Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
- Học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
33 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc: cái gì quý nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Tổng kết rút ra kết luận
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Các dân tộc, sự phân bố dân cư
- 3 hs trả lời
- Làm việc cá nhân
Ghi câu hỏi vào phiếu học tập
Trình bày trước lớp
Cả lớp nhận xét bổ sung
- Thảo luận nhóm đôi
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Cả lớp nhận xét bổ sung
HS phát biểu theo suy nghĩ của mình
GIÚP ĐỠ HSY
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Rèn kỹ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Ôn cách viết số đo độ dài, dưới dạng số thập phân
- HS nêu bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn
- Nêu mói quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Viết số đo sau dưới dạng m
a) 3m 5dm = …….; 29mm = ……
17m 24cm = …..; 9mm = ……
b) 8dm =………..; 3m5cm = ………
3cm = ………; 5m 2mm= ………
Bài 2: : Điền số thích hợp vào chỗ ……
a) 5,38km = …m;
4m56cm = …m
732,61 m = …dam;
b) 8hm 4m = …dam
49,83dm = … m
Bài 3: Một vườn hình chữ nhật được vẽ vào giấy với tỉ lệ xích có kích thước như sau: 7 cm
5cm
ính diện tích mảnh vườn ra ha?
Bài 4: (HSKG)
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng chiều dài. Trên đó người ta trồng cà chua, cứ mỗi 10m2 thu hoạch được 6kg. Tính số cà chua thu hoạch được ra tạ.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Lời giải :
a) 3,5m 0,029m
0,8m 0,009m
b) 0,8m 3,05m
0,03m 5,005m
Lời giải :
a) 5380m; 4,56m; 73,261dam
b) 80,4dam; 4,983m.
Lời giải :
Chiều dài thực mảnh vườn là :
500 7 = 3500 (cm) = 35m
Chiều rộng thực mảnh vườn là :
500 5 = 2500 (cm) = 25m
Diện tích của mảnh vườn là :
25 35 = 875 (m2)
= 0,0875ha
Đáp số : 0,0875ha
Lời giải :
Chiều rộng mảnh vườn là :
60 : 4 3 = 45 (m)
Diện tích mảnh vườn là :
60 45 = 2700 (m2)
Số cà chua thu hoạch được là :
6 (2700 : 10) = 1620 (kg)
= 16,2 tạ.
Đáp số : 16,2 tạ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
1. Yêu cầu:
- Nhận xét tình hình học tập trong tuần.
- Xây dựng và duy trì nền nếp lớp trong tuần tới
2. Lên lớp:
a. Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua:
- Nhận xét tình hình học tập trong tuấn qua.
- Chấn chỉnh một số nền nếp của lớp.
- Nêu một số nhận xét: Phát biểu ý kiến, thống nhất ý kiến.
b. Giáo viên đánh giá lại tình hình của lớp.
* Ưu điểm:
- Một số em có cố gắng trong học tập: ( Qu©n, Tuấn , Vân Anh..)
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài như: ( Nhi, Hồng , Tuấn)
- Thực hiện tốt các nề nếp
* Nhược điểm:
- Chưa làm bt về nhà: L©m, Dũng)
3. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì nền nếp lớp.
- Cán sự lớp tiếp tục hoạt động nghiêm túc.
- Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Sinh hoạt văn nghệ: Hát bài: Những bông hoa, những bài ca.
HDTHTV : LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết dựa vào dàn ý đã lập để trình bày miệng một bài văn tả cảnh.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói miệng.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
- Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
a)Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh dàn bài
- Giáo viên chép đề bài lên bảng.
- Cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
- Cho một học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.
- Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.
* Gợi ý về dàn bài :
Mở bài:
Giới thiệu vườn cây vào buổi sáng .
Thân bài :
* Tả bao quát về vườn cây.
- Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây (rộng, hẹp ; to, nhỏ ; cách bố trí của vườn).
* Tả chi tiết từng bộ phận :
- Những luống rau, gốc cây, khóm hoa, nắng, gió, hình ảnh mẹ đang làm việc trong vườn cây.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về khu vườn.
b)HS trình bày bài miệng.
- Cho học sinh dựa vào dàn bài đã chuẩn bị tập nói trước lớp.
- Gọi học sinh trình bày trước lớp.
- Cho Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét về bổ sung ghi điểm.
- Gọi một học sinh trình bày cả bài.
- Bình chọn bày văn, đoạn văn hay.
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét, hệ thống bài.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau.
- HS nêu.
Đề bài : Tả quang cảnh một buổi sáng trong vườn cây (hay trên một cánh đồng).
- HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
- Học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.
- HS đọc kỹ đề bài.
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh nhận xét
- Một học sinh trình bày cả bài
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
KÓ chuyÖn( tv) : MỞ RỘNG VỐN TỪ THIÊN NHIÊN. TỪ NHIỀU NGHĨA.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài tốt.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Chọn từ thích hợp: dải lụa, thảm lúa, kì vĩ, thấp thoáng, trắng xoá, trùng điệp điền vào chỗ chấm :
Từ đèo ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên…. ; phía tây là dãy Trường Sơn….., phía đông nhìn ra biển cả, Ở giữa là một vùng đồng bằng bát ngát biếc xanh màu diệp lục. Sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như …vắt ngang giữa…vàng rồi đổ ra biển cả. Biển thì suốt ngày tung bọt ….kì cọ cho hàng trăm mỏm đá nhấp nhô…dưới rừng dương.
Bài tập2 :
H : Đặt các câu với các từ ở bài 1 ?
+ Kì vĩ
+ Trùng điệp
+ Dải lụa
+ Thảm lúa
+ Trắng xoá.
+ Thấp thoáng.
Bài tập3 : (HSKG)
H : Đặt 4 câu với nghĩa chuyển của từ ăn ?
4.Củng cố dặn dò:
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài
- HS làm các bài tập.
Thứ tự cần điền là :
+ Kì vĩ
+ Trùng điệp
+ Dải lụa
+ Thảm lúa
+ Trắng xoá
+ Thấp thoáng.
Gợi ý :
- Vịnh Hạ Long là một cảnh quan kì vĩ của nước ta.
- Dãy Trường Sơn trùng điệp một màu xanh bạt ngàn.
- Các bạn múa rất dẻo với hai dải lụa trên tay.
- Xa xa, thảm lúa chín vàng đang lượn sóng theo chiều gió.
- Đàn cò bay trắng xoá cả một góc trời ở vùng Năm Căn.
- Mấy đám mây sau ngọn núi phía xa.
Gợi ý :
- Cô ấy rất ăn ảnh.
- Tuấn chơi cờ rất hay ăn gian.
- Bạn ấy cảm thấy rất ăn năn.
- Bà ấy luôn ăn hiếp người khác.
- Họ muốn ăn đời, ở kiếp với nhau.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
ĐỊA LÝ :
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I.Mục tiêu: Học xong bài này, hs:
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam:
+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người kinh có số dân đông nhất.
+Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
+ Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
- Có ý thức tôn trong, đoàn kết các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Tranh ảnh về một số các dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị của VN Bản đồ mật độ dân số của Việt Nam
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết dân số nước ta năm 2004?
- Nêu hậu quả của sự tăng nhanh dân số?
GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Bài học này giúp các em biết về các dân tộc và sự phân bố dân cư ở nước ta.
HĐ1: a) Các dân tộc (làm việc cá nhân)
- Dựa vào tranh ảnh, kênh chữ ở SGK trả lời câu hỏi:
-Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
-Dân tộc có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
-Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
GV nhận xét, tuyên dương
* GV chốt lại: Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất, họ sống chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển. Các dân tộc ít người họ sống chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên.
HĐ2: b) Mật độ dân số (làm việc cả lớp)
Treo bảng mật độ dân số của một số nước Châu Á.
Đặt câu hỏi: -Mật độ dân số là gì?
-So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số của một số nước ở Châu Á?
-Kết quả so sánh trên chứng tỏ mật độ dân số Việt Nam như thế nào?
GV kết luận: Mật độ dân số nước ta rất cao .
HĐ3: c) Sự phân bố dân cư (HĐ nhóm)
-Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì?
-Vùng nào có mật độ dân số cao?
-Vùng nào có mật độ dân số thấp?
-Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng nhà nước phải làm gì?
- GV nhận xét, kết luận: Dân cư nước ta phân bố không đều, ở đồng bằng và các đô thị lớn dân cư tập trung đông đúc, ở miền núi hải đảo dân cư thưa thớt.
C. Củng cố dặn dò:
-Tổng kết rút ra kết luận,nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau: Nông nghiệp
-3 hs trả lời
Lớp nhận xét bổ sung
- HS làm việc cá nhân với SGK
- Trình bày trước lớp
- Bổ sung cho hoàn chỉnh:
+ Nước ta có 54 dân tộc
+ Dân tộc kinh có số dân đông nhất, họ sống chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển. Các dân tộc ít người họ sống chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên.
+ … Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, H’mông,…
- HS làm việc cá nhân
Quan sát bảng số liệu, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- Mật độ dan số là số dân TB sống trên 1km2 diện tích đất tự nhiên.
- Làm việc theo nhóm
Quan sát mật độ dân số, tranh ảnh SGK, thảo luận câu hỏi
- Trình bày trước lớp + chỉ trên bản đồ vùng đông dân, vùng thưa dân.
HS bổ sung
- HS lắng nghe
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 5 Ngoc Ha(5).doc