Bài giảng Tập đọc: bàn tay mẹ (hai tiết)

Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.

Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK )

- Thấy được nỗi vất vả của cha mẹ. Biết giúp đỡ cha mẹ các công việc phù hợp với sức của mình,

 

doc24 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc: bàn tay mẹ (hai tiết), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 -> 7 em. Học sinh khác nhận xét bạn nêu và bổ sung. Đọc mẫu từ trong bài. Trận mưa rất to. Mẹ mua bó hoa rất đẹp. Đại diện 2 nhóm thi tìm tiếng có mang vần ưa, ua và nêu cho cae lớp cùng nghe. 2 em. .Con ngựa. Vì bạn nhỏ vẽ chẳng ra hình con ngựa. Bà trông cháu. Bà trông thấy con ngựa. HS rèn đọc theo hướng dẫn của GV Bạn có thích vẽ không? Bạn thích vẽ người, vẽ đồ vật hay con vật? Bạn thích bức tranh nào nhất? Lớp mình ai là người vẽ đẹp nhất? Bạn thích hoạ sĩ nào? Lớn lên bạn thích trở thành hoạ sĩ hay không? Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. HS ôn tập tốt để CB kiểm tra --------------------bad---------------- Âm nhạc: HỌC HÁT BÀI : “HÒA BÌNH CHO BÉ” Đ/C Liên soạn và giảng --------------------bad---------------------------------------bad------------------------- Ngày soạn: 16/3/2010 Thứ sáu Ngày giảng: 19/3/2010 Tiếng Việt: ÔN TẬP I.Mục tiêu: Củng cố cho HS đọc các bài tập đọc đã học thành thạo Rèn cho HS cách trả lời câu hỏi trong tìm hiểu bài và cách làm bài tập dạng đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất. Giáo dục HS yêu trường , yêu lớp , yêu gia đình . II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS *Ôn tập 1.Bài Trường em Yêu cầu HS đọc bài trường em theo lớp , cá nhân Trong bài trường học được gọi là gì? Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em? Cùng HS nhận xét , tuyên dương em đọc đúng , đọc hay. 2.Bài tặng cháu , bài Cái nhãn vở thực hiện tương tự như bài trường em . 3.Ôn các vần: ang , ac, ao , au, ai , ay Yêu cầu HS thi ghép tiếng có chứa các vần trên Nhận xét sửa sai *.Làm bài tập: Trong bài trường học được gọi là gì?, ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng. Ngôi nhà thứ hai Nơi em học được những điều tốt , điều hay. Nơi trẻ em sinh ra. Cùng HS nhận xét sửa sai. Bố Giang khen bạn ấy thế nào ? ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất Ngoan , lễ phép Viết chữ đẹp Đã tự mình viết được nhãn vở Cùng HS nhận xét sửa sai. IV.Củng cố dặn dò: Ôn các bài tập đọc thành thạo , ôn và làm bài tập để tiết sau kiểm tra . Đọc đồng thanh bài Trường em 2 lần Nối tiếp nhau luyện đọc từng câu Thi đọc trong nhóm(N4) Đọc cá nhân kết hợp trả lời câu hỏi Ngôi nhà thứ hai của em Vì có cô giáo , có bạn bè , học được điều tốt điều hay..... Thi đọc diễn cảm cá nhân Thi ghép từ có tiếng chứa các vần trên Nối tiếp đọc từ của mình :hợp tác, ngôi sao , bạn gái , cối xay, rau muống , thang gác..... 1 em lên bảng làm , lớp làm phiếu học tập 1 em lên bảng làm , lớp làm phiếu học tập Thực hiện ở nhà -------------------bad------------------- Tiếng việt: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II. (Đề kiểm tra do chuyên môn trường ra đề). -------------------bad------------------- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: Bài 26: CON GÀ. I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : - Nêu ích lợi của con gà. - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ. * H khá giỏi phân biệt được gà trống, gà mái, về hình dáng và tiếng kêu. -Biết những lợi ích của việc nuôi gà, có ý thức chăm sóc gà. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh về con gà. -Hình ảnh bài 26 SGK. Phiếu học tập … . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Hãy nêu các bộ phận của con cá? Ăn thịt cá có lợi ích gì? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Cho cả lớp hát bài :Đàn gà con. Bài hát nói đến con vật nào? Từ đó giáo viên giới thiệu và ghi đề bài. Hoạt động 1 : Quan sát con gà. Mục đích: HS biết tên các bộ phận của con gà, phân biệt được gà trống, gà mái, gà con. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ con gà và phát phiếu học tập cho học sinh. Bước 2: Học sinh quan sát và thực hiện trên phiếu học tập. Nội dung Phiếu học tập: 1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng: Gà sống trên cạn. Cơ thể gà gồm: đầu, mình, lông, chân. Gà ăn thóc, gạo, ngô. Gà ngủ ở trong nhà. Gà không có mũ. Gà di chuyển bằng chân. Mình gà chỉ có lông. 2.Đánh dấu X vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng: Cơ thể gà gồm: Đầu Cổ Thân Vẩy Tay Chân Lông Gà có ích lợi: Lông để làm áo Lông để nuôi lợn Trứng và thịt để ăn Phân để nuôi cá, bón ruộng Để gáy báo thức Để làm cảnh 3.Vẽ con gà mà em thích. Giáo viên chữa bài cho học sinh. Hoạt động 2: Đi tìm kết luận: MĐ: Củng cố về con gà cho học sinh. Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con gà? Gà di chuyển bằng gì? Gà trống, gà mái, gà con khác nhau chỗ nào? Gà cung cấp cho ta những gì? 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Gọi học sinh nêu những hiểu biết của mình về con gà. Nêu các bộ phận bên ngoài của con gà? Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Luôn luôn chăm sóc gà, cho gà ăn hằng ngày, quét dọn chuồng gà để gà chống lớn. Học sinh nêu tên bài học. 2 học sinh trả lời câu hỏi trên. Học sinh hát bài hát : Đàn gà con kết hợp vỗ tay theo. Con gà. Học sinh nhắc lại Học sinh quan sát tranh vẽ con gà và thực hiện hoạt động trên phiếu học tập. Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu. Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung. Khoanh trước các chữ : a, b, c, e, f, g. Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu. Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung. Cơ thể gà gồm: đầu, thân, lông, cổ, chân. Gà có lợi ích: Trứng và thịt để ăn. Phân để nuôi cá, bón ruộng. Để gáy báo thức. Để làm cảnh. Học sinh vẽ con gà theo ý thích. Các bộ phận bên ngoài của gà gồm có: Đầu, mình, lông, mắt, chân … . Gà di chuyển bằng chân. Gà trống mào to, biết gáy. Gà mái nhỏ hơn gà trống, biết đẻ trứng. Gà con bé tí xíu. Thịt, trứng và lông. Học sinh nêu tên bài. Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh. Học sinh xung phong nêu. Thực hành ở nhà. --------------------bad------------------- An toàn giao thông: Bài 5: ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường. Nhận biết vạch trắng ngang đường là lối đi dành cho người đi boojkhi qua đường. Nhận biết tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô, xe máy. - Kĩ năng: Biết nắm tay người lớn khi qua đường. Biết quan sát hướng đi của các loại xe trên đường. - Thái độ: Chỉ qua đường khi có người lớn dắt tay và qua đường khi có vạch trắng dành cho người đi bộ. II. Nội dung an toàn giao thông:Các yêu cầu đối với người đi bộ: - Phải nắm tay người lớn khi đi bộ và qua đường. - Khi đi bộ trên đường phố phải đi trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè hoặc vỉa hè bị lấn chiếm thì xuống lòng đường nhưng phải quan sát xe cộ và đi sát vào lề đường. Các kĩ năng qua đường: - Chỉ qua đường với người lớn và nắm tay người lớn khi qua đường. - Qua đường nơi có vạch dành cho người đi bộ qua đường (phân biệt với vạch sọc dài dọc đường báo hiệu các loại xe giảm tốc độ). - Quan sát xe cộ cẩn thận khi qua đường. - Không qua đường ở gần nơi có ô tô đỗ. III. Chuẩn bị:GV: Nếu có điều kiện thuận tiện tìm một vị trí an toàn trên vỉa hè (không quá xa trường, đi lại dễ dàng) để tiến hành hoạt động xây dựng kiến thức và kĩ năng của bài học này trên thực địa. Nếu không thể cho HS ra đường được, có thể vẽ trên sân trường để học sinh thực hành. HS: Ăn mặc gọn gàng, đội mũ nón để đi thực địa. IV. Các hoạt động chính: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Quan sát đường phố Mục tiêu: HS biết quan sát, lắng nghe, phân biệt âm thanh của động cơ, của tiếng còi ô tô, xe máy. Quan sát, nhận biết hướng đi của các loại xe. Nhận biết và xác định những nơi an toàn và không an toàn khi đi bộ trên đường phố và khi qua đường. Cách tiến hành: Chia nhóm 3 hoặc nhóm 4 GV yêu cầu HS xếp hàng, nắm tay nhau đi đến địa điểm GV đã chọn để quan sát. Khi đến nơi, yêu cầu HS đứng trong vị trí qui định để quan sát đường phố (nếu không tổ chức quan sát được, GV có thể gợi ý để HS nhớ lại đoạn đường ở gần trường nơi các em hằng ngày qua lại). Các em tự quan sát trong vòng 3 - 4 phút, sau đó GV đặt câu hỏi về các nội dung sau: + Đường phố rộng hay hẹp? + Đường phố có vỉa hè không? + Em thấy người đi bộ đi ở đâu? + Các loại xe chạy ở đâu? + Em có thể nghe thấy những tiếng động nào? + Em có nhìn thấy đèn tín hiệu hay vạch đi bộ qua đường nào không? Đèn tín hiệu, vạch đi bộ qua đường ở đâu? Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV bổ sung cho đầy đủ và nhấn mạnh: Khi đi ra đường phố có nhiều người và các loại xe đi lại, để đảm bảo an toàn các em cần: Không đi một mình mà phải đi cùng với người lớn. Phải nắm tay người lớn khi qua đường. Phải đi trên vỉa hè, không đi dưới lòng đường ( khi đường không có vỉa hè hoặc vỉa hè bị vật cản, có thể đi xuống lòng đường nhưng phải đi sát vào mép đường). Nhìn tín hiệu đèn giao thông (đèn xanh mới được đi). Quan sát xe cộ cẩn thận trước khi qua đường. Nếu đường có vạch đi bộ qua đường, khi qua đường phải đi ở nơi có vạch đi bộ qua đường. Không chơi, đùa dưới lòng đường. Kết luận: Đi bộ và qua đường phải an toàn. Hoạt động 2: Thực hành đi qua đường a) Mục tiêu: HS biết cách đi bộ qua đường b) Cách tiến hành: GV chia nhóm 2 Một em đóng vai người lớn, một em đóng vai trẻ em, dắt tay đi qua đường. Cho một vài cặp lần lượt đi qua đường (ở sân trường hoặc trước lớp – Đi rảo bước nhưng không chạy vộ vã, không vừa đi vừa nghịch) d)KL: Chúng ta cần làm đúng những quy định khi qua đường. V. Củng cố: - Khi ra đường phố các em cần đi với ai? Đi ở đâu? - Khi qua đường các em cần phải làm gì? - Khi qua đường cần đi ở đâu? Vào khi nào? - Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải làm gì? GV yêu cầu HS nhớ lại những quy định khi đi bộ và qua đường. -Dưới lòng đường. - Tiếng động cơ nổ, tiếng còi ô tô, xe máy. Các em khác nhận xét: có nhìn tín hiệu đèn không, cách cầm tay, cách đi. - Đi với người lớn, đi trên vỉa hè. - Nắm tay người lớn, nhìn tín hiệu đèn. - Đi ở nơi có vạch đi bộ qua đường, khi tín hiệu đèn “có hình người” màu xanh bật lên. Đi xuống lòng đường nhưng phải đi sát vỉa hè. ------------------bad---------------------------------------bad------------------

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1TUAN 26CKTKN.doc
Giáo án liên quan