I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thể thơ bốn tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện (Theo Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971).
4 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 7844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Soạn bài: tập làm thơ 4 chữ tập làm thơ bốn chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn bài: Tập làm thơ 4 chữ
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thể thơ bốn tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện (Theo Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971).
2. Đặc điểm về nghệ thuật
Thơ bốn tiếng thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay cách, nhịp phổ biến là nhịp hai.
a. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ; vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.
b. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Nêu một bài thơ hay một đoạn thơ bốn chữ. Chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ hay đoạn thơ đó.
Gợi ý: có thể nêu đoạn thơ (trích trong bài Hạt gạo làng ta).
“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
(Trần Đăng Khoa)
Các từ cùng vần với nhau là: ta – ba – sa, sáu – nấu, cờ – bờ.
2. Chỉ ra đâu là vần chân, đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau:
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi.
(Xuân Diệu)
Gợi ý:
- Các cặp vần lưng: hàng – ngang, trang – màng.
- Cặp vần chân: núi – bụi.
3. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách:
Cháu đi đường cháu
Chú đi đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.
(Tố Hữu)
Nghé hành nghé hẹ
Nghé chẳng theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt
(Đồng dao)
Gợi ý: Đoạn thơ của Tố Hữu gieo vần cách, còn đoạn Đồng dao gieo vần liền.
4. Thay hai từ sông, cạnh vào hai chỗ chép sai trong đoạn thơ sau (trích trong bài Chị emcủa Lưu Trọng Lư):
Em bước vào đây
Gió hôm nay lạnh
Chị đốt than lên
Để em ngồi sưởi
Nay chị lấy chồng
Ở mãi Giang Đông
Dưới làn mây trắng
Cách mấy con đò.
Gợi ý: Thay sưởi bằng từ cạnh, từ đò bằng từ sông.
5. Dựa vào những kiến thức vừa được học hãy tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.
Một số bài tham khảo
ĐỒNG DAO CỔ
Con chim chích sẻ
Nó đậu cành chanh
Tao vác hòn sành
Tao quăng vào cổ
Nó đổ máu ra
Được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ cái tai
Đem ra biếu chú...
BÀ MẸ VIỆT BẮC (Tố Hữu)
Đêm nay trên sàn
Bập bùng ngọn lửa
Mế kể nguồn cơn
Chuyện nhà chuyện cửa:
Con mế có ba
Trai hai gái một
Gái gả chồng xa
Trai còn đứa rốt.
Thằng hai ngày trước
Trốn vào chiến khu
Nó đi cứu nước
Làm lính cụ Hồ...
BÀI VÈ DU KÍCH (1949)
Thằng Tây vào làng
Hùng hùng hổ hổ
Khua súng nghênh ngang
Trợn trừng chỉ trỏ
Nỏ bảo cu li
Phải đi đội đất
Mau lên a lê
Cả làng đi tất
Mũ thấp giày cao
Nhìn sau nhìn trước
Phá cửa đốt nhà
Bắn lợn bắt gà...
File đính kèm:
- TAP LAM 4 CHU.doc