mẹ bế em, ….)
- Cho HS liên hệ bản thân trong tuần vừa qua đã thực hiện lễ phép vâng lời anh chị như thế nào? Đã nhường nhịn em nhỏ ra sao?
Chốt: Tuyên dương em thực hiện tốt, nhắc nhở em thực hiện chưa tốt lần sau cần cố gắng.
5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò (3’)
- Đọc lại phần bài học.
- Nhận xét giờ học.
Toán
Tiết 40: Luyện tập
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố phép trừ, tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính.
2. Kĩ năng: Trừ thành thạo trong phạm vi 3,4
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II- Đồ dùng:
Giáo viên:Tranh phục vụ bài 5
III- Hoạt động dạy học chính:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Đọc bảng trừ trong phạm vi 4, 3
- ba em đọc
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu tiết học.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (27'
Bài 1: Gọi HS tự nêu yêu cầu của bài rồi làm và chữa bài
- làm vào SGK và chữa bài.
Bài 2: Gọi HS nêu cách làm bài ?
- tính rồi ghi kết quả vào hình tròn
Yêu cầu HS làm và chữa bài ?
- cá nhân chữa bài, em khác nhận xét
Bài 3: Nhắc cách tính ?
Chốt: Tính từ trái sang phải.
- lấy 4 -1, được bao nhiêu lại trừ đi 1, rồi ghi kết quả.
Bài 4: Yêu cầu HS tính kết quả phép tính, so sánh 2 kết quả rồi điền dấu ?
Chốt: Cần tính trước khi điền dấu.
- làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét
Bài 5: Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh tự nêu đề toán ?
a) Có ba con vịt đang bơi, 1 con bay đến, hỏi tất cả có mấy con ?
Từ đó viết phép tính cho thích hợp ?
3 + 1 = 4
Phần b: Tương tự
- Em nào có phép tính khác?
1 + 3 = 4
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (5')
- Nhận xét giờ học.
- Đọc lại bảng trừ 3, 4
Tiếng Việt
Ôn tập giữa kì I
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của các vần có kết thúc bằng âm u, i, y, o, cách đọc và viết các âm đó.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn cho HS đọc, viết thành thạo các vần có kết thúc bằng âm u, i, y, o, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần đó.
3.Thái độ:
- Hăng say học tập môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Bảng có ghi sẵn các vần có kết thúc bằng âm u, i, y, o, tiếng, từ có chứa âm đó.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: đọc lại một số vần đã ôn.
- đọc SGK.
- Viết: kì diệu, già yếu.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Ôn tập( 25’)
- Tiếp tục cho HS rèn đọc các vần đã học .
- lần lượt từng học sinh lên bảng đọc
- Tập trung rèn cho HS yếu.
- luyện đọc cá nhân.
- Các tiếng, từ có chữa vần đang ôn cũng luyện đọc tương tự.
- luyện đọc tiếng, từ.
- Còn thời gian cho HS đọc bài trong SGK.
- đọc bài mà GV yêu cầu.
- Đọc cho HS viết vở các tiếng từ : nô đùa, xưa kia, trỉa đỗ, ngói mới, ngà voi, vui vẻ, đồi núi, múi bưởi, ngựa gỗ, cái phễu.
- HS viết vở.
- Thu và chấm một số vở.
- còn lại các em đổi vở cho nhau để chấm.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần đang ôn.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại các bài đã ôn.
__________________________________________
Ngày soạn : 25/10/2009.
Ngày giảng :Thứ 5 ngày 29/10/2009.
Tiếng Việt
Kiểm tra định kì lần 1.
Nhà trường phát đề.
_____________________________________________
Toán
Phép trừ trong phạm vi 5 (T58)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 5, thành lập bảng trừ 5.
2. Kĩ năng: Nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.
3. Thái độ: Say mê học toán.
II- Đồ dùng:
Giáo viên: Tranh vẽ phóng to bài tập 4.
Học sinh: Bộ đồ dùng toán 1
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Đọc bảng trừ trong phạm vi 4 ?
- Làm tính: 4-1-1 = ..., 4-2 - 1=
- Làm bảng con
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nắm yêu cầu tiết học
3. Hoạt động 3: Giới thiệu phép trừ, thành lập bảng trừ trong phạm vi 5. (10’)
- Treo tranh 1, yêu cầu HS nhìn tranh nêu đề toán ?
- Có 5 quả táo, rụng 1 quả, hỏi còn mấy quả ?
- Yêu cầu HS trả lời ?
- Còn 4 quả.
- Ta có phép tính gì ?
- Ta có 5 - 1 = 4, vài em đọc lại
- Tương tự với các phép tính: 5 -2=3, 5-3=2, 5-4=1
- HS đọc các phép tính
4. Hoạt động 4: Học thuộc bảng trừ (5')
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng trừ 5.
- đọc xuôi, ngược bảng trừ 5
5. Hoạt động 5: Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ (3')
- Yêu cầu HS nêu: 4 + 1 = ?
- Bằng 5
- Vậy 5 - 1 = ?
- Bằng 4
- Tương đương các trường hợp còn lại để HS thấy phép tính trừ có kết quả ngược phép tính cộng.
6. Hoạt động 6: Luyện tập (10')
Bài 1: Gọi HS nêu cách làm tính và chữa bài
- tính và nêu kết quả, nhận xét bài bạn.
Bài 2: Như bài 1, chú ý HS mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, và tính chất giao hoán của phép cộng để tìm kết quả cho nhanh.
- dựa vào 5 – 4 = 1 tính luôn được 5 – 1 = 4.
Bài 3: HS nêu yêu cầu, tự làm và chữa bài, chú ý viết kết quả phải thật thẳng cột.
- đặt tính sau đó tính vào bảng.
Bài 4: Cho HS quan sát tranh, tự nêu đề toán, sau đó viết phép tính cho thích hợp, có thể nêu nhiều phép tính khác nhau nhưng chú ý về phép trừ.
- Nêu đề và viết phép tính, rồi tính kết quả.
7. Hoạt động 7: Củng cố - dặn dò (5')
- Đọc lại bảng trừ 5.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà đọc thuộc bảng trừ 5.
_______________________________
Thủ công :
Xé dán hình con gà(t1)
I,Mục tiêu:
- Biết xé dán hình con gà.
- Xé dán được hình con gà.
- Yêu thích môn nghệ thuật,con vật .
II,Chuẩn bị:
-GV :Bài xé dán con gà.
-Hs:giáy thủ công,hồ dán,..
III,Các hoạt động dạy học
1,KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2,Giới thiệu bài xé dán mẫu.
- Treo bài mẫu.
- Yêu cầu hs quan sát.
? Gà con khác gà trống , mái ntn
? Đuôi ntn
? Lông cánh ntn
3,Hướng dẫn xé dán hình con gà(22’)
a,Xé dán hình con gà.
-Yc hs lấy giấy màu vàng
-Vẽ HCN 10ô.8ô
-Hướng dẫn xé HCN ,Sau đó xé 4 góc.
b,Xé hình đầu gà.
- Hướng dẫn vẽ HV 4ô,
- Hướng dẫn xé HV sau đó xé 4 góc.
c,Xé đuôi gà.
- Hướng dẫn vẽ HV 4ô.
- Hướng dẫn kẻ tam giác.
- Hướng dẫn xé hình tam giác.
d,Xé mỏ,thân,mắt gà
đ,Hướng dẫn dán hình con gà.
Dán thân,đầu,mỏ,mắt thân.
4,Củng cố,dặn dò.
- Yêu cầu trưng bày sp
- Chấm điểm.
- GV nx tiết học.
- Chuẩn bị giờ sau,
-gà con bé hơn gà tróng,mái.gà trống có mào màu đỏ.
-...
-.......
-Lấy giấy màu vàng
-Vẽ HCN 10ô.8ô
-Xé
-Vẽ Hv
-Xé
_Vẽ HV
-Kẻ hinh tam giác.
-Xé hình tam giác.
-Xé mỏ,mắt,thân.
-Dán.
_______________________________________
Ngày soạn : 26/10/2009.
Ngày giảng : Thứ 6 ngày 30/10/2009.
Tiếng Việt
Bài 41: iêu, yêu (T84)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “iêu, yêu”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: iu, êu.
- đọc SGK.
- Viết: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: iêu và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “diều” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “diều” trong bảng cài.
- thêm âm d trước vần iêu, thanh huyền trên đầu âm ê.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- diều sáo.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “yêu”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: yêu cầu, buổi chiều.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “iêu, yêu”, tiếng, từ “diều sáo, yêu quý.”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- chim đậu trên cành vải.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: hiệu, thiều.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
-các bạn đang giới thiệu về mình.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- bé tự giới thiệu.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: ưu, ươu.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 10
I,Mục tiêu;
-Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần .
-Có hướng phấn đấu tuần sau.
II,Các hoạt động
-Các tổ báo cáo
Tổ 1..............
Tổ 2...............
Tổ 3.................
Gv nhận xét chung :
Phê bình:
Tuyên dương :
-Nêu phương hướng tuần sau :
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 20/11
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Tiếp tục thi đua đạt điểm 10 .
**************************************
File đính kèm:
- Giao an Lop 1Tuan 10.doc