Bài giảng môn Hình học 8 - Tiết 59: Hình lăng trụ đứng

- Mục tiêu:

 a- Kiến thức:

 - Hs biết được các yếu tố hình lăng trụ đứng, biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.

 - Liên hệ thực tế hình lăng trụ đứng: Tháp, đèn kéo quân.

 b- Kĩ năng:

 - Vẽ thành thạo hình lăng trụ đứng và nắm vững các yếu tố của hình lăng trụ đứng.

 c-Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi vẽ hình và ghi các yếu tố hình lăng trụ đứng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 8 - Tiết 59: Hình lăng trụ đứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ct:59 Ngày dạy:27/04/07 HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG 1- Mục tiêu: a- Kiến thức: - Hs biết được các yếu tố hình lăng trụ ïđứng, biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy. - Liên hệ thực tế hình lăng trụ đứng: Tháp, đèn kéo quân. b- Kĩ năng: - Vẽ thành thạo hình lăng trụ đứng và nắm vững các yếu tố của hình lăng trụ đứng. c-Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi vẽ hình và ghi các yếu tố hình lăng trụ đứng. 2- Chuẩn bị: Gv:Mô hình: Hình lăng trụ đứng tứ giác, tam giác, vài vật dụng về hình lăng trụ đứng, tranh vẽ hình: 93, 95/sgk, thước thẳng, hộp phấn. Hs:Mang các vật thể có hình dạng hình lăng trụ đứng, thước kẻ. 3- Phương pháp: Trực quan bằng mô hình, đàm thoại. 4- Tiến trình: 4.1 Ổn định: Kiểm diện Hs. 4.2 Kiểm tra bài cũ:Không. 4.3 Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung HĐ1: Hình lăng trụ đứng. Đặt vấn đề: ta đã học về hình hộp hình chữ nhật, hình lập phương, các hình có các dạng đặc biệt của hình lăng trụ đứng. Vậy thế nào là một hình lăng trụ đứng. Đó là nội dung bài học hôm nay. - Chiếc lòng đèn( đèn kéo quân) cho ta hình ảnh một hình lăng trụ đứng. Em hãy quan sát hình xem mặt đáy và các mặt bên là hình gì? - Gv hướng dẫn Hs vẽ hình lăng trụ đứng có chú thích. + Hãy nêu tên các đỉnh hình lăng trụ đứng này? + Hãy nêu tên các mặt bên hình lăng trụ đứng này? Và các mặt bên là hình gì? + Nêu tên các cạnh bên hình lăng trụ đứng? các cạnh bên này như thế nào với nhau? + Nêu tên các mặt đáy, và các mặt đáy này như thế nào với nhau? Các mặt bên là hình chữ nhật vuông góc với hai mặt đáy. Các cạnh bên vuông góc với hai mặt đáy. Dựa vào đa giác ở mặt đáy mà đọc tên hình lăng trụ đó: nếu mặt đáy là tứ giác ta dọc là lăng trụ tứ giác, nếu mặt đáy là tam gíc ta đọc là lăng trụ tam giác. ?1/106/sgk: - Các cạnh bên có vuông góc mặt đáy không? Tại sao AA1mp(ABCD) AA1 mp(A1B1C1D1). - Các mặt bên có vuông góc với hai mặt đáy hay không? C/m: mp(ABB1A1) mp(ABCD) và c/m: mp(ABB1A1) mp(A1B1C1D1). Gv giới thệu: Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành gọi là hình lăng trụ đứng, hình chữ nhật , hình vuông là dạng đặc biệt của hình bình hành, nên hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là hình gì? Liên hệ thực tế. I/ Hình lăng trụ đứng: 1/ Hình lăng trụ đứng là khối đa diện có hai mặt là hai đa giác bằng nhau nằm trên hai mp song song gọi là hai mặt đáy, các mặt còn lại là các mặt bên ( hình chữ nhật). bên. Cạnh bên Mặt đáy Mặt bên - Các đỉnh: A, B, C, D ,A1, B1,C1,D1. - Các mặt bên: ABB1A1, ADD1A1, .... - Hai mặt đáy: ABCD, A1B1C1D1. - Các cạnh bên: AA1, BB1, CC1, DD1. Lăng trụ có hai đáy là tứ giác gọi là lăng trụ tứ giác, kí hiệu: ABCD.A1B1C1D1 ?1/106/sgk: - Hai mp chứa hai đáy của hình lăng trụ đứng song song với nhau vì AB và BC là hai đường thẳng cắt nhau thuộc mp(ABCD), A1B1 và B1C1 là hai đường thẳng cắt nhau thuộc mp(A1B1C1D1) mà AB // A1B1, BC // B1C1 - Các cạnh bên vuông góc với hai mặt đáy. C/m: AA1AB AA1AD ABAD = AB, AD mp(ABCD) => AA1mp(ABCD) Tương tự: AA1 mp(A1B1C1D1). - Các mặt bên vuông góc với hai mặt đáy. C/m: Có: AA1mp(ABCD) Mà AA1 mp(ABB1A1) => mp(ABB1A1) mp(ABCD) Chứng minh tương tự: mp(ABB1A1) mp(A1B1C1D1). II/ VD: Hình lăng trụ tam giác. - Hai tam giác ABC và DEF là những tam giác bằng nhau( nằm trong hai mp song song). - Các mặt bên ADEB, BEFC, CFDA là các hình chữ nhật - Độ dài các cạnh bên là chiều cao. * Chú ý: - BEFC là hình chữ nhật, khi vẽ nó trên mp ta thường vẽ nó thành hình bình hành. - Các cạnh song song vẽ thành các đoạn thẳng song song. - Các cạnh vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc. 4.4 Củng cố và luyện tập: Bài 19/108/sgk: Quan sát các lăng trụ đứng rồi điền vào các ô thích hợp và ô trống. Gv treo đề bài lên bảng phụ có kẻ ô trước cho Hs điền vào. Hình a b c d Số cạnh của 1 đáy 3 Số mặt bên 4 Số đỉnh 12 Số cạnh bên 5 Bài 21/108/sgk Gv treo đề bài và hình vẽ lên bảng phụ Bài 19/108/sgk: Hình a b c d Số cạnh của 1 đáy 3 4 6 5 Số mặt bên 3 4 6 5 Số đỉnh 6 8 12 10 Số cạnh bên 3 4 6 5 Bài 21/108/sgk: a/ mp(ABC)//mp(A’B’C’) b/ mp(ABB’A’) mp(ABC) mp(ACC’A’)mp(ABC) c/ Sử dụng kí hiệu “//” và “”” để điền vào ô trống. 4.5 Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: - Chú ý mặt bên, mặt đáy hình lăng trụ. - BTVN: 22/109/sgk, 26, 27, 28/111/sbt. 5- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 59.doc
Giáo án liên quan