Bài giảng Tập đọc văn bốn anh tài

Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông , yêu tinh.

- Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

2 – Kĩ năng

- Đọc đúng các từ ngữ, câu , đoạn , bài. Chú ý các từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.

 

doc72 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc văn bốn anh tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc bài Thư thăm bạn và trả lời câu hỏi 1.2.3 trong bài. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS a. Giới thiệu bài: Người ăn xin. b. Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: Từ đầu đến cầu xin cưới giúp. +Đoạn 2: Tiếp theo đến không có gì để cho ông cả. +Đoạn 3: Phần còn lại. HS đọc phần chú thích cuối bài. +Kết hợp giải nghĩa từ: tài sản, lẩy bẩy, khản đặc, - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài văn giọng nhẹ nhàng, thương cảm, đọc phân biệt lời nhân vật. c. Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: -Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? (Oâng lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rĩ cầu xin.) -Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào? (Hành động: Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ, túi kia. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão. Lời nói: Xin ông lão đừng giận. Hành động và lời nói của câu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông lão, muốn giúp đỡ ông. ) -Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi ”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? (Oâng lão nhận được tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt. ) Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy nhận được gì từ ông ? (Nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm: hiểu tấm lòng của cậu. ) Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. d. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. HS đọc đoạn 1 HS đọc đoạn 2 HS đọc đoạn còn lại. 3 học sinh đọc 4. Củng cố: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (Con người phải biết thương yêu nhau.) 5. Tổng kết dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Một người chính trực. TẬP ĐỌC TIẾT 7 : MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành. Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh học bài đọc SGK. - Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Hai học sinh nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi 2,3,4 trong SGK. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS a. Giới thiệu bài: Một người chính trực. b.Luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông. +Đoạn 2: Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được. +Đoạn 3: Phần còn lại +Kết hợp giải nghĩa từ: - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Đoạn này kể chuyện gì ? (Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua ) Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? (Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua.) Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? (Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. ) Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? (Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.) Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? (Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành nhưng không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. ) Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành Vì những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được những điều tốt cho dân cho nước. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm: “Một hôm … tiến cử Trần Trung Tá . ” Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. Hs đọc đoạn 1. HS đọc đoạn 2. HS đọc đoạn 3. 4 học sinh đọc HS thi đọc. 4. Củng cố: Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? 5. Tổng kết dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẫn TẬP ĐỌC TIẾT 8 : TRE VIỆT NAM I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam ) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ. 2. Cảm vàhiểu được ý nghĩa của bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng chính trực. 3. HTL những câu thơ em thích . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh về cây tre . Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc truyện Một người chính trực và trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS a. Giới thiệu bài: b.Luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ của bài +Đoạn 1: từ đầu đến nên luỹ nên thành tre ơi ? +Đoạn 2: tiếp theo đến hát ru lá cành. +Đoạn 3: tiếp theo đến truyền đời cho măng +Đoạn 4: phần còn lại +HS đọc phần chú giải , GV kết hợp giải nghĩa từ: tự, áo cộc - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài thơ, giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca. Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre đối với người Việt Nam? - tre xanh, /Xanh tự bao giờ? / Chuyện ngày xưa …đã có bờ tre xanh Những hình ảnh nào gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam : (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng) Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù? - Ở đâu tre cũng xanh tươi / Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Rễ riêng không ngại đất nghèo / Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam? - Khi bão: tay ôm tay níu cho gần nhau thêm.Thương nhau, tre chẳng ở riêng, lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo gộc, tre nhường cho con. Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? Nòi tre đâu chịu mọc cong. Búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. Tìm hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích ? - Có manh áo gộc tre nhường cho con. - Nòi tre đâu chịu mọc cong; chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì ? - Sự kế tiếp liên tục của các thế hệ : tre già, măng mọc. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài thơ . + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc :“Nòi tre ……….xanh màu tre xanh.” -Một vài HS thi đọc diễn cảm. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. HS đọc và trả lời. HS đọc và trả lời. HS đọc thầm và trả lời. 3 học sinh đọc 4. Củng cố: HS nêu ý nghĩa của bài thơ: ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương, ngay thẳng, chính trực. 5. Tổng kết dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài Những hạt thóc giống.

File đính kèm:

  • docTAPDOC~1 (2).DOC
Giáo án liên quan