Mục tiêu:
a- Kiến thức:Hs hiểu được các định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm, hai hình đối xứng qua một điểm, hình có tâm đối xứng.
- Hs nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
b- Kĩ năng: Hs biết vẽ một điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một điểm.
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 8 - Tuần 7 - Tiết 14: Đối xứng tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết:14
Ngày dạy:
ĐỐI XỨNG TÂM
1- Mục tiêu:
a- Kiến thức:Hs hiểu được các định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm, hai hình đối xứng qua một điểm, hình có tâm đối xứng.
- Hs nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
b- Kĩ năng: Hs biết vẽ một điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một điểm.
c- Thái độ: Cẩn thận, tìm tòi nhận biết một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
2- Chuẩn bị:
Gv: Tước thẳng, compa, phấn màu.
Hs: Thườc thẳng, compa, giấy kẻ ô vuông.
3- Phương pháp:
Trực quan, gợi mở, phát vấn.
4- Tiến trình:
4.1 Ổn định: kiểm diện Hs.
4.2 Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu ĐN hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng.
- Hai hình H và H, khi nào đối xứng nhau qua 1 đường thẳng cho trước.
- Cho tam giác ABC và đường thẳng d. Vẽ hình đối xứng với tam giác ABC qua đường thẳng d.
- Định nghĩa đúng (3đ)
- Hai hình H và H , đối xứng qua đường thẳng (3đ)
- Vẽ hình đúng (3đ).
4.3 Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Ở tiết học trước, ta đã nghiên cứu về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng và đã biết hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng với nhau qua một trục thì bằng nhau.
Trong tiết học hôm nay ta nghiên cứu về hai điểm đối xứng qua 1 điểm.
HĐ1:
Vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước.
Gv cho Hs thực hiện ?1/93 và cho 1 Hs thực hành ở bảng
sau đó chốt lại vấn đề để xây dựng ĐN
PHĐ2: Hai hình đối xứng qua một điểm:
?2: Gv cho Hs thực hành trên bảng; cho điểm O và đoạn thẳng AB
- Vẽ điểm A, đối xứng điểm A qua O
- Vẽ diểm B, đối xứng điểm B qua O.
- Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB, vẽ C, đối xứng với C qua O
- Dùng thước kẻ để kiểm nghiệm rằng điểm C, thuộc đoạn thẳngA,B,
- Dùng thước kiểm tra 3 điểm A,, B,, C, thẳng hàng.
Ta nói: AB và A,B, đối xứng nhau qua điểm O
Gv treo bảng phụ có vẽ hình 77, 78/94/sgk.
Quan sát hình 78 cho biết hình H và H, có quan hệ gì? Nếu quay hình H một góc 1800 thì sao?
HĐ3: Hình có tâm đối xứng.
Gv vẽ hình lên bảng rồi cho Hs làm ?3/95/sgk.
Gv giới thiệu O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD và nêu tổng quát ĐN,ø ĐL trang 95 sgk
Cho Hs làm ?4: (Hs trả lời miệng).
1- Hai điểm đối xứng qua một điểm:
a- ĐN:
Hai điểm gọi là đối xứng qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
A đố xứng với A, qua điểm OO là trung điểm của đoạn thẳng AA,
b- Quy ước: Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O là điểm O.
2- Hai hình đối xứng qua một điểm:
ĐN:
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại.
* Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.
* Chú ý:
Nếu hai đoạn thẳng ( góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
3- Hình có tâm đối xứng:
a- ĐN:
Điểm O gọi là tâm đối xứngcủa hình H
nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H
b- ĐL:
Giao điểm hai đường chéo hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.
4.4 Củng cố và luyện tập
- Cho Hs hoạt động nhóm bài 51/96/sgk:
- Liên hệ thực tế hình có tâm đối xứng
- Giáo dục hướng nghiệp ngành kiến trúc,
mỹ thuật.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
Học thuộc ĐN, ĐL/ 93, 95/sgk
BTVN: 50, 52, 53.
5- Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 14.doc