Bài giảng Một vụ đắm tàu

- Rèn kĩ năng đọc: Đọc lưu loát, đọc diễn cảm bài Một vụ đắm tàu

- Rèn kĩ năng viết, chữ viết cho HS: viết đúng, viết đẹp, đảm bảo tốc độ theo yêu cầu (Tổ chức cho HS viết bài dự thi Chữ Việt đẹp)

- HS có ý thức trau dồi chữ viết, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một vụ đắm tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Thứ hai, ngày 31 tháng 4 năm 2008 Tiếng việt LĐ - L.chữ viết: Một vụ đắm tàu I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc: Đọc lưu loát, đọc diễn cảm bài Một vụ đắm tàu - Rèn kĩ năng viết, chữ viết cho HS: viết đúng, viết đẹp, đảm bảo tốc độ theo yêu cầu (Tổ chức cho HS viết bài dự thi Chữ Việt đẹp) - HS có ý thức trau dồi chữ viết, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung cần chú ý luyện đọc. III. Hoạt động dạy học Hoạt động1: Luyện đọc: - GV yêu cầu luyện đọc, đọc mẫu đoạn 3 và 4. - GV chia HS theo nhóm HS đọc trung bình, nhóm HS đọc còn có trục trặc và nhóm những HS khá- giỏi, - Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm. GV giúp đỡ HS N1 đọc ngắt, nghỉ hơi đúng; những HS N2 thể hiện giọng đọc diễn cảm phù hợp nội dung bài và tâm trạng của Giu-li-et-ta, Ma-ri-ô - Tổ chức cho HS đọc trước lớp (có thể đọc một đoạn hoặc cả bài). Hướng dẫn HS nhận xét, góp ý cho bạn. GV bổ sung. - GV kết hợp hỏi HS các câu hỏi về nội dung theo từng đoạn HS đọc trước lớp. - GV nhận xét. - Liên hệ: Chúng ta cần học tập hai bạn nhỏ trong bài điều gì? Hoạt động 2: Làm bài dự thi Chữ Việt đẹp - GV phổ biến thể lệ, nội dung và cách thức trình bày bài - HS chọn bài viết - GV yêu cầu HS: viết đúng, viết đẹp, đảm bảo tốc độ theo yêu cầu. - HS viết- GV theo dõi, uốn nắn kịp thời cho HS. - Thu bài, đánh giá bài viết và chọn bài dự thi (Những HS cảm thấy chưa thỏa mãn thì cho về nhà viết lại) - GV nhận xét về tiết học. Toán ôn tập về phân số I. Mục tiêu: Củng cố tiếp về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong quy đồng mẫu số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau. III. Hoạt động dạy học - GV nêu nội dụng cần ôn luyện - HS trao đổi trong nhóm đôi về cách so sánh các phân số- Trình bày. GV bổ sung. - GV yêu cầu HS làm BT - VBTGK trang 42, 43 - BT nâng cao cho HSG: so sánh các phân số sau: a) ; và b) - HS làm bài. GV theo dõi giúp đỡ các đối tượng HS hoàn thành BT - Chấm, chữa bài. Thứ ba, ngày 1 tháng 4 năm 2008 Tiếng việt LTVC: ôn tập về dấu câu I. Mục tiêu: - Hệ thống hóa kiến thức đã học về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ; Giấy khổ to, bút dạ III. Hoạt động dạy học Hoạt động1: - GV tổ chức cho HS ôn lại: Trong những trường hợp nào thì ta sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than - HS trình bà, GV kết luận. Hoạt động 2: Luyện tập: GV tổ chức cho HS làm bài tập: Bài 1: GV treo bảng phụ chép sẵn mẫu chuyện Lí do (trang 49- Sách TV5/T2) (không điền dấu câu cối mỗi câu) - HS đọc mẫu chuyện, tìm dấu câu thích hợp cần điền vào cối mỗi câu. - Trình bày kết quả, lớp nhận xét, GV kết luận. Bài 2: (BT3- SGK TV5 trang 111) HS làm bài cá nhân. GV chấm và chữa bài Tổng kết: GV nhận xét tiết học. Hoạt động ngoài giờ Tìm hiểu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới I. Mục tiêu: - Giúp HS có một số hiểu biết về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới. - HS có tình cảm tốt đẹp đối với thiếu nhi các nước trên thế giới. - HS biết tham gia các tiết mục văn nghệ nói về phụ nữ - HS mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt tập thể. II. Chuẩn bị: GV và HS sưu tầm tranh ảnh, truyện, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới. III. Hoạt động dạy học: 1. GVphổ biến nội dung và mục đích, yêu cầu của buổi sinh hoạt 2. HS trưng bày tranh ảnh, tư liệu, truyện trong tổ 3. Đại diện tổ giới thiệu trước lớp. Cả lớp theo dõi. 4. HS phát biểu suy nghĩ của mình về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới. GV bổ sung, nhắc nhở HS về những việc nên và không nên làm để thắat chặt tình cảm của thiếu nhi các nước trên thế giới. 5. GV nhận xét buổi sinh hoạt. Thứ năm, ngày 3 tháng 4 năm 2008 Toán ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng, cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân III. Hoạt động dạy học 1. HS nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn, quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài; Nêu các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. 2. GV tổ chức cho HS làm bài tập: - GV yêu cầu HS TB, TB - K làm BT trong VBTgk trang 81, 82. - BT nâng cao cho HS K- G: Một can chứa dầu cân nặng 20 kg, trong đó khối lượng dầu chiếm 90% toàn bộ khối lượng can dầu đó, Sau khi người ta lấy ra một số lít dầu thì lượng dầu còn lại chiếm 87,5 % khối lượng can dầu lúc đó. Hỏi người ta lấy ra mấy lít dầu, biết rằng mỗi lít dầu cân nặng 0,8 kg? - HS làm bài. GV theo dõi giúp đỡ các đối tượng HS hoàn thành BT - Chấm, chữa bài. - Nhận xét tiết học Hoạt động ngoài giờ Tổ chức Rung chuông vàng theo khối (Có bộ đề soạn riêng) Thứ sáu, ngày 4 tháng 4 năm 2008 (Họp hội đồng)

File đính kèm:

  • docgiao an 5.doc
Giáo án liên quan