Mục Tiêu:
1. Kiến thức: - HS được củng cố các khái niệm về hình trụ
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ.
3. Thái độ: - Rèn thái độ tich cực, nhanh nhen, cẩn thận, tính thẫm mỹ của toán học
II. Chuẩn Bị:
- GV: SGK, thước thẳng, compa, êke
- HS: Chuẩn bị các bài tập về nhà.
2 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 9 - Tuần 32 - Tiết 59: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Tiết: 59
Ngày Soạn: 13/ 04 /2014
Ngày Dạy: 15 / 04 /2014
LUYỆN TẬP §1
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: - HS được củng cố các khái niệm về hình trụ
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ.
3. Thái độ: - Rèn thái độ tich cực, nhanh nhen, cẩn thận, tính thẫm mỹ của toán học
II. Chuẩn Bị:
- GV: SGK, thước thẳng, compa, êke
- HS: Chuẩn bị các bài tập về nhà.
III. Phương Pháp Dạy Học:
- Quan sát, Vấn đáp, nhóm.
IV. Tiến Trình Bài Dạy:
1. Ổn định lớp: (1’) 9A1
9A2 2. Kiểm tra bài cũ: - Xen vào lúc giải bài tập.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (8’)
GV yêu cầu hai HS cho biết công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ. Sau đó, hai HS lên bảng làm bài tập 10.
Hoạt động 2: (15’)
Khi ta bỏ tượng đá vào trong nước thì nước dâng lên 8,5 mm. Như vậy, thể tích nước chính là phần nào?
Phần thể tích nước này có dạng hình gì?
Hình trụ này có diện tích đáy là bao nhiêu? Chiều cao của nó là bao nhiêu?
Hãy tính thể tích trên.
GV yêu cầu HS tính nhanh. Nhóm nào tính nhanh nhất thì được thưởng.
HS nhắc lại công thức mà GV yêu cầu. Sau đó lên bảng làm bài 10.
Thể tích nước chính là phần nước dâng lên.
Có dạng hình trụ
Diện tích đáy của hình trụ là 12,8 cm2 và chiều cao là 8,5 cm = 0,85 mm.
HS tính diện tích trên theo nhóm nhỏ.
Bài 10:
a) cm2
b) mm2
Bài 11:
Thể tích của tượng đá chính là thể tích của phần nước dâng lên. Nó có dạng hình trụ với diện tích đáy là 12,8 cm2 và chiều cao là 8,5 cm = 0,85 mm.
Vậy, thể tích của tượng đá là:
V = S.h = 12,8.0,85 = 10,88 cm3
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 3: (15’)
Thể tích phần kim loại còn lại được tính như thế nào?
GV yêu cầu HS tính thể tích của tấm kim loại có dạng hình hộp chữ nhật và thể tích của 4 mũi khoan có dạng hình trụ.
Thể tích của phần kim loại còn lại chính là thể tích của tấm kim loại trừ đi thể tích của 4 mũi khoan bằng nhau có dạng hình trụ.
HS xác định kích thước của các hình rồi tính theo nhóm và báo kết quả tính đuwọc cho GV.
Bài 13:
Ta có: 8 mm = 0,8 cm
Thể tích của tấm kim loại là:
V1 = 2.5.5 = 50 cm3
Thể tích của 4 mũi khoan là:
V2 = 4..R2.h
V2 = 4.3,14.(0,4)2.2
V2 = 4,0192 cm3
Thể tích còn lại của tấm kim loại là:
V = V1 – V2
V = 50 – 4,0192
V = 45,9808 cm3
4. Củng Cố: (5’)
- GV cho HS nhắc lại các công thức tính:
+ Diện tích xung quanh của hình trụ
+ Diện tích toàn phần của hình trụ
+ Thể tích của hình trụ
5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò Về Nhà: (1’)
- Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 7, 14.
6. Rút Kinh Nghiệm Tiết Dạy:
File đính kèm:
- TUAN 32 T5920132014.doc