Bài giảng Ôn tập và biểu diễn âm nhạc

I. MỤC TIÊU:

- HS hát và biểu diễn các bài hát đã học.

- HS hát và biểu diễn thành thạo một bài hát mà mình thích nhất.

II. CHUẨN BỊ:

- GV thuộc lời các bài hát đã học.

- Trống nhỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ôn tập: Ôn các bài hát đã học.

- HS hát lại các bài hát đã học.

GV sửa sai cho HS nếu có

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập và biểu diễn âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm Bài tập. HS tìm hiểu bài. Nêu yêu cầu của từng câu. Lời giải câu a: bình hoa, khuỳnh tay. câu b: cú mèo, dòng kênh. * Củng cố, dặn dò: GV chấm bài. Nhận xét, uốn nắn chữa lỗi cho HS. Yêu cầu làm tiếp phần Bài tập còn lại. tự nhiên xã hội: Thời tiết. Mục tiêu: HS biết thời rtiết luôn luôn thay đổi. HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết. Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ. Chuẩn bị: Tranh minh họa SGK bài 34. GV và HS sưu tầm các tranh ảnh về thời tiết đã học trong các bài trước. Giấy khổ to và băng dính đủ dùng cho các nhóm. Các tấm bìa có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng cần thiết cho trò chơi dự báo thời tiết: mũ, nón, áo đi mưa, khăn quàng, quần áo mùa hè và mùa đông. Các hoạt động dạy: * Giới thiệu bài. HĐ1. Làm việc với các tranh, ảnh sưu tầm được. Mục tiêu: HS biết sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi. Biết nói lại những hiểu biết của mình về thời tiết với các bạn. HĐ2. Thảo luận cả lớp. Mục tiêu: HS biết ích lợi của việc dự báo thời tiết. Ôn lại sự cần thiết phải mặc phù hợp với thời tiết. Cách tiến hành: GV yêu cầu 1 số HS trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (hoặc mưa, nóng, rét … )? + Em mặc như thế nào khi trời nóng, khi trời rét? GV gợi ý cho các em trả lời và kết luận: Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do có các bản tin dự báo thời tiết. Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh. Kết thúc bài học: - GV cho HS chơi trò chơi: “Dự báo thời tiết”. Thứ tư ngày 06 tháng 5 năm 2009 Tập đọc: Làm anh. Mục tiêu: HS đọc trơn bài thơ Làm anh. Luyện đọc thơ 4 chữ. Ôn các vần ia, uya. HS hiểu nội dung bài: Anh chị phải yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. Chuẩn bị: Từ ngữ luyện đọc. Các hoạt động dạy: Bài cũ: Cho 2 HS đọc bài: “Bác đưa thư”. Trả lời: + Minh đã làm gì khi thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại? Bài mới: * Giới thiệu bài. + Tranh minh họa vẽ cảnh gì? Đọc bài thơ “Làm anh” xem cảnh đó được nói đến trong khổ thơ nào? HĐ1. Luyện đọc. GV đọc mẫu: HS luyện đọc: Luyện đọc tiếng, từ. Giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: + Cho 4 HS nối tiếp nhau đọc khổ thơ 1. à Nối tiếp đọc hết các dòng. Luyện đọc đoạn, bài: + Mỗi khổ thơ cho 5 em đọc. + 5 HS đọc cả bài. Đồng thanh. HĐ2. Ôn các vần: ia, uya. Tìm tiếng trong bài có vần ia. Tìm tiếng ngoài bài có vần ia, uya. Tiết 2. HĐ3. Tìm hiểu bài. Luyện nói. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài. 3 HS đọc khổ thơ 1. 3 HS đọc khổ thơ 2. Trả lời: + Anh phải làm gì khi em bé khóc? Khi em bé ngã? Khi chia quà cho em? Khi có đồ chơi đẹp? + Muốn làm anh, phải có tình cảm như thế nào với em bé? Luyện nói: Kể về anh (chị, em) của mình. HS 2 bàn làm 1 nhóm à kể cho nhau nghe. Sau đó cho 3 HS kể cho cả lớp. * Cuối giờ GV cùng HS hệ thống lại bài. Yêu cầu HS học thuộc bài thơ. Xem trước bài: Người trồng na. Toán: (134) Ôn tập các số đến 100. (Tiếp) Mục tiêu: HS củng cố thực hiện phép cộng và phép trừ các số trong phạm vi 100. HS thực hành xem giờ đúng trên mặt đồng hồ. ôn giải toán có lời văn. Chuẩn bị: - Mặt đồng hồ có 2 kim. Các hoạt động dạy: Bài cũ: Viết các số tròn chục. Số có 1 chữ số lớn nhất là: 2. Bài mới: Cho HS tìm hiểu rồi làm lần lượt các Bài tập sau: Bài 1: + Bài toán yêu cầu gì? 1 HS nêu cách làm. Khi chữa bài yêu cầu HS đọc kết quả và nêu rõ cách tính. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài. Khi chữa bài cho 2 HS nêu cách tính: 15 + 2 + 1 = 18 Cách tính: mười lăm cộng hai bằng mười bảy, mười bảy cộng một bằng mười tám. Bài 3: + Bài toán yêu cầu gì? + Khi đặt tính cần lưu ý điều gì? Khi chữa bài cho mỗi HS đọc kết quả của 2 phép tính. Lớp nhận xét, cùng chữa bài. Bài 4: HS đọc kỹ đề. Nêu tóm tắt. 1 HS lên viết tóm tắt. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? 1 HS lên bảng giải. Cùng chữa bài trên bảng. Bài 5: + Bài toán yêu cầu ta làm gì? HS lần lượt viết giờ đúng vào mỗi hình vẽ. Khi chữa bài cho 1 HS đọc kết quả của từng câu (a, b, c) Lớp nhận xét, chữa. * Cuối giờ GV chấm bài. Nhận xét. mĩ thuật: Vẽ tự do. mục tiêu: HS vẽ được tranh theo đề tài mình đã chọn. Tô màu bức tranh theo ý thích. chuẩn bị: GV: Tranh vẽ của một số hoạ sĩ, tranh vẽ của HS năm trước. - HS: Vở Tập vẽ, bút chì, màu vẽ. các hoạt động: Thực hiện như các tiết vẽ tự do trước. -------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 07 tháng 5 năm 2009 Toán: (135) Ôn tập các số đến 100. (Tiếp) Mục tiêu: HS củng cố về nhận biết thứ tự của mỗi số từ 0 đến 100; đọc, viết các số trong phạm vi 100. Củng cố thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100. HS củng cố giải toán có lời văn. Củng cố đo độ dài đoạn thẳng. Chuẩn bị: Bảng phụ chép Bài tập 2. Các hoạt động dạy: Bài cũ: Viết các số tròn chục: Các số có hai chữ số giống nhau là: 2. Bài mới: Bài 1: + Bài toán yêu cầu gì? - HS tự viết số thích hợp vào □. Cho 2 HS đọc kết quả theo cột dọc. Lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2: HS tìm hiểu bài. 1 HS nêu cách làm. Cho 2 HS lên thi đua. Ai xong trước, viết đẹp đúng là thắng. Yêu cầu HS giải thích cách làm. VD: câu c: gồm các số tròn chục sắp xếp theo thứ tự từ bé à lớn. Do đó đứng liền trước 30 là số 20, số liền sau 50 là 60. Bài 3: HS nêu cách làm. Tự làm bài. Làm xong đổi vở chữa bài. Bài 4: HS tìm hiểu đề. Trả lời: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? GV ghi tóm tắt. 1 Hs lên làm bài. Cùng chữa bài. Bài 5: 1 HS nêu yêu cầu của bài. Dùng thước đo đoạn AB (12cm) * GV chấm bài. Nhận xét. -------------------------------------------------------------------------------------- Chính tả: Chia quà. Mục tiêu: HS chép lại chính xác đoạn văn Chia quà trong SGK. HS nhận ra thái độ lễ phép của chị em phương khi nhận quà và thái độ nhường nhịn em của Phương. Chuẩn bị: Chép đoạn văn: Chia quà vào bảng. Các hoạt động dạy: Bài cũ: Gv đọc, HS viết: mừng quýnh, chạy nhanh, khoe. Bài mới: HĐ1. Hướng dẫn HS tập chép. HS đọc bài ở bảng. HS tìm những chữ khó viết, hay viết sai để luyện viết bảng. HS nhìn bảng chép bài vào vở. Sau đó đổi vở cho nhau để chữa bài. HĐ2. Hướng dẫn Bài tập. Cho HS tìm hiểu bài. HS làm câu a tại lớp. Câu a: Điền x hay s? Lời giải: sáo tập nói. Bé xách túi. * Cuối giờ GV chấm bài. Chữa lỗi. - Yêu cầu HS làm câu b trong giờ tự học. -------------------------------------------------------------------------------------- Thủ công: Ôn tập chương III. -------------------------------------------------------------------------------------- Kể chuyện: Hai tiếng kỳ lạ. Mục tiêu: HS hào hứng nghe GV kể chuyện hai tiếng kì lạ. HS nhớ và kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. HS nhận ra: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ. Chuẩn bị: Tranh minh họa SGK. Các hoạt động dạy: Bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện: Cô chủ không biết quý tình bạn. + Câu chuyện khuyên các em điều gì? Bài mới: * Giới thiệu chuyện. HĐ1. Hướng dẫn HS kể. GV kể: Kể lần 1 để HS nắm được nội dung. Kể lần 2 dựa vào tranh minh họa. HS kể dựa vào tranh: Mỗi tranh cho 3 HS kể. 2 HS kể toàn chuyện. Lớp lắng nghe, góp ý (hoặc bổ sung). Tổ chức cho HS thi đua kể đoạn Pao – lích xin anh cho đi bơi thuyền. HĐ2. Giúp HS hiểu ý nghĩa chuyện. + Theo em hai tiếng kỳ lạ mà cụ già dạy cho Pao – lích là hai tiếng nào? + Vì sao khi nghe Pao – lích nói hai tiếng đó mọi người lại tỏ ra yêu mến, muốn giúp đỡ em? Củng cố, dặn dò: Cho 1 HS kể lại câu chuyện. GV cùng HS hệ thống lại bài. Về kể lại chuyện cho người thân nghe. Xem trước chuyện tranh: Sự tích dưa hấu. -------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 08 tháng 5 năm 2009 Tập đọc: Người trồng na. Mục tiêu: HS đọc trơn bài Người trồng na. Luyện đọc các câu đối thoại. Ôn các vần oai, oay. HS hiểu nội dung bài: Cụ già trồng na cho con cháu hưởng; con chúa sẽ không quên ơn cụ. Chuẩn bị: Bảng từ ngữ. Các hoạt động dạy: Bài cũ: 2 HS đọc bài: Làm anh. Bài mới: HĐ1. HS luyện đọc. GV đọc mẫu: HS luyện đọc: Luyện đọc tiếng, từ: HS đọc (cá nhân, nhóm) Luyện đọc câu: Luyện đọc lời người hàng xóm và lời cụ già. Luyện đọc đoạn bài: Mỗi đoạn cho 5 HS đọc. 4 HS đọc cả bài. HĐ2. Ôn các vần: oai, oay. Tìm tiếng trong bài có vần oai. Tìm tiếng ngoài bài có vần oai, oay. Điền tiếng có vần oai hoặc oay rồi đọc. Bác sĩ nói chuyện điện thoại. Diễn viên múa xoay người. Tiết 2 HĐ3. Tìm hiểu bài đọc. Luyện nói. Luyện đọc. Tìm hiểu bài: 3 HS đọc từ đầu đến “người hàng xóm”. Trả lời: + Thấy cụ già trồng na, người hàng xóm khuyên cụ điều gì? Cho 4 HS đọc đoạn còn lại. + Cụ đã trả lời thế nào? Cho 3 HS đọc cả bài. Trả lời: + Người ta dùng dấu hỏi để làm gì? b. Luyện nói: Kể về ông, bà của em. - 2 bàn làm 1 nhóm, các em kể về ông bà của mình. - Sau đó cho 2 HS kể trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - Cùng hệ thống lại bài. - Yêu cầu HS về kể lại chuyện cho người thân nghe. - Xem trước bài: Anh hùng biển cả. -------------------------------------------------------------------------------------- Toán: (136) Luyện tập chung. Mục tiêu: HS củng cố đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100. HS củng cố thực hiện phép cộng, phép trừ. Củng cố giải toán có lời văn. Củng cố đo độ dài đoạn thẳng. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết tóm tắt bài 4. Các hoạt động dạy: Bài cũ: Đặt tính rồi tính: 93 – 50 44 + 25 26 – 33 50 + 7 2. Bài mới: Bài 1: + Bài toán yêu cầu gì? Cho 1 HS nêu cách làm. Cho HS đọc dãy số đã viết được. Bài 2: + Câu a yêu cầu gì? + Câu b yêu cầu gì? 2 HS đọc kết quả. Lớp soát lỗi chữa bài. Cho HS nêu cách tính ít nhất 1 phép cộng, 1 phép trừ. Bài 3: 1 HS nêu cách làm. Làm xong đổi vở chữa bài. Bài 4: + Bài toán yêu cầu gì? 1 HS lên bảng làm bài. Cùng nhận xét chữa bài trên bảng. Bài 5: HS tìm hiểu đề. 1 HS nêu cách làm. HS tự đo và viết số đo của mỗi đoạn thẳng. * Cuối giờ GV chấm chữa bài. Nhận xét.

File đính kèm:

  • docGiao an Lop 1 Tuan 34.doc
Giáo án liên quan