Mục tiêu:
a- Kiến thức:Hoàn thiện và củng cố lí thuyết, Hs hiểu sâu hơn về ĐN, tính chất của hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết. Vận dụng tính chất của hình bình hành để suy ra các cạnh đối song song, 3 điểm thẳng hàng.
b- Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh, suy luận hợp lí.
c- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, óc quan sát, tư duy phân tích, tính độc lập, sáng tạo.
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 8 - Tuần 7 - Tiết 13: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết : 13
Ngảy dạy:
LUYỆN TẬP
1- Mục tiêu:
a- Kiến thức:Hoàn thiện và củng cố lí thuyết, Hs hiểu sâu hơn về ĐN, tính chất của hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết. Vận dụng tính chất của hình bình hành để suy ra các cạnh đối song song, 3 điểm thẳng hàng.
b- Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh, suy luận hợp lí.
c- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, óc quan sát, tư duy phân tích, tính độc lập, sáng tạo.
2-Chuẩn bị:
Gv: Thước thẳng, compa , bảng phụ.
Hs: thước thẳng, compa.
3- Phương pháp dạy học:
Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.
4- Tiến trình:
4.1 Ổn định: Kiểm diện Hs.
4.2 Sửa bài tập cũ:
Gv nêu câu hỏi kiểm tra:
- Phát biểu ĐN, tính chất hình bình hành.
- Bài 46/92/sgk:
Gv treo bảng phụ có đề bài cho học sinh đọc và trả lời đúng hay sai.
Sau mỗi câu trả lời Gv nhận xét hoàn chỉnh và cho điểm .
Gv cho một Hs khác lên bảng vẽ hình , ghi GT, KL và c/m Bài 44/92/sgk
ABCD hình bình hành.
EA = ED = AD
FB = FC = BC
BE = DF
Sau khi Hs c/m song cho Hs khác nhận xét bài giải của bạn.
Gv vẽ hình 72/93 lên bảng.
ABCDhình bình hành
AHBD; CKBD
b/ OH = OK
a/ AHCK hình bình hành
GT b/ A, O, C thẳng hàng
Quan sát hình, ta thấy tứ giác AHCK có đặc
điểm gì?
- Cần chỉ ra tiếp điều gì, để có thể khẳng định AHCK là hình bình hành.
Từ đó yêu cầu Hs làm câu a/
- Điểm O có vị trí như thế nào với đoạn thẳng KH?
- Mà KH và AC là đường gì của hình bình hành AHCK?
- Từ đó ta suy ra điều gì?
1- Sửa bài tập cũ:
Bài 46/92/sgk:
- Hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành ( Đúng).
- Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành ( Đúng).
- Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. ( sai).
- Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành. (Sai).
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành. (Đúng).
Bài 44/92/sgk:
c/m:
Do ABCD là hình bình hành
Nên: AD = BC
Mà: ED = AD và BF = BC
DE = BF
Xét tứ giác BEDF.
Có: DE // BF ( vì AD // BC).
và DE = BF (cmt).
Vậy: tứ giác BEDF là hình bình hành (tứ giác có hai cạnh đối song và bằng nhau).
BE = DF
Bài 47/92/sgk:
c/m:
Có: AH BD; CKBD (gt)
AH // CK
Xét hai tam giác vuông: !AHD và !CKB
Có: AD = BC (cạnh đối hình bình hành)
Vậy: !AHD = !CKD (cạnh huyển góc nhọn)
AH = CK
Xét tứ giác AHCK
Ta có: AH // CK (cmt)
AH = CK (cmt)
Vậy: Tứ giác AHCK là hình bình hành.
( Tứ giác có một cặp cạnh song song và bằng ).
b/ c/m:
Do: AHCK là hình bình hành, nên hai đường chéo AC và KH cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, mà O là trung điểm của KH , nên O cũng là trung điểm của AC . Dođó 3điểm A, O, C thẳng hàng.
4.3 Bài tập mới:
Hoạt dộng của Gv và Hs
Nội dung
Gv cho Hs đọc đề bài 48/93/sgk và yêu cầu Hs vẽ hình , ghi GT, KL.
Tứ giác ABCD
EA = EB; GC = GD
FB = FC ; HA = HD
EFGH là hình gì?
Có E, F là trung điểm hai cạnh nào ?
- EF là đường gì của !ABC ?
- Theo tính chất đường trung bình của tam giác ta có điều gì?
- Tương tự như vậy cho !ACD
Gv cho hai nhóm hoạt động và đại diện nhóm lên bảng trình bày cho cả lớp quan sát và nhân xét hoàn chỉnh bài.
Gv cho Hs đọc đề bài trong sgk/93 và cho các em vẽ hình ghi GT, KL.
ABCD hình bình hành
IC = ID ; KA = KB
GT AI cắt BD ở M
CK cắt BD ở N
a/ AI // CK
KL b/ MD = MN = NB
Gv gợi ý cho Hs c/m tứ giác AICK là hình bình hành để suy ra AI // CK.
Dựa vào tính chất đường trung bình trong hai tam giác: !DCN và !ABC để c/m: MB = MN = NB
Ngoài ra bài toán có thể c/ m bằng cách khác , theo tính chất đường trung tuyến trong tam giác: !ABC và !ACD.
Có DM = DO= BD (1)
( O là giao của AC và BD)
BN = OB = BD (2)
OM = OD
ON = OB
OM + ON = OD + OB = (OB + OD)
MN = BD (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra MB = MN = NB
Bài 48/93/sgk:
Xét !ABC có: EA = EB (gt)
FB = FC (gt)
EF là trung bình !ABC
EF //AC và EF = AC (1)
Xét !ACD có: HA = HD (gt)
GC = GD (gt)
GH là trung bình !ACD
GH //AC và GH = AC (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
EF // GH và EF = GH
Vậy: Tứ giác EFGH là hình bình hành
( Hai cạnh đối song song và bằng nhau)
Bài 49/93/sgk:
a/ c/m: AI // CK
Xét tứ giác AICK có:
KA = KB = AB (Ktrung điểm AB)
IC = ID = CD (I trung điểm CD)
Mà: AB = CD
AK = CI
Mà AB // CD ( cạnh đối hình bình hành)
Nên : AK // CI
Vậy tứ giác AICK là hình bình hành.
( Hai cạnh đối vừa song song vùa bằng nhau)
AI // CK
b/ c/m:MB = MN = NB.
Xét !DCN
Ta có: IC = ID (gt)
IM // NC (MIA; NKC)
MD = MN ( định lí đường trung bình trong!CDN) (1).
Xét !ABC
Ta có:KA = KB(gt)
KN //AM( AI// CK, M AI; NAK)
NB = NM (2).
Từ (1) và(2) suy ra; MD = MN = NB
4.4 Bài học kinh nghiệm:
- Để c/m hai đường thẳnhg song song, ta có thể c/m tứ giác là hình bình hành đểå suy ra các cạnh đối song song.
- Để c/m 3 điểm thẳng hàng, ta có thể c/m điểm đó thuộc đường chéo hình bình hành.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
-Xem lại các bài tập đã giải.
- Cần nắm vững và phân biệt được ĐN, tính chất, dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành.
- BTVN:83, 85,87 /sbt
5- Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 13.doc