-Hs từ TB trở lên đọc đúng: Luôn miệng, vui lòng, ánh lên, vui vẻ, nghẹn ngào, mím chặt. Hs yếu đánh vần câu.
-Hiểu: đôn hậu, trung thực, trung kì, bùi ngùi
-Nắm được ý nghĩa của câu chuyện:Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với giọng nói của quê hương qua giọng nói quen thuộc.
- Giáo dục Hs biết yêu quê hương – nơi chôn rau cắt rốn của mình .
22 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc + kể chuyện bài : giọng quê hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 1: VBT/ 50. Gọi hs đọc đề bài
Gv treo bảng phụ, 2 hs lên bảng, lớp làm vbt
Hs nhận xét, gv nhận xét chốt lại lời giải đúng
Bài 2: VBT/50. gv đọc câu đố, cho hs xem tranh minh họa
Hs trả lời miệng
Gọi hs đọc kết quả, lớp nhận xét, gv nhận xét chốt lại lời giải đúng
nặng – nắng; lá - là
cổ – cỗ; co – cò – cỏ
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
........................................................
Tiết 4
Luyện từ và câu
So sánh, dấu chấm
I.Mục đích yêu cầu
Tiếp tục làm quen với biện pháp so sánh, so sánh âm thanh với âm thanh.Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn.
Rèn kí năng so sánh và dùng dấu câu chính xác.
HS vận dụng làm các bài tập có liên quan.
II.Chuẩn bị
GV: viết sẵn bài tập 1,2,3 vào bảng và bảng phụ
HS: VBT,SGK,
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ
-GV kiểm tra sách vở của hs
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài + ghi bảng
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: VBT/ 48. Gv treo bảng phụ, gọi hs đọc
Cho hs quan sát tranh cây cọ với những chiếc lá to
Hs làm bài vào VBT
Gọi 1 số hs nêu kết quả, lớp nhận xét, gv nhận xét
Bài 2: VBT/49. hs đọc thầm bài
-Lớp làm vbt - Gọi 3 hs lên làm bảng phụ
Cả lớp và gv nhận xét
Âm thanh của:
Từ so sánh
Âm thanh của:
a)Tiếng suối chảy
Như
Tiếng đàn cầm
b)Tiếng suối trong
Như
Tiếng hát xa
c)Tiếng chim kêu
Như
Tiếng xóc những rổ tiền đồng
Bài 3: VBT/ 49. Gọi 2 hs lên bảng, lớp làm vbt.
Gv hướng dẫn hs chữa bài: Cho hs đọc từng câu nà nêu dấu chấm câu
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
...........................................
Tiết 5
Tự nhiên xã hội
Họ nội, họ ngoại
I.Mục tiêu
- Sau bài học, hs có khả năng giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại. Xưng hô đúng với các anh chị em của bố mẹ.
Giới thiệu được với bạn bè về họ nội ,họ ngoại của mình.
Ưng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt ho nội, họ ngoại.
II.Chuẩn bi
Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
1 .Bài cũ;
HS1: Gia đình em gồm có mấy thế hệ ?
HS2: Hãy kể về các thế hệ trong gia đình em?
-Hs nhận xét, gv nhận xét + đánh giá
2. Bài mới
HĐ 1:Giới thiệu bài
HĐ2:Làm việc với sgk
a)Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội, họ ngoại
b)Cách tiến hành
Bước 1: Quan sát trả lời.
-Gv chia lớp thành 4 nhóm, quan sát H1/40 sgk
Nhóm 1: Hương đã cho các bạn xem ảnh những ai?
Nhóm 2: Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai?
Nhóm 3: Quang cho các em xem ảnh những ai?
Nhóm 4: Ông bà nội của Hương sinh ra những ai?
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung
H: Những người thuộc họ nội gồm những ai?
H: Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
- HS trả lời- Gv cốt lại .
HĐ3:Kể về họ nội, họ ngoại:
a)Mục tiêu :Giới thiệu được với bạn bè về họ hàng của mình
b)Cách tiến hành
Bước 1:làm việc theo nhóm ( 4 nhóm)
Trong nhóm kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại của mình, nói về cách xưng hô của mình với những người họ hàng
Gv theo dõi, uốn nắn
Bước 2:Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
HS_GV nhận xét
HĐ4: : Đóng vai
a)Mục tiêu: Biết cách ứng xử với họ hàng thân thích của mình
b)Cách tiến hành
Bước 1:Tổ chức hướng dẫn
-Chia lớp 2 nhóm
Nhóm 1: Anh hoặc em của bố đến nhà chơi khi bố mẹ đi vắng
Nhóm 2: Họ hàng bên ngoại bị ốm em cùng bố mẹ đến thăm
Các nhóm đóng vai,thảo luận cách ứng xử 5 phút
Bước 2: Thực hiện
-Các nhóm lần lượt thể hiện phần việc của mình
H: Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình?
HĐ5: Củng cố ,dặn dò
Gọi hs đọc mục bài học sgk
Gv nhận xét tiết học.
Ngày sọan: 08/11/2007 Ngày dạy: Thứ sáu – 09/11/2007
Tiết 1
Toán
bài : Bài toán giải bằng hai phép tính
I.Mục tiêu
- Giúp hs làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính
Bước đầu biết giải toán và trình bày bài giải.
Vận dụng kiến thức đã học làm tốt bài tập có liên quan.
II.Chuẩn bị
GV: Nội dung bài dạy.
HS: Vbt, sgk
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ
Gv nhận xét bài kiểm tra
2. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: 2:Hướng dẫn giải bài toán bằng hai phép tính
Bài toán 1:Cho hs qua sát tranh ,vẽ sơ đồ minh họa lên bảng
Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. Hỏi:
a) Hàng dưới có mấy cái kèn?
H: Bài toán thuộc dạng toán gì?
Đ: Bài toán về nhiều hơn, tìm số lớn
H: Nêu phép tính thích hợp ? ( 3 + 2 = 5)
Cả 2 hàng có mấy cái kèn?
H: Nêu phép tính thích hợp ? ( 3 + 5 = 8)
- GVHD học sinh giải
Giải
a) Số kèn ở hàng dưới là:
3 + 2 = 5 ( cái)
b) Số kèn ở hàng trên là:
5 + 3 = 8 ( cái)
Đáp số : 8 cái kèn
Bài toán 2: Gọi hs đọc đề toán ở sgk, Gv vẽ sơ đồ lên bảng
GV: Muốn tìm số cá của 2 bể phải tìm số cá của mỗi bể.Số cá bể thứ nhất đã biết, ta phải tìm số cá bể thứ hai
Bể thứ nhất: 4 con cá con cá
Bể thứ hai: 3 con cá
H: Nêu phép tính tìm số cá ở bể thứ hai ( 4 + 3 = 7)
H: Tìm số cá hai bể?
-Gọi 1 hs nêu miệng, gv ghi bảng
lớp nhận xét, gv nhận xét
GV: đây là bài toán giải bằng hai phép tính
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: VBT/ 58. gọi hs đọc đề- gv tóm tắt như vbt.
-Lớp làm vbt – gv giúp đỡ hs yếu – 1 hs lên bảng – gv chấm chữa bài- nhận xét ghi điểm.
H: Bài toán cho biết gì ?
H: Bài toán hỏi gì ?
H: Bài toán giải theo mấy bước tính ?
H: Bước 1 ta phải tìm gì ?
H: Muốn tìm ngăn dưới có mấy quyển sách ta làm phép tính gì ?
H: Bước 2 tìm cả hai ngăn có bao nhiêu sách ta làm phép tính gì ?
Bài 2: VBT/ 58. Cách tiến hành như bài 1.
H: Bài toán cho biết gì ?
H: Bài toán hỏi gì ?
H: Bước 1 ta phải tìm gì ?
H: Gà mái nhiều hơn hay ít hơn gà trống ?vậy ta làm phép tính gì ?
H: Muốn tìm cả gà mái, gà trống ta làm phép tính gì ?
Bài 3: HDHS từ Tb trở lên làm có thể hs khá lập đề toán.
H: Bài toán cho biết gì ?Hỏi gì?
H: Muốn tìm số học sinh lớp 3B ta làm phép tính gì ?
H: Tìm cả hai lớp ta làm phép tính gì ?
Hs từ Tb trở lên làm vbt – gv giúp đỡ hs chậm- 1 hs lên bảng – gv chấm chữa bài – nhận xét ghi điểm.
3. củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học
......................................................
Tiết 2
Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
I.Mục đích yêu cầu
Hs từ Tb trở lên biết dựa theo mẫu bài tập đọc thư gửi bà và hình thức nội dung thư, biết viết 1 bức thư ngắn(8 đến 10 dòng ) đẻ hỏi thăm báo tin cho người thân. Diễn đạt rõ ý, trình bày đúng, đặt câu đúng hình thức 1 bức thư, ghi rõ nội dung trên bì thư để gửi theo đường bưu điện. Hs yếu tập viết 2,3 câu theo gợi ý của gv .
Rèn kĩ năng viết thư.
HS vận dụng để viết được một bức thư đúng thứ tự
II.Chuẩn bị
GV: 1 bức thư và phong bì đã viết sẵn
HS:VBT
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ
Gv kiểm tra bài tập trước của hs.
Nhận xét.
2.Bài mới
a)Giới thiệu bài
b)Hướngdẫn làm bài tập
Bài 1: VBT/ 51. gv treo bảng phụ, gọi hs đọc yêu cầu của bài
H: Em viết thư cho ai?
H: Đầu dòng em viét ntn ?
Đ: Đăk Hring, ngày ...
H: Em viết lời xưng hô với ông ntn để thể hiện sự kính trọng?
H: Phần nội dung em sẽ ghi những gì, báo tin gì cho ông, bà?
H: Hỏi thăm sức khỏe của ông,bà , báo tin cho ông ,bà biết năm nay em đã được lên lớp 3.. .
H: Phần cuối thư em chúc ông( hoặc bà ) những gì?
Đ: Chúc ông luôn vui khỏe, hứa hè nhất định sẻ về thăm ông..
H: Kết thúc thư em ghi những gì?
Đ: Lời chào ông, bà ,chữ kí và tên của em.
Gv nhắc nhở hs trước khi viết thư
Hs thực hành viết thư, gv theo dõi giúp đỡ và gợi ý cho hs yếu
Hs làm xong, gọi 1 số em đọc bài trước lớp
Gv chấm điểm những lá thư hay.
Bài 2: VBT/ 52. Hs quan sát mẫu, gv hướng dẫn cách viết
+ Góc bên trái phía trên ghi rõ tên và địa chỉ người gửi
+ Góc bên phải phía dưới viết chính xác họ tên và địa chỉ người nhận thư
+ Góc bên phải phía trên dán tem của bưu điện
Hs ghi vào phong bì cụ thể
Gv theo dõi,giúp đỡ hs yếu
Hs làm xong, gv gọi 1 số hs đọc kết quả bài làm của mình
3.Củng cố, dặn dò
- 3 hs nhắc lại cách viết thư và cách ghi phong bì thư
Gv nhận xét tiết học
.............................................................
Tiết 4
Âm nhạc
Học hát : Lớp chúng ta đoàn kết
I.Mục tiêu
Nhận biết tính chất vui tươi sôi nổi của bài hát
Hát đúng giai điệu và lời ca, lưu ý những chỗ nửa cung
GD tinh thần đoàn kết cho hs , tình thương yêu giúp đỡ bạn bè
II.Chuẩn bị
GV:Chép sẵn lời ca len bảng phụ
HS: Vở hát nhạc
III.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ
- Gọi 3 hs hát 3 bài hát đã học
Gv nhận xét đánh giá
2.Bài mới
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Dạy hát
Giới thiệu đôi nét về tác giả
-Gv treo bảng phụ, hát mẫu lần 1
-Cho hs đọc lời ca
-Gv hát mẫu lần 2
-Dạy cho hs hát từng câu
-Chia bài hát thành 4 câu
- Chia lớp 4 tổ
- 4 tổ thay phiên nhau hát 4 câu của bài hát
- Hát cả bài 2 lần
- Hs hát theo bài, hát cá nhân
Hoạt động3: Hát kết hợp gõ đệm
Hdhs hát + gõ đệm theo nhịp
GV gõ tiết tấu lời ca của 4 câu hát
Gv chia lớp thành 4 nhóm
Gv hát mẫu, gõ đệm theo nhịp
Gọi hs hát lại bàI hát
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
..............................................
Tiết 5
an toàn giao thông
bài 5(T2)
mục tiêu:
Hs biết tự đánh giá con đường hàng ngày em đi học có đặc điểm an toàn hay chưa chưa an toàn? Vì sao ?
Hs biết các đặc điểm an toàn và không an toàn của đường đi.
Có thói qen chỉ đi trên các con đường an toàn .
chuẩn bị :
Nội dung bài.
III. các họat động dạy học:
bài cũ :
HS1: Con đường an toàn có những đặc điểm gì ?
HS2: Đường ngắn nhất cói phải là đường an toàn nhất không ?
Gv nhận xét, đánh giá.
bài mới :
a/ giới thiệu bài :
b/ dạy bài mới:
HĐ3: Lựa chọn con đường an toàn khi đi học:
Gọi 2,3 hs giơi thiệu con đường em đi học .
H: Đoạn đường em đi học đã an toàn chưa?
H: Đoạn nào từ thôn 8 ra chưa an toàn và đoạn nào đã an toàn ?
Cho nhiều hs kể và nhận xét .
H: Con đường an toàn có những đặc điểm gì ?
Đ: Đường thẳng, rộng.
H: Từ nhà đến trường em cần chú những điểm gì ?
Đ: Chú ý đoạn đường cong , không nhìn thấy phái trước.
* Gv kết luận như SGK/18
HĐ4: Củng cố, dặn dò :
Gv tóm tắt những nội dung chính cần lựa chọn con đường an toàn .
Nhắc nhở hs có ý thức lựa chọn con đường an toàn đi để đảm bảo an toàn
Nhận xét tiết học.
.........................................
File đính kèm:
- TUAN 10.doc