. Mục tiêu:
- Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
- Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
- Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
II. Chuẩn bị:
SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ hình 1 và 2 trang 64, hình 11 trang 67.
74 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Hình học 8 - Tiết 1: Bài 1: Tứ giác (tiết 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
{ Hoạt động 1: Luyện tập.
- Đưa bảng phụ có viết sẵn bài tập và gọi HS lên bảng vẽ hình. Sau đó gọi lần lượt nêu cách làm từng câu và gọi một HS lên bảng trình bày, HS còn lại trình bày vào tập.
- HS lên bảng vẽ hình. Sau đó lần lượt nêu cách làm từng câu và một HS lên bảng trình bày, HS còn lại trình bày vào tập.
Cho rABC có M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC.
a/ Tứ giác BMNC là hình gì?
Vì sao?
b/ Gọi I là trung điểm của MN. Đường thẳng AI cắt BC tại K. CMR: AMKN là hình bình hành.
c/ rABC cần thêm điều kiện gì thì hình bình hành AMKN trở thành hình thoi?
d/ Với điều kiện mới tìm được của rABC, vẽ KI AC tại K. Đường thẳng KI cắt đường thẳng MN tại E. CMR: rMAE vuông.
{ Hoạt động 2: Hướng dẫn về nhà.
- Ôn lại tất cả các kiến thức đã học và xem lại các bài tập đã làm để chuẩn bị kiểm tra HKI.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 18
Tiết 32: TRẢ BÀI KIỂM TRA HKI
Bài 4: (3,5 điểm)
A
D
B
C
M
E .
H
O
I .
a/ Chứng minh: ADME là hình chữ nhật (có 3 góc vuông)
b/ Ta có: AD = ME và AD // ME (cạnh đối hình chữ nhật)
Mà ME = EI (tính chất đối xứng)
=> AD = EI và AD // EI
Vậy: ADEI là hình bình hành. (2 cạnh đối song song và bằng nhau)
c/ Gọi O là giao điểm của AM và DE
=> O là trung điểm của AM và DE
=> HO =AM (tính chất trung tuyến thuộc cạnh huyền rAHM)
Mà AM = DE (đường chéo hình chữ nhật)
=> HO =DE
=> rDHE vuông tại H
=> DHÂE = 900
d/ Để hình chữ nhật ADME trở thành hình vuông thì đường chéo AM là phân giác góc DÂE.
=> M là giao điểm của tia phân giác BÂC với BC thì ADME là hình vuông.
1 điểm
1 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
Tuần 19
Tiết 33: §4. DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu:
Qua bài học này, học sinh cần nắm:
Nắm vững công thức tính diện tích hình thang (từ đó suy ra công thức tính diện tích hình bình hành ) từ công thức tính diện tích của hình tam giác.
Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học vào các bài tập cụ thể – Đặc biệt là kỹ năng sử dụng công thức tính diện tích tam giác để tự tìm kiếm công thức tính diện tích của hình bình hành.
Rèn luyện thao tác đặc biệt hóa của tư duy, tư duy logic
II. Chuẩn bị:
HS: Phiếu học tập cá nhân.
GV: Chuẩn bị bảng phụ đã vẽ hình vẽ của ví dụ (hình vẽ 138,139) và bài giải hoàn chỉnh của bài tập 26 SGK.
III. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
{ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Công thức tính diện tích hình thang.
- Tất cả HS làm bài trên phiếu học tập do GV chuẩn bị sẵn ( Xem hình vẽ và điền vào chổ còn trống)
- GV: Thu một số bài chấm, chiếu một số bài, kết luận vấn đề HS vừa tìm được. Ghi bảng công thức tính diện tích hình thang vừa tìm được)
- Học sinh làm bài trên Phiếu học tập:
SABCD = S + S
SADC = ..
SABC =..
Suy ra SABC =
Cho AB = a, và DC = b, AH = h
Kết luận:.....................
- HS: 3 HS đọc lại quy tắc tính diện tích của hình thang.
1. Công thức tính diện tích hình thang:
Hình vẽ:
Diện tích hình thang bằng nửa
tích của tổng hai đáy với chiều cao.
{ Hoạt động 2: Công thức tính diện tích hình bình hành.
- GV:
* Nếu xem hình bình hành là một hình thang đặc biệt, điều đặc biệt đó là gì?
* Dựa vào điều đó có thể suy ra công thức tính diện tích tính hình bình hành từ công thức tính hiện tích của hình thang không?
Ví dụ: Cho hình chữ nhật POQR có hai kích thước a, BLHS ( xem hình vẽ).
a/ Hãy vẽ một tam giác có một cạnh là cạnh của hình chữ nhật và diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật đó.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và chỉ ra cách vẽ.
- GV: Hãy vẽ một hình bình hành có một cạnh là cạnh của hình chữ nhật đó. Sau khi HS trả lời GV cho học sinh xem sách giáo khoa)
- HS:
+ Hình bình hành là hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau
+ Trong công thức tính hình thang.
S =
Nếu thay b = a ta có công thức:
Shình bình hành = a.b
- HS: Tương tự cho trường hợp cạnh kia của hình chữ nhật.
- HS suy nghĩ cách giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra, phân tích đề tìm cách vẽ. Trả lời câu hỏi. Sau đó xem SGK.
2. Công thức tính diện tích hình bình hành:
Diện tích hình bình bình hành
bằng tích một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó.
Ví dụ: Vẽ một hình bình hành có
một cạnh là hình chữ nhật và diện tích bằng một nữa diện tích hình chữ nhật đó?
Hai đỉnh kia của hình bình hành chạy trên đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối của hình chử nhật. Trường hợp kia xét tương tự cho cạnh kia của hình bình hành)
{ Hoạt động 3: Củng cố.
- GV: Cho học sinh làm bài tập 26 SGK để củng cố .
+ Chấm một số bài làm của học sinh.
+ Trình bày lời giải chính xác do GV chuẩn bị sẵn
- Bài tập 27 / SGK , HS chỉ suy nghĩ và trình bày bằng miệng.
- Bài tập 26 SGK, làm trên bảng phụ:
ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD = 23 (cm)
+ Suy ra chiều cao AD = 828:23 = 36 (cm)
+SABED = (23+31).36:2 = 972 (cm2)
- HS trả lời: Hai hình: Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEF có cùng diện tích vì có cùng diện tích vì có chung một cạnh, chiều cao của hình bình hành là chiều rộng của hình của hình chữ nhật.
Bài tập 26 / SGK
ABCD là hình chữ nhật
nên AB = CD = 23 (cm)
+ Suy ra chiều cao
AD = 828:23 = 36 (cm)
+SABED = (23+31).36:2 = 972 (cm2)
{ Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
- Học bài.
- BTVN: Bài 28 – 29 – 30 / SGK
* 29 dựa vào công thức phân tích tính diện tích hình thang.
* 30 Tương tự một bài toán về tam giác và hình chử nhật đã làm.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 19
Tiết 34: §5. DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. Mục tiêu:
Qua bài học này, học sinh cần:
Nắm vững công thức tính diện tích hình thoi ( từ công thức tính diện tích tính tứ giác có hai đường chéo vuông góc và từ công thức đã học vào các bài tập cụ thể – Đặc biệt là kỹ năng sử dụng công thức tính diện tích hình bình hành để tự tìm kiếm công thức tính diên tích hình thoi, từ công thức tính diện tích của hình tam giác, làm công cụ để suy ra công thức tính diện tích hình tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
Rèn luyện tho tác đặc biệt hóa của tư duy, tư duy logic, tư duy biện chứng. Trên cơ sở việc tìm ra công thức tính diện tích hình thoi, có thêm công thức tính diện tích hình chử nhật.
Học sinh được rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác qua việc vẽ hình thoi và những bài tập về vẽ hình.
II. Chuẩn bị:
HS: Phiếu học tập cá nhân.
GV: Chuẩn bị sẵn bài giải hoàn chỉnh bài tập 33/SGK trên trên một bảng phụ.
III. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
{ Hoạt động 1: Tìm kiếm kiến thức mới.
- GV: Cho học sinh làm trên phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị trước, xem hình vẽ ở bảng và điền vào phiếu học tập
- GV: Thu mộy số bài chấm và sửa sai nếu có, nêu kết quả chứng minh đúng.
- GV:
+ Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của bài toán vừa chứng minh được.
+ Tìm công thức tính diện tích của hình thoi?
+ Nhưng hình thoi còn là một hình, vậy em có suy nghĩ gì thêm về công thức tính diện tích hình thoi?
- GV: Cho học sinh xem ví dụ 33 SGK. Phần này được GV chuẩn bị sẵn trên trên một bảng phụ.
Phiếu học tập:
( Điền vào chổ trống)
SABCD = S+ S..
Mà: SABC= ...........
và SADC =..............
Suy ra SABCD = ..............
- HS: Trình bày nhận xét của mình:
+ Qua bài này, có thể tính được diện tích của tứ giác có có hai đường chéo vuông góc, dựa vào độ dài của hai đường chéo đó.
+ Diện tích hình thoi bằng nửa tích độ dài của một cạnh nhân với đường cao tương ứng
- HS xem ví dụ giáo viên trình bày. Trả lời những câu hỏi mà giáo viên đặt ra trong quá trình trình bày ví dụ có trong SGK:
HS: a/ Chứng minh tứ giác ENGM là hình thoi.
b/ Tính MN = ...........
Đường cao EG = ............
Suy ra điều phải chứng minh.
1. Diện tích của hình có hai đường chéo vuông góc:
Diện tích của hình có hai đường chéo vuông góc: d1.d2
2/ Diện tích hình thoi:
Shình thoi = d1.d2
{ Hoạt động 2: Vận dụng công thức vào bài tập.
- GV: Yêu cầu HS tính diện tích hình vuông có độ dài đường chéo d?
( Học sinh suy nghĩ rồi trả lời miệng)
- HS trả lời miệng:
Diện tích hình vuông có độ dài đường chéo dài d là:
SHV =
(hình vuông là tứ giác có hai đường chéo vuông góc)
{ Hoạt động 3: Vận dụng công thức để vẽ hình theo điều kiện cho trước.
- Cho hình thoi ABCD, HS hãy nêu cách vẽ một hình chử nhật có diện tích bằng diện tích hình thoi đó. Giải thích hình vẽ
- GV: Thu một số bài làm của HS, chấm, chiếu cho cả lớp xem, sửa sai. Cuối cùng trình bày bài giải hoàn chỉnh do GV đã chuẩn bị sẵn ( Xem phần ghi bảng)
- HS: làm bài tập trên phiếu học tập cá nhân.
- HS vẽ hình lên giấy nháp, suy nghĩ, trả lời:
+ Hai hình có cạnh có cùng độ dài, đường cao hình thoi bé hơn hình của nó.
+ Suy ra hình vuông có diện tích lớn hơn.
a/ Cách vẽ 1:
ABCD là hình chữ nhật vẽ được
b/ Cách vẽ 2:
ABCD là hình chữ nhật vẽ được
{ Hoạt động 4: Củng cố.
- Cho một hình thoi và một hình vuông có cùng chu vi, hình nào có diện tích lớn hơn? Vì sao?
{ Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
- Bài tập 35: Chú ý tam giác đều cạnh có độ dài bằng Asean thì đường cao h=?
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAO AN HINH HOC 8 HKI DAY DU CAC TIET THEO PHAN PHOI CHUONG TRINH VA TRINH BAY DEP.doc