/ Đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật : bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.
2/ Đọc - hiểu:
- HS hiểu nghĩa các từ ngữ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
22 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc chuyện bốn mùa tuần thứ 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích và một số thừa số thứ hai, xóa toàn bộ bảng nhân ).
Hoạt động 2:Thực hành ( 18' ).
GV: HD HS lần lượt làm các bài tập trong sách.
Bài 1 SGK/ 95 :Tính nhẩm
HS: đọc yêu cầu của bài tập.
GV: Cho HS nêu miệng với hình thức nối tiếp để nêu miệng kết quả của bảng nhân 2.
HS : Nối tiếp nhau nêu phép tính, kết quả của phép nhân.
GV: Lưu ý HS yếu nêu các phép tính nhân dựa trên phép cộng các số hạng bằng nhau.
GV, HS: nhận xét, chữa bài, tuyên dương.
H : Em có nhận xét gì về các phép nhân trong bài tập này ?
Bài 2 SGK/ 95:
GV: gọi hs đọc đề bài.
HS: thảo luận theo N2, tìm hiểu nội dung bài.
GV: gọi 3 nhóm trình bày lời giải.
GV, HS: nhận xét, thống nhất.
HS: 1 em giải bảng nhóm, cả lớp giải vào vở. ( Không yêu cầu HS yếu ghi tóm tắt )
GV: chấm một số vở, chữa bài.
Bài 3 SGK/ 95.
HS : Nêu yêu cầu của bài tập.
GV : Phân tích và yêu cầu HS thực hiện từng yêu cầu.
HS : Vài em nêu kết quả của bài tập.
GV, HS : Nhận xét, chữa bài.
H:Em có nhận xét gì về dãy số 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20 ?
H : 12 là tích của phép nhân nào ?
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò ( 5' )
GV: nhận xét chung.
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
chính tả ( nghe - viết )
thư trung thu
I/ Mục tiêu:
Giúp cho HS:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài " Thư Trung thu " theo cách trình bày thơ 5 chữ.
- Luyện tập cho học sinh viết đúng và nhớ cách viết đúng quy tắc những tiếng có âm đầu dễ lẫn: l hay n.
* Rèn cho HS viết yếu viết được bài. Trình bày bài sạch, đẹp, viết đúng độ cao các con chữ hoa, đặt dấu thanh đúng chỗ, viết đúng các tiếng có âm, vần khó viết.
II/ Chuẩn bị:
GV: Bảng nhóm viết sẵn bài tập 3a ( SGK/ 11 )
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: (5' )
GV đọc, gọi 3 em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con. Sau mỗi từ cả lớp cùng GV nhận xét, sửa sai.
GV đọc cho HS viết bảng con.
HS viết : lưỡi trai, lá lúa, vỡ tổ, bão táp, nảy bông.
GV cùng nhận xét chung, GV ghi điểm cho một số em.
B/ Dạy bài mới:
1/Giới thiệu bài: ( 1' )Trực tiếp.
GV nêu mục tiêu của bài viết chính tả.
2/ Hướng dẫn Nghe - viết : ( 20' )
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
GV đọc bài viết một lần, gọi 2 em đọc lại bài viết.
H: Nội dung bài thơ nói điều gì ?
H: Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào ?
H : Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?
H: Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
H: Bài ca dao viết theo thể thơ mấy chữ ?
H: Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? ( HS khá giỏi trả lời )
GV cho HS tìm các chữ khó viết. Học sinh viết bảng con các chữ như : ngoan ngoãn, tuổi, tùy, gìn giữ.
GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai.
b/ GVđọc cho HS viết bài chính tả:
GV nhắc HS tư thế ngồi viết, cách trình bày bài, nhớ viết đúng chính tả, đặt dấu thanh đúng, viết đúng độ cao con chữ hoa.
HS viết bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS .
c/ Chấm chữa bài.
GV chấm một vài bài . Nhận xét từng bài.
GV chữa những lỗi học sinh viết sai nhiều.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. ( 10' )
*GV gợi mở , hướng dẫn học sinh làm bài tập vào VBT.
Bài 2a / SGK/ 11:
HS: Nêu yêu cầu bài tập. ( Viết tên các vật chữ l hay chữ n )
GV : HD cho HS nắm được chính xác các từ cần nêu.
HS : Vài em nêu tên các vật có trong tranh.
GV: Cho HS làm bài vào bảng con, sau đó giơ bảng.
HS : Làm việc vào bảng con cá nhân.
GV: đưa bảng phụ viết đáp án bài tập.
HS : Vài em dựa trên đáp án đọc chính xác các vật đó.
Bài 3a/ SGK/ 11:
HS : Nêu yêu cầu bài tập.
GV : Cho HS tự làm bài tập vào VBT, theo dõi giúp HS yếu chọn đúng từ cần điền vào chỗ trống.
HS : 2 em lên bảng làm.
GV, HS : Theo dõi nhận xét, chữa bài; chấm một số VBT.
4/ Củng cố - dặn dò: ( 4' )
GV nhận xét chung về giờ học. Tuyên dương những em có tinh thần học tập, nhắc nhở thêm những học sinh viết bài và làm bài chưa tốt cần cố gắng hơn, luyện thêm ở nhà những chữ viết sai mỗi chữ một dòng.
Về nhà tìm thêm những tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
Thứ sáu ngày11 tháng 01 năm 2008
toán
luyện tập
I. MỤC Tiêu
Giúp hs :
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính.
- Giải bài toán đơn về nhân 2.
- Làm đúng, nhanh, trình bày sạch sẽ.
* HS yếu tính được các bài toán dựa vào bảng nhân 2 và giải được bài toán đơn về nhân 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: Bảng phụ
III.CáC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: Bài cũ ( 5' )
GV: Gọi vài HS nêu miệng bảng nhân 2. 1 HS làm bài 2 / 95.
GV: Nhận xét, chữa bài, tuyên dương.
Bài giải
6 con gà có số chân là:
2 x 6 = 12 ( chân )
Đáp số : 12 chân.
Hoạt động 2: Thực hành ( 30' ).
Bài 1 SGK/ 96 :Nêu miệng.
HS : đọc yêu cầu của bài sau đó tự nhẩm và nêu kết quả.
GV: Gọi vài HS lần lượt đọc kết quả.
GV: Lưu ý HS yếu nêu 2 phép tính.
GV, HS: nhận xét, chữa bài, tuyên dương.
Bài 2 SGK / 96 : Làm vở
HS : Nêu yêu cầu bài tập.
GV: HD HS làm mẫu một bài tập.
HS: 3 em làm bảng lớp; cả lớp làm vở ( HS yếu làm 2 phép tính, HS TB làm 4 phép tính , HS khá giỏi làm toàn bài).
GV: Theo dõi giúp HS làm bài còn lúng túng.
GV, HS: Nhận xét , đánh giá, chữa bài, chấm một số vở.
Bài 3 SGK/81:
GV: gọi hs đọc đề bài.
HS: thảo luận theo N2, tìm hiểu nội dung bài.
GV: gọi 3 nhóm trình bày lời giải.
GV, HS: nhận xét, thống nhất.
HS: 1 em giải bảng nhóm, cả lớp giải vào vở. ( Không yêu cầu HS yếu ghi tóm tắt )
GV: chấm một số vở, chữa bài.
GV, HS: nhận xét, chữa bài, tuyên dương .
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò ( 5' )
GV: nhận xét chung.
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
Tập làm văn
đáp lời chào, lời tự giới thiệu
I/ Mục tiêu:
Giúp cho HS:
1/ Rèn kỹ năng nghe và nói:
Nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
2/ Rèn kỹ năng viết:
Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
3/ Rèn cho học sinh biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống và viết được lời đáp của Nam.
* Riêng HS yếu chỉ yêu cầu các em nói được lời tự giới thiệu và lời đáp của Nam.
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa 2 tình huống ở bài tập 1 SGK/ 12 phóng to.
Bảng nhóm cho bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: ( 5' )
- GV: Kiểm tra sách vở cho học kì II.
- Lớp và GV nhận xét.
B/ Dạy bài mới:
1/Giới thiệu bài: ( 1' ) GV nêu mục tiêu của bài.
2/Hướng dẫn HS làm bài tập: ( 30' )
*GV gợi mở , hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1 SGK/ 12 : Làm miệng
GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài ( Theo em, các bạn học sinh trong hai bức tranh dưới đây sẽ đáp lại thế nào ?)
HS: Quan sát từng tranh, đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh.
GV: Cho từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp theo 2 tranh.
HS: Nhiều em phát biểu ý kiến.
GV, HS: Theo dõi, nhận xét bổ sung, bình chọn nhóm biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu đúng nhất.
Lời giải :
*Chị phụ trách : Chào các em.
*Các bạn nhỏ : Chúng em chào chị ạ. Chào chị ạ.
*Chị phụ trách : Chị tên là Hương. Chị được cử phụ trách Sao của các em. *Các bạn nhỏ : Ôi thích quá ! Chúng em mời chị vào lớp ạ. / Thế thì hay quá ! Mời chị vào lớp của chúng em ạ.
Bài 2 SGK/ 12 :
HS: Nêu yêu cầu của bài tập : (Có một người lạ đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu : " Chú là bạn bố cháu. Chú đến thăm bố mẹ cháu." Em sẽ nói thế nào :).
GV : Nhắc HS suy nghĩ về tình huống bài tập nêu ra.
HS : Nối tiếp nhau thực hành tự giới thiệu - đáp lời tự giới thiệu theo hai tình huống GV : Khuyến khích HS có những lời đáp đa dạng.
HS : Bình chọn những bạn xử sự đúng và hay - vừa thể hiện được thái độ lịch sự, có văn hóa, vừa thông minh, thận trọng.
GV, HS : Theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
HS: Nhiều em tiếp nối nhau kể.
GV, HS : Nhận xét, kết luận người kể hay nhất.
Bài 3 : SGK / 12. Làm VBT.
HS : 1 em đọc yêu cầu bài tập. ( Viết lời đáp của Nam vào vở ) cả lớp đọc thầm theo.
GV: Nhắc các em chú ý : Cần đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu của mẹ bạn thể hiện thái độ lịch sự, niềm nở, lễ độ.
HS : 1 , 2 em làm mẫu.
GV ; Theo dõi nhận xét. Gợi ý, giúp HS yếu làm bài còn lúng túng; hoặc làm chưa được.
HS : Làm bài vào VBT.3 em làm bảng nhóm.
GV: Theo dõi uốn nắn giúp HS viết còn lúng túng.
HS: Vài em nối tiếp nhau đọc bài viết của mình lên trước lớp và trình bày bảng nhóm.
GV,HS: theo dõi bài làm của bạn nhận xét, tuyên dương, chấm một số bài viết tốt.
3/ Củng cố- Dặn dò : ( 4' )
GV nhận xét chung về giờ học.
Tuyên dương những em có tinh thần học tập, nhắc nhở thêm những học sinh chưa chăm chú học tập…
Dặn dò: Về nhà viết lại bài nếu chưa hoàn thành.
-------------------------------------------------
sinh hoạt tuần 19
I. mục tiêu
Hs nhận biết được những ưu- khuyết của hoạt động trong tuần
Nắm được kế hoạch hoạt động tuần tới.
II. tiến hành SINH HOẠT
a. Nhận xét các hoạt động trong tuần:
Đạo đức:
HS chấp hành nghiêm túc. Duy trì nề nếp, đội tự quản đã điều hành được lớp; nề nếp ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc.
Học tập:
Hầu hết các em đó cú ý thức vào học tập tốt.Duy tốt các hoạt động học tập. Trong lớp hăng hái xây dựng bài, có ý thức học tập. HS có tiến bộ nhiều như em : Thương, Thu Trang, Ưu.
đi học đã có sự chuẩn bị bài chu đáo và học bài đạt kết quả cao.
*Tồn tại: Còn rải rác một số em hay quên sách vở, đồ dùng học tập. Chưa chuẩn bị bài trước khi tới lớp. Như em : Thùy Trang, Hưng, Chinh, Hùng, Kha.
b. Kế hoạch tuần tới:
- Chấn chỉnh nề nếp lớp. tiếp tục cuối ngày học nhắc nhở các em xem ngày mai có môn học gì, cần mang những quyển nào đi học, bỏ vào cặp từ tối hôm trước.
- Nhắc nhở các em viết thứ, môn, bài từ trước để khi viết bài ở lớp sẽ nhanh hơn.
- Thực hiện nghiêm túc mọi nội quy của trường.
- Mua sách để chuẩn bị cho học kì II.
- Duy trì tốt các hoạt động thi đua.
- Tiếp tục phát động phong trào thi đua hoa điểm 10.
- Tiếp tục đọc các câu chuyện đạo đức Bác Hồ.Ở trong tổ để thi đua giữa 3 tổ với nhau và tiến tới thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ cấp trường.
- Tiếp tục hoàn thành các loại quỹ học 2 buổi trên ngày của tháng 01.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông và an toàn thực phẩm.
-------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan 19.doc