Đọc thành tiếng:
Giúp học sinh:
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời ngời kể chuyện với lời nhân vật.
22 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc một trí khôn hơn trăm trí khôn tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV đưa hình vuông học sinh quan sát và nhận xét:
Hình vuông được chia thành 2 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu vào một phần hai hình vuông.
GV hướng dẫn học sinh viết: ; đọc: Một phần hai.
GV kết luận: Chia hình vuông thành hai phần bằng nhau, lấy đi 1 phần được hình vuông.
Chú ý: còn gọi là một nửa.
Hoạt động 3: Thực hành ( 18' )
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài, tự làm bài, chữa bài.
Bài 1/ SGK / 110 : Đã tô màu hình nào ?
HS nêu yêu cầu bài.
GV: Các em dựa vào nội dung bài vừa học để làm bài.
HS tự làm bài, chữa bài.
GV gọi HS nêu miệng
Đáp án đúng:
Đã tô màu hình vuông ( hình A )
Đã tô màu hình tam giác ( hình C )
Đã tô màu hình tròn ( hình D )
Bài 3/ SGK / 110 : HS tự quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và làm bài, chữa bài như bài 2.
Đáp án đúng: Hình ở phần b/ đã khoanh vào số con cá.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò:( 5' )
GV củng cố nội dung bài học.
GV nhận xét chung giờ học. Tuyên dương những em làm bài tốt.
CHÍNH TẢ ( Nghe - viết )
cò và cuốc
I. Mục đích yêu cầu:
Giúp cho HS:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả " Cò và Cuốc "( từ đầu đến ngại gì bẩn hở chị.)
- Luyện cho học sinh viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu dễ lẫn: r , d , gi.
* Rèn cho HS viết yếu viết được bài. Trình bày bài sạch, đẹp, viết đúng độ cao các con chữ hoa.
II/ Chuẩn bị:
GV: Bảng nhóm viết sẵn bài tập 2a.
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: ( 5' )
GV đọc, gọi 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con. Sau mỗi từ cả lớp cùng GV nhận xét, sửa sai.
- reo hò, gìn giữ, bánh dẻo.
GV: nhận xét chung, ghi điểm.
B/ Dạy bài mới:
1/Giới thiệu bài: ( 1' ) GV nêu mục tiêu của bài viết chính tả.
2/Hướng dẫn HS nghe viết: ( 20' )
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
GV đọc bài viết một lần, gọi 2 em đọc bài viết.
GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết:
H: Đoạn viết nói chuyện gì ?
H: Bài chính tả có một câu hỏi của Cuốc, một câu nói của Cò được đặt sau những dấu câu nào ?
H: Cuối các câu trả lời trên có dấu gì ?
GV cho HS tìm các chữ khó viết. Học sinh viết bảng con các chữ :
Ví dụ: lội ruộng, bụi rậm, lần ra, vất vả, áo trắng,…
GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai.
b/ GV đọc cho HS viết chính tả:
GV nhắc HS t thế ngồi viết, cách trình bày bài,…
GV đọc bài cho HS viết bài vào vở. Chữ nào khó viết GV đánh vần cho HS viết yếu viết.
c/ Chấm chữa bài.
GV chấm bài tổ 3. Nhận xét từng bài.
GV chữa những lỗi học sinh viết sai nhiều.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. ( 10' )
GV gợi mở , hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2a SGK / 38: GV đưa bảng phụ viết sẵn nội dung bài 2a.
Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài 2a: Tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau;
a/ - riêng, giêng (Ví dụ: ăn riêng, tháng giêng )
- dơi, rơi ( loài dơi/ rơi vãi / rơi rụng
- dạ, rạ ( sáng dạ / chột dạ / rơm rạ )
HS : tự làm bài vào VBT.
GV: chia bảng thành 3 phần cho 3 nhóm cử mỗi nhóm 5 HS lên bảng tiếp nối nhau làm bài theo cách tiếp sức. Sau 3 phút, đại diện các nhóm đọc kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài 3a SGK / 38 Thi tìm nhanh:
a/ Các tiếng bắt đầu bằng r ( hoặc d , gi
GV cho HS thực hiện nh bài 2a.
GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc là nhóm viết đúng, nhanh, viết được nhiều từ nhất.
Ví dụ: róc rách, do, dò, gì, giảm,…
4/ Nhận xét, dặn dò: ( 4' )
GV nhận xét chung về giờ học. Tuyên dương những em có tinh thần học tập, nhắc nhở thêm những học sinh viết bài và làm bài chưa tốt cần cố gắng hơn.
Về nhà tìm thêm những tiếng bắt đầu bằng r , d , gi.
Thứ sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2008
toán
Luyện tập
I. MỤC Tiêu
Giúp cho học sinh:
- HS học thộc lòng bảng chia 2 và rèn kỹ năng vận dụng bảng chia 2.
- Vận dụng vào làm bài tập nhanh, đúng.
- HS trình bày bài đúng, sạch , đẹp.
* HS yếu nắm và vận dụng bảng chia 2 vào làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Bài cũ ( 5' )
GV : cho HS vài em đọc thuộc bảng nhân 2 và bảng chia 2.
GV, HS : nhận xét , ghi điểm.
Hoạt động 2 : Thực hành : ( 30' )
Bài 1/ SGK / 111: Tính nhẩm ( làm miệng )
HS : đọc yêu cầu bài tập.
GV : gợi mở củng cố cho HS về bảng chia 2: Dựa vào bảng chia 2, các em nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép tính.
GV gọi HS nối tiếp nhau nêu miệng phép tính và kết quả của phép tính.
Ví dụ: 8 : 2 = 4
10 : 2 = 5
Các phép tính còn lại HS nêu miệng tương tự.
H : Dựa vào đâu để tính được kết quả trên ?
Bài 2/ SGK / 111: Tính nhẩm
HS : đọc yêu cầu. Nêu cách làm
2 x 6 = 12
12 : 2 = 6
GV: hướng dẫn HS thực hiện một lần 2 phép tính. Củng cố cho HS về phép nhân 2 và phép chia 2.
H : Em có nhận xét gì về các cột tính ?
Bài 3/ SGK / 111:
GV: gọi hs đọc đề bài.
HS : thảo luận theo N2, tìm hiểu nội dung bài.
GV: gọi 3 nhóm trình bày lời giải.
GV, HS: nhận xét, thống nhất.
HS: 1 em giải bảng nhóm, cả lớp giải vào vở. ( Không yêu cầu HS yếu ghi tóm tắt )
GV: chấm một số vở, chữa bài.
Bài 5/ SGK / 111.
HS : 1 em đọc yêu cầu bài. HS quan sát hình vẽ, nhận xét, trả lời miệng.
+ Hình a/ có số con chim đang bay.
+ Hình b/ có số con chim đang bay.
GV củng cố cho học sinh về một phần hai ( một nửa )
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò ( 5' )
GV nhận xét chung về giờ học, động viên các em học tập tốt hơn.
- Về nhà học thuộc bảng nhân 2.
TẬP LÀM VĂN
Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim
I.MỤC ĐÍCH YấU CẦU
Giúp cho HS:
Rèn kỹ năng nói:
- Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp thông thường.
Rèn kỹ năng viết:
- Bước đầu biết cách tả một loài chim. Biết sắp xếp các câu đã cho thành một đoạn văn hợp lí.
- Rèn cho học sinh biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
HS yếu nói được lời xin lỗi trong giao tiếp thông thường và tả đơn giản về một số loài chim.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng nhóm viết sẵn bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: ( 5' )
GV gọi 2 HS đọc lại bài 3/ trang 30 : Viết từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
Gọi 2 HS thực hành nói lời cảm ơn và đáp lại lời cảm ơn ở 3 tình huống bài tập 2 SGK/ 30.
GV cùng HS nhận xét, sửa sai, đánh giá.
GV nhận xét chung, ghi điểm.
B/ Dạy bài mới:
1/Giới thiệu bài: ( 1' ) GV nêu mục tiêu của bài.
2/Hướng dẫn HS làm bài tập: ( 30' )
GV gợi mở , hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1 / SGK / 39: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây:
GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
GV: Các em quan sát tranh minh họa trong SGK/ T 39, đọc lời các nhân vật.
HS : HĐ nhóm đôi đóng vai, 1 em đóng vai bạn làm rơi vở ngồi bên phải, vội nhặt vở và xin lỗi bạn. Bạn này trả lời : “ Không sao ”.
GV : Cho 3 – 4 cặp HS lên thực hành, một em nói lời xin lỗi, em kia đáp lại.
GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai, bình chọn nhóm nói lời xin lỗi và lời đáp tốt nhất.
GV khen ngợi những HS nói lời xin lỗi với thái độ chân thành; đáp lại lời xin lỗi lịch sự, nhẹ nhàng.
GV củng cố:
H: Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi ?
H: Nên đáplại lời xin lỗi của người khác như thế nào ?
HS thảp luận và trả lời.
Bài tập 2/ SGK / 39
HS đọc yêu cầu bài và các tình huống trong bài. HS cả lớp đọc thầm.
GV giao việc: Từng cặp thực hành đóng vai theo các tình huống a, b, c, d.
GV hướng dẫn: Các em cần đáp lại lời xin lỗi với thái độ lịch sự , nhã nhặn, khiêm tốn. Có thể thêm lời trong các tình huống.
Sau đó cho 1 cặp thực hành mẫu, cả lớp nhận xét, GV giúp các em hoàn thành bài tập.
VD: Tình huống a.
+Trinh: Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút.
+ Lệ: Mời bạn./ Bạn cứ đi đi.
Các tình huống còn lại cho nhiều cặp HS thực hành.
GV và HS nhận xét, sửa sai.
Bài tập 3: SGK / 39 : ( viết )
HS : 1 em đọc yêu cầu và các câu văn tả con chim gáy cần sắp xếp lại thứ tự cho thành một đoạn văn , cả lớp đọc thầm bài .
GV: đoạn văn gồm 4 câu a, b, c, d. Nếu đợc sắp xếp hợp lí, 4 câu văn này sẽ tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Các em hãy đọc kỹ từng câu, để xem câu nào đặt trước, câu nào đặt sau để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh, hợp lí.
GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
HS : Viết đáp án vào bảng con.
GV chốt lời giải đúng: b - a - d - c.
* GV phân tích lời giải:
+ Câu b - là câu mở đầu: giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy.
+ Câu a - tả hình dáng: những đốm cờm trắng tên cổ chú.
+ Câu d - tả hoạt động: nhẩn nha nhặt lúa rơi.
+ Câu c - câu kết: tiếng gáy của chú làm cho cánh đồng thêm yên ả, thanh bình.
3/ Củng cố - dặn dò : ( 4' )
GV nhận xét chung về giờ học. Tuyên dương những em có tinh thần học tập, nhắc nhở thêm những học sinh chưa chăm chú học tập…
Dặn dò: Về thực hành nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp, cần thể hiện thái độ chân thành, lịch sự, để trò chuyện, giao tiếp thực sự để mang lại niềm vui cho mình và cho mọi người.
--------------------------------------------------
SINH HOẠT TUẦN 22
I. MỤC TIấU
Giúp cho HS:
-Biết được những việc đã làm được trong tuần 22 và những việc cần phải cố gắng hơn ở tuần 23.
- HS nắm được nội dung các công việc tuần 23 để thực hiện cho tốt.
- HS có tinh thần tốt hơn trong các hoạt động chung của trờng, lớp.
II. tiến trình sinh hoạt
a/ Nhận xét các hoạt động của tuần 22:
Các tổ trưởng báo cáo về các mặt hoạt động của tổ mình.
GV nhận xét chung:
+ Về nề nếp: Nhìn chung các em đi học đều, đúng giờ. Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.Có ý thức trong mọi hoạt động.
+ Về học tập: Các em chăm chú nghe giảng. Học bài và làm bài tốt. Một số em hăng hái phát biểu xây dựng bài (Hương B ,Thanh Trung, Nhẫn, Đức Nam, Thanh Liêm,Thu Trang,…)
+ Lao động vệ sinh: Các em đã làm vệ sinh trường lớp và chăm sóc bình hoa của lớp tương đối tốt.
*Tồn tại: Một số em còn đi học muộn. Trực nhật lao động dọn vệ sinh sân thường sáng thứ tư nhiều em còn đi muộn. Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học nhiều Trinh, Thúy, Hưng,Hùng, …)
b/ Kế hoạch tuần 23:
-Phát huy những ưu điểm đã làm được trong tuần 22. Khắc phục những tồn tại của tuần trước.
- Đi học đều, đúng giờ.
- Ăn mặc sạch sẽ, đúng tác phong.
- Học bài và làm bài đầy đủ.
- Lao động, vệ sinh trường lớp học sạch sẽ. Chăm sóc bồn hoa thường xuyên.
File đính kèm:
- tuan 22.doc