Bài giảng Tập đọc: bài : trường em tuần học thứ 25

HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng từ ngữ:cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

- Hiểu nội dung bài: ngôi trường là nơi gắn bó thân thiết với các bạn học sinh.

- Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK).

** Đối với H khá giỏi:tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay .Biết hỏi- đáp theo mẫu câu về trường lớp của mình.

 

doc17 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập đọc: bài : trường em tuần học thứ 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có đối với học sinh để học tốt các tiết tập viết trong chương trình tập viết lớp 1 tập 2: tập viết chữ thường, cỡ vừa và nhỏ, cần có bảng con, phấn, khăn lau … . Cần cẩn thận, chính xác, kiên nhẫn trong khi viết. 2.Bài mới : - Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi đề bài. - GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc. Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ hoa: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ. Chữ Ăvà chữ Â chỉ khác chữ A ở hai dấu phụ đặt trên đỉnh. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng: Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết). Hoạt động 2: Thực hành : Cho HS viết bài vào vở. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp. 3.Củng cố -Dặn dò: - Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ A. Ă. Â B… - Thu vở chấm một số em. - Nhận xét tuyên dương. - Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới. Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________ Mĩ thuật Tiết 25: VẼ MÀU VÀO HÌNH CỦA TRANH DÂN GIAN I- MỤC TIÊU. - Giúp HS làm quen với tranh dân gian - HS vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ Lợnăn cây ráy. - HS bước đầu nhận biết vẽ đẹp của tranh dân gian. II- THIẾT BỊ DẠY- HỌC. GV: - Một, vài tranh dân gian. - Một số bài vẽ vào hình tranh dân gian của HS năm trước. HS: Vở Tập vẽ 1, màu,... III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. - Giới thiêu bài mới. HĐ1: Giới thiệu tranh dân gian. - GV cho HS xem 2 đến 3 bức tranh dân gian và giới thiệu. + Tranh do các nghệ nhân dân gian sáng tác. + Trong tranh có các hình ảnh đẹp,... - GV cho HS xem tranh Lợn ăn cây ráy và gợi ý: + Trong tranh có những hình ảnh nào ? + Vẽ màu như thế nào ? - GV tóm tắt: HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ màu: - GV cho HS xem 1 số bài của HS năm trước. - GV hướng dẫn: + Vẽ màu theo ý thích. + Tìm màu thích hợp để vẽ màu nền để làm nổi bật hình ảnh con lợn,... HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. - GV y/c HS chia nhóm. - GV phát hình vẽ Lợn ăn cây ráy cho các nhóm. - GV bao quát lớp, nhắc nhở các nhóm vẽ màu theo ý thích,... vẽ màu cẩn thận không bị nhem ra phía ngoài,... - GV giúp đỡ các nhóm yếu, động viên các nhóm khá, giỏi,... HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét. - GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét. - GV nhận xét. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh vẽ chim và hoa. Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________________________ Đạo đức Tiết 25 : THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KỲ II I. Mục tiêu: Giúp học sinh: -Thực hành,cũng cố các kĩ năng đã học trong học kì I. -Thực hiện đúng theo các nội dung đã được học. -Biết thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh. II. Các hoạt động dạy học: Ổn định tổ chức: -Cả lớp hát tập thể một bài. -GV ổn định tổ chức lớp,nêu mục tiêu của tiết học. B.Hướng dẫn thực hành: 1.GV yêu cầu HS nêu lại tên các bài đạo đức đã học ở học kì II. Lớp bổ sung cho đầy đủ. 2.GV nêu một số câu hỏi,yêu cầu học sinh trả lời: -Để tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo em phải làm gì?(chăm học,vâng lời các thầy các cô...) -Em hãy nêu các quyền của trẻ em?(Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi,được tự do giaokết bạn bè...) -Đi bộ như thế nào là đúng quy định của luật an toàn giao thông đường bộ?(Nếu đường có vỉa hè thì đi bộ trên vỉa hè.Nếu là đường nông thôn ,luôn luôn đi sát vào lề đường bên phải.Khi qua đường phải quan sát kỹ trước và sau rồi mới qua đường...) 3.GV tổ chức cho các nhóm học sinh đóng vai một số tình huống thường gặp. 4.Cả lớp cùng GV đánh giá nhận xét ,bình chọn nhóm thực hiện tốt nhất.Tuyên dương. C.Cũng cố -dặn dò: -GV hệ thống lại các nội dung của bài học.Gọi một số học sinh nhắc lại -Thực hiện đúng theo các nội dung dã được học trong bài. Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ____________________________________________ Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2013 TẬP ĐỌC BÀI : CÁI NHÃN VỞ I.Mục tiêu: 1.Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: Quyển vở, nắm nót, viết, ngay ngắn, khen. 2. Hiểu tác dụng của nhãn vở.H khá giỏi biết tự viết được nhãn vở. 3. Trả lời được câu hỏi 2-3 SGK II.Đồ dùng dạy học: -Bảng nam châm. -Một số bút màu để học sinh tự trang trí nhãn vở. III.Các hoạt động dạy học : 1.KTBC : Gọi 3,4 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ: Tặng cháu và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. Nhận xét học sinh đọc và cho điểm. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, ghi đề bài lên bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Nhãn vở: (an ¹ ang) Trang trí: (tr ¹ ch) Nắn nót: (ot ¹ oc) Giảng từ: Nắn nót: Ngay ngắn: (ăn ¹ ăng) : Gọi đọc lại các từ đã trên bảng. Luyện đọc câu: Bài này có mấy câu ? Luyện đọc đề bài: Cái nhãn vở. Câu 1: Gọi đọc từ đầu - > vở mới Câu 2: Tiếp - > rất đẹp. Câu 3: Tiếp - > nhãn vở. Câu 4: Còn lại. Nhận xét học sinh ngắt nghỉ các câu và sửa sai. Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy. Luyện đọc đoạn: Đoạn 1 gồn 3 câu đầu. Đoạn 2 gồm câu còn lại. Cho điểm động viên học sinh đọc tốt đoạn. Thi đọc đoạn Đọc cả bài. Hoạt động 2: Luyện tập: Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần ang ? Giáo viên nhận xét. Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có ang, ac? Gọi học sinh đọc bài, giáo viên nhận xét. Tiết 2 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài và luyện đọc: Gọi học sinh đọc bài và nêu câu hỏi: Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở? Bố Giang khen bạn ấy thế nào? Nhận xét học sinh trả lời. Cho học sinh tự làm và trang trí cái nhãn vở. 3.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________________ Kể chuyện BÀI : RÙA VÀ THỎ I.Mục tiêu : -Học sinh kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. H khá giỏi kể được 2-3 đoạn của câu truyện. -Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ chủ quan, kêu ngạo. ** KNS : - Xác định giá trị( biết tôn trọng người khác). - Tự nhận thức bản thân ( biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ) . - Lắng nghe, phản hồi tích cực. ** Các phương pháp : - Động não, tưởng tượng. - Trải nghiệm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, phản hồi tích cực, đóng vai. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. -Mặt nạ Rùa, Thỏ cho học sinh tập kể chuyện theo phân vai. III .Các hoạt động dạy học : 1.KTBC : Giáo viên nêu yêu cầu đối với học sinh học kể chuyện đối với môn kể chuyện tập 2, do yêu cầu cao hơn nên các em cần chú ý hơn để học tốt môn học này. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi đề bài: Rùa tuy chậm chạp, Thỏ có tài và nhanh nhẹn. Nhưng trong cuộc chạy đua giữa Rùa và Thỏ các em có biết ai thắng cuộc không? Thật bất ngờ người thắng cuộc lại là Rùa. Qua câu chuyện này các em sẽ biết nguyên nhân nào khiến Rùa thắng cuộc. Hoạt động 1 : Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm: Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì? Thỏ nói gì với Rùa? Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân vai kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 3 em . Thi kể toàn câu chuyện. Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, Hoạt động 4: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại. Hãy học tập Rùa, tuy chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công. 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________________________ Toán KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II _________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docTUAN 25 GTKNSNGANG.doc
Giáo án liên quan